Mổ tử thi cứu thai nhi không thành
Sáng 10.10, bác sĩ (BS) Đỗ Văn Hóa, Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa An Nhơn, kiêm nhân viên pháp y tỉnh Bình Định, đã mổ tử thi người mẹ nhằm cứu thai nhi hơn 8 tháng tuổi. Lúc ấy, BS Hóa đang nghỉ phép thì nhận được lệnh triệu tập pháp y của Công an TX.An Nhơn.
Hiện trường vụ tai nạn – Ảnh: Lê Minh
Thông tin ban đầu cho biết có một vụ tai nạn trên QL1A (P.Nhơn Hưng, TX.An Nhơn) làm cả một gia đình tử vong, trong đó có chị Bùi Thị Thu Hạnh (34 tuổi, đang mang thai hơn 8 tháng). Một số người dân và gia đình nạn nhân cho biết sờ trên bụng chị Hạnh thì phát hiện thai nhi đang cựa quậy nên họ yêu cầu các BS mổ để cứu thai nhi.
Video đang HOT
Theo BS Hóa, dụng cụ y tế mang theo để pháp y mổ xác nạn nhân đều không đủ như khi mổ bệnh nhân thông thường. Đối với trường hợp chị Hạnh, do thai phụ đã chết, gia đình lại yêu cầu nên BS pháp y tiến hành ca mổ tại hiện trường để khỏi mất thời gian, mọi nỗ lực chỉ tập trung cứu thai nhi trong bụng. BS Hóa kể: “Tôi xác định thai nhi trong bụng chị Hạnh rất khó có khả năng còn sống vì mẹ đã tử vong quá lâu. Nhưng gia đình yêu cầu và dù có 1% hy vọng cứu thai nhi thì chúng tôi cũng tiến hành mổ. Tôi yêu cầu mọi người kiếm cho tôi con dao lam để mổ bụng chị Hạnh cứu thai nhi”.
Khi vừa mổ bụng tử thi ra thì phát hiện thai nhi không nằm trong tử cung mà nằm ở thành bụng. Sau gần 15 phút nỗ lực hô hấp, cấp cứu, tim mạch thai nhi vẫn không có tiến triển nên các BS xác định là đã chết. BS Hóa cho biết: “Có thể do va đập quá mạnh nên tử cung mẹ đã bị vỡ, thai nhi văng ra ngoài. Khi mọi người sờ, nắn bụng chị Hạnh thì thai nhi dịch chuyển nên mọi người tưởng là còn sống. Chúng tôi đã nỗ lực hết mình nhưng bất thành”.
Vụ tai nạn xảy ra khi anh Nguyễn Văn Hậu điều khiển xe máy biển số 61H4-2425 chở vợ và con gái, khi đến địa phận P.Nhơn Hưng (TX.An Nhơn) thì va chạm với xe tải biển số 76C-019.38 do Nguyễn Khánh (38 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) điều khiển chạy theo chiều ngược lại. Hậu quả, anh Hậu và vợ là Bùi Thị Thu Hạnh (đang mang thai) cùng con gái Nguyễn Thị Mỹ Ngân (4 tuổi) chết tại chỗ.
Theo TNO
Sẽ cảnh báo ở nơi có amip ăn não người
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những bể bơi có nguồn nước chưa được xử lý, đối với những người phải làm việc, bơi ở những ao, hồ, suối cần hạn chế tối đa nước vào mũi và sau đó nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi" - TS. Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết.
Trước thông tin về loại amip ăn não người có khả năng gây tử vong cao khiến người dân lo lắng, PV đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Thanh Dương để làm rõ một số vấn đề liên quan đến loại amíp này.
Không lây từ người sang người
- Xin ông cho biết bản chất của amip ăn não người là gì? Nó có giống và khác gì với các loại amip thông thường đang lưu hành hay không?
Naegleria fowleri mà người dân hay gọi là "amip ăn não người" là một loại đơn bào sống tự dưỡng trong môi trường nước ngọt (hồ, sông, công trình chứa nước nhân tạo...) và trong đất, đặc biệt là những khu vực có nhiệt độ ấm.
TS. Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
Amip ăn não người giống với một số loại amíp thông thường khác là chúng cùng là loại đơn bào và có hình thái khá giống nhau nên khó phân biệt được bằng kính hiển vi thông thường. Một số loại amip khác cũng có thể gây bệnh ở người với nhiều mức độ khác nhau từ rất nhẹ không cần phải điều trị đến gây áp xe ở ruột, gan, phổi, não.
Khác với các loại amip thông thường khác, đơn bào Naegleria fowleri chủ yếu ký sinh ở não.
- Cơ chế xâm nhập và gây bệnh cho người của loại amip ăn não này thế nào? Bệnh có lây từ người sang người không hoặc có khả năng phát triển thành dịch không, thưa ông?
Đơn bào Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc mũi, theo dây thần kinh khứu giác và xâm nhập vào não. Ở não, chúng ăn các tế bào não và gây áp xe não.
Do hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên tỷ lệ tử vong khi bị áp xe não do Naegleria fowleri là rất cao (khoảng 99%).
Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào về việc lây truyền từ người sang người.
Hơn nữa, không phải ai nhiễm Naegleria fowleri cũng bị mắc bệnh. Theo kết quả giám sát của một số nước trên thế giới như tại Mỹ, nhiều hồ nước ngọt đã phát hiện có sự tồn tại của Naegleria fowleri tuy nhiên số trường hợp mắc ghi nhận là rất ít, trong 10 năm từ 2002-2011 nước Mỹ chỉ ghi nhận 32 trường hợp mắc.
Đặt biển cảnh báo ở khu vực phát hiện có amip
- Hiện nay, Việt Nam đã có nghiên cứu nào về tỷ lệ hoặc vùng lưu hành của loại amíp này chưa? Theo ông, về mặt dự phòng, chúng ta nên cảnh báo ở mức độ nào để người dân nắm được tình hình về bệnh mà vẫn không hoang mang, lo lắng?
Hiện nước ta chưa có nghiên cứu nào về loại đơn bào này.
Tuy nhiên, qua 2 trường hợp mới phát hiện ở nước ta, việc giám sát và tìm hiểu rõ hơn về sự lưu hành của Naegleria fowleri tại nước ta là cần thiết, Bộ Y tế cũng đã đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur xây dựng các đề tài nghiên cứu cũng như tăng cường giám sát đánh giá sự lưu hành của loại đơn bào này.
Với những đặc tính của đơn bào Naegleria fowleri mà các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện, không phải trường hợp nào nhiễm đơn bào này cũng bị mắc bệnh và số trường hợp mắc ghi nhận trên thế giới cũng rất ít.
Trong 10 năm 2002-2011, nước Mỹ chỉ ghi nhận 32 trường hợp mắc trong số hàng triệu người có thể đã tiếp xúc với mầm bệnh, do đó việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh là cần thiết, tuy nhiên người dân cũng không nên lo lắng.
Bộ Y tế sẽ cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình mắc đơn bào Naegleria fowleri trên thế giới và tại nước ta. Những khu vực phát hiện có đơn bào Naegleria fowleri, Bộ Y tế sẽ yêu cầu đặt biển cảnh báo để người dân biết và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Hiện nay, ngoài thông tin cho rằng người bệnh nhiễm amip do tiếp xúc với các nguồn nước ngọt tự nhiên có nguy cơ cao (hồ bơi không được khử khuẩn, ao hồ sông suối ấm nóng, ...) thì một luồng thông tin khác cho rằng amip này tồn tại trong không khí rồi xâm nhập cơ thể (như những nghi ngờ từ sau ca tử vong thứ 2, vì trường hợp này liệt nằm một chỗ tại nhà cả năm nay). Vậy ông có thể đưa ra thông tin cụ thể nào về điều này?
Đơn bào Naegleria fowleri có thể tìm thấy ở các nguồn nước ngọt bị ô nhiễm hoặc trong đất, tuy nhiên việc lây nhiễm vào cơ thể người mới được xác nhận là qua đường tiếp xúc với nước bị nhiễm bẩn, có thể do lúc bơi lội hoặc rửa mũi bằng nước bị nhiễm bẩn, không tiệt trùng.
Bộ Y tế cho biết hiện chưa có bằng chứng khoa học nào về việc lây truyền amíp ăn não từ người sang người. Bộ Y tế sẽ đặt biển cảnh báo ở những khu vực phát hiện có amíp ăn não để người dân biết và tránh
Các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đều không đề cập đến sự tồn tại của đơn bào Naegleria fowleri trong không khí cũng như chưa ghi nhận trường hợp nào bị mắc bệnh này do lây truyền qua đường không khí.
- Đến nay, Cục Y tế dự phòng có khuyến cáo mới nhất nào liên quan đến loại amip này?
Để phòng, chống nhiễm đơn bào Naegleria fowleri, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những bể bơi có nguồn nước chưa được xử lý, đối với những người phải làm việc, bơi ở những ao, hồ, suối cần hạn chế tối đa nước vào mũi và sau đó nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi.
Nếu dùng nước để rửa mũi, phải sử dụng nước đảm bảo tiệt trùng, tuyệt đối không dùng nước ao, hồ, sông, suối. Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Xin cảm ơn ông!
Theo 24h
Bộ Y tế ra công văn khẩn về amip ăn não Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh nhiễm amip ăn não người (Ảnh: VietNamNet) Hiện đã có 2 ca tử vong vì amip ăn não người. Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các địa phương đề nghị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh. Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ...