Mổ ruột thừa, bác sĩ phát hiện xương cá đâm thủng ruột non
Sau ca phẫu thuật ruột thừa, các bác sĩ ngạc nhiên khi phát hiện dị vật là một đoạn xương cá dài khoảng 2cm, hai đầu cắm sâu vào thành ruột, đâm thủng ruột non.
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa cấp cứu cho một người bị viêm ruột thừa và dị vật đường tiêu hóa. Đó là anh N.Đ.N. (50 tuổi, trú tại Yên Nghĩa, Hà Đông) nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, sốt nhẹ…
Tại bệnh viện, qua quá trình thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, phản ứng thành bụng và đau cư trú vùng hố chậu phải, chẩn đoán viêm ruột thừa cấp giờ thứ 10.
Nhận thấy đây là trường hợp khẩn cấp, nếu không phẫu thuật sớm, bệnh nhân sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Các bác sĩ chuyển người bệnh xuống phòng mổ, xử lý đoạn ruột thừa.
Sau khi cắt bỏ ruột thừa, bác sĩ tiếp tục phát hiện vùng ruột non của bệnh nhân có tình trạng viêm, đỏ, nề, có giả mạc bám xung quanh. Bệnh nhân tiếp tục được chỉ định mở rộng lỗ trocar, kiểm tra đoạn ruột non phát hiện hình ảnh áp xe ruột non do dị vật.
Khi mở ruột non, các bác sĩ ngạc nhiên khi phát hiện dị vật là một đoạn xương cá dài khoảng 2cm, hai đầu cắm sâu vào thành ruột, đâm thủng ruột non. Ngay lập tức dị vật được xử lý, loại bỏ.
Bác sĩ đang kiểm tra lại sức khỏe của bệnh nhân sau khi phẫu thuật. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Thông tin về ca bệnh, BSCK I Phạm Quang Hưng, bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, đây là ca bệnh khá đặc biệt mà bệnh viện từng tiếp nhận. Bệnh nhân vừa bị viêm ruột thừa, vừa mắc dị vật tại ruột non, nên việc cấp cứu, điều trị gặp không ít những khó khăn.
Video đang HOT
Sau 5 ngày phẫu thuật bệnh nhân tỉnh táo và ổn định, vết mổ khô, liền. Dự kiến khoảng 7 ngày bệnh nhân sẽ được xuất viện.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Hưng cảnh báo người dân cần cẩn thận khi ăn những thực phẩm dễ bị mắc, vướng dị vật như: Hạt mãng cầu, hồng xiêm, tăm xỉa răng, xương cá, xương lợn… Khi ăn người dân cần nhai kĩ, tập trung, không nên cười nói, đùa nghịch trong lúc ăn để tránh mắc dị vật.
Ngoài ra, nếu không may mắc dị vật, xương, hạt, người dân cần tuyệt đối không tự chữa mẹo tại nhà hay cho tay vào móc dị vật, điều này dễ khiến dị vật mắc sâu thêm, gây tổn thương các cơ quan.
Người bệnh cần nhanh chóng được đưa tới bệnh viện, cơ sở y tế nơi gần nhất để xử lý, tránh chủ quan, gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau.
Theo vtc
Các bác sỹ Phần Lan công bố nghiên cứu điều trị viêm ruột thừa không cần phẫu thuật
Thông thường, khi một người bị viêm ruột thừa, các bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa vết viêm loét gây nhiễm trùng ổ bụng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được các bác sỹ Phần Lan công bố cho thấy có thể áp dụng biện pháp khác ngoài phẫu thuật.
Viêm ruột thừa thường được các bác sỹ chỉ định phẫu thuật (ảnh minh họa: PxHere)
Thuốc kháng sinh có thể cung cấp một lựa chọn khác cho bệnh nhân muốn bỏ qua phẫu thuật ruột thừa truyền thống.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Phần Lan vừa công bố báo cáo có tên "Kỷ nguyên mới của điều trị viêm ruột thừa" trong đó đưa ra phương pháp dùng kháng sinh để thay thế cho phẫu thuật.
Nghiên cứu này được tiến hành tại Bệnh viện Đại học Turku ở Phần Lan, và đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.
Ruột thừa là gì và tại sao cần cắt bỏ nó?
Cắt bỏ ruột thừa là một trong những loại phẫu thuật cấp cứu phổ biến nhất trên thế giới. Chỉ tính riêng tại Mỹ, mỗi năm có hơn 300 nghìn ca phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Chức năng thực tế của ruột thừa vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của cơ thể con người. Nó là một đoạn ruột ngắn nhỏ như ngón tay cái, một đầu được bịt kín còn đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Có một số ý kiến cho rằng ruột thừa đóng một vai trò trong sức khỏe đường ruột.
Tuy nhiên, ruột thừa rất dễ bị viêm và thủng làm tràn dịch viêm loét vào ổ bụng, dẫn đến làm hỏng các cơ quan khác. Chính vì vậy mà khi một người bị viêm ruột thừa, các bác sỹ thường chỉ định phẫu thuật khẩn cấp.
Viêm ruột thừa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 đến 30. Tại Mỹ, cứ 20 người thì có một người bị viêm ruột thừa và cần một phương pháp điều trị nào đó.
(ảnh minh họa: benh.edu.vn)
Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh sẽ có những triệu chứng dễ phát hiện. Ở trẻ em và người lớn, đó là những cơn đau mạnh xung quanh rốn hoặc ở phần dưới bên phải của bụng. Thường người bệnh có cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn mửa và sốt nhẹ. Viêm ruột thừa cũng gây khó thở.
Do phẫu thuật ruột thừa là một loại phẫu thuật đơn giản, nên các bác sỹ thường áp dụng phương pháp này để ngăn ngừa nhiễm trùng từ vết viêm loét.
Tìm một phương pháp thay thế con dao phẫu thuật
Trong những năm gần đây, chụp CT đã giúp các bác sỹ dễ dàng xem xét khu vực bị viêm nhiễm và dễ dàng chuẩn đoán liệu đoạn ruột thừa có thể bị vỡ không.
Một nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Turku (Phần Lan) đã dành hơn một năm để xem xét những cải tiến của công nghệ quét CT có giúp ích nhiều cho các bác sỹ trong việc điều trị tình trạng viêm ruột thừa hay không.
Sau khi loại trừ các trường hợp viêm ruột thừa nghiêm trọng nhất cần phẫu thuật khẩn cấp, các nhà nghiên cứu đã xem xét 500 người bệnh ở Phần Lan đã vào viện trong 5 năm qua để điều trị viêm ruột thừa. Một nửa trong số họ được điều trị bằng kháng sinh, nửa còn lại được phẫu thuật.
Trong số các bệnh nhân dùng kháng sinh, có 100 người đã phải phẫu thuật sau đó. Phần lớn các ca phẫu thuật này là do bị viêm nhiễm một lần nữa trong năm đầu điều trị. 7 trong số 100 người đó hết viêm và tránh được phẫu thuật. Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp điều trị kháng sinh có tỷ lệ thành công là 64%.
Một số bệnh nhân được phẫu thuật chia sẻ rằng họ có gặp biến chứng sau phẫu thuật. Một phần tư bệnh nhân đã bị biến chứng và nhiễm trùng do phẫu thuật. Họ cũng có thời gian ốm nhiều hơn 11 ngày so với các bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh. (Cần lưu ý là các bệnh nhân ở Phần Lan được phẫu thuật theo cách truyền thông là rạch ngang bụng, thay vì các lựa chọn ít xâm lấn hơn như nội soi).
Nghiên cứu này cho thấy kháng sinh là một giải pháp tốt trong điều trị viêm ruột thừa, tuy nhiên một số chuyên gia y tế cho rằng đây không phải là phương pháp duy nhất.
Bà Giana Davidson, một bác sỹ phẫu thuật tại Đại học Washington nói rằng nghiên cứu của các bác sỹ ở Đại học Turku là "có ý nghĩa quan trọng, nhưng nó không phải là phương pháp toàn diện cho điều trị viêm ruột thừa".
Theo Interesting Engineering
Cứu thành công cụ bà bị u ruột non hiếm gặp Sau khi được phẫu thuật cắt khối u, nối 2 đoạn ruột thành công, sức khỏe của bệnh nhân lớn tuổi đã ổn định lại. Tin từ bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa phẫu thuật cắt thành công khối u ở ruột non cho một bệnh nhân lớn tuổi. Sau nhiều...