Mở rộng vùng nguyên liệu và diện tích cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ
Kiên Giang có diện tích đất sản xuất nông chiếm 17,7% diện tích đất nông nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó diện tích đất trồng lúa kế hoạch năm 2022 là 342.670 ha, chiếm 53,97% diện tích đất tự nhiên của tỉnh và diện tích sản xuất lúa hai vụ ổn định bình quân khoảng 282.000 ha, diện tích sản xuất vụ lúa – tôm khoảng 60.670 ha và sản lượng lúa toàn tỉnh bình quân hàng năm khoảng từ 4,3 – 4,4 triệu tấn/năm.
Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân ở xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Hợp tác phát triển vùng lúa chất lượng cao
Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, diện tích sản xuất theo cánh đồng lớn gắn với liên kết doanh nghiệp tăng hàng năm. Nếu như năm 2016 từ 12.860 ha tăng lên 30.672 ha năm 2020. Đến năm 2021, Kiên Giang với tổng diện tích gieo trồng lúa là 715.700 ha và đã xây dựng được 783 cánh đồng lớn với diện tích 74.968 ha; trong đó, số cánh đồng lớn gắn liên kết tiêu thụ là 651 cánh đồng với diện tích 53.478 ha.
Diện tích sản xuất lúa chất lượng cao ngày càng được gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, năm 2016 diện tích sản xuất lúa chất lượng cao chiếm khoảng 70% tổng diện tích gieo trồng thì đến năm 2021 đã tăng lên đến 93,85%.
Xây dựng được 310 cánh đồng lớn, diện tích 61.074 ha, sản lượng đạt khoảng 458.055 tấn; trong đó, có liên kết tiêu thụ 184 cánh đồng, diện tích 36.346 ha, sản lượng ước đạt 268.960 tấn; các cánh đồng, diện tích sản xuất còn lại đều được doanh nghiệp, thương lái hợp đồng thu mua nhưng chốt giá khoảng 10 ngày trước thu hoạch. Diện tích gieo trồng giống lúa chất lượng cao đạt 100% diện tích sản xuất ở vụ Mùa và đạt 98,15% diện tích gieo trồng ở vụ Đông Xuân.
Theo ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, qua thực hiện cánh đồng lớn đã giúp nông dân nâng cao nhận thức trong liên kết làm ăn, thay đổi tập quán canh tác, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập ….
Nông dân đồng loạt xuống giống, sản xuất từ 1 – 2 giống lúa chất lượng cao, tạo vùng nguyên liệu đủ lớn đáp ứng yêu cầu thị trường. Từ đó, tạo thuận lợi cho ngành nông nghiệp, các địa phương kêu gọi các công ty, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân, đảm bảo lợi ích thiết thực giữa các bên tham gia liên kết.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lê Hữu Toàn cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh và Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Công ty Trung An) vừa tổ chức ký kết hợp tác phát triển vùng nguyên liệu lúa 63.000 ha ở các huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành đạt chuẩn để xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
Theo đó, với mục tiêu hoàn thiện và mở rộng sản xuất lúa quy mô lớn gắn với cơ giới hóa đồng bộ; đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống sơ chế, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tận dụng tối đa phụ, phế phẩm trong sản xuất lúa gạo góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, tăng chất lượng cuộc sống, nâng cao vai trò của người tham gia sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng.
Video đang HOT
Đầu tư, liên kết sản xuất hạt giống lúa cấp xác nhận đạt chuẩn nhằm chủ động cung cấp cho vùng nguyên liệu, góp phần xã hội hóa công tác giống cây trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo. Phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa gạo; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn hiện đại và nông thôn văn minh.
Hai bên xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu với quy mô 63.000 ha gắn sản xuất với liên kết tiêu thụ sản phẩm dựa trên sự đồng thuận hợp tác của người nông dân, mà đại diện là các hợp tác xã, tổ hợp tác, kết hợp với thiết lập mã vùng trồng và xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Triển khai cung cấp đầy đủ các dịch vụ nông nghiệp đầu vào phù hợp với yêu cầu của các thị trường mục tiêu gắn với triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, an toàn, giảm chi phí trong sản xuất (như 1 phải – 5 giảm, tiến bộ kỹ thuật được công nhận …); sản xuất đạt một trong các tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ nhằm phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân, doanh nghiệp liên kết và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm của vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải carbon, khí nhà kính trong suốt quá trình sản xuất lúa của người nông dân thông qua việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tái sử dụng các phụ, phế phẩm trong sản xuất lúa gạo…
Từng bước nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lê Hữu Toàn, để từng bước nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, triển khai những nội dung trọng yếu để khơi thông điểm nghẽn trong liên kết tiêu thụ lúa gạo. Trước nhất là tích cực huy động và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế… đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Tỉnh đẩy nhanh thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Ủy ban nhân tỉnh; trong đó tập trung vào các đề án, dự án trọng điểm, như Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ chế biến và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025″ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2020-2030; Dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo Xanh” (Dự án GIC) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022-2024.
Về phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và phấn đấu xây dựng hơn 80.000 ha sản xuất theo mô hình tôm – lúa vùng U Minh Thượng, có ít nhất 50% diện tích đáp ứng sản xuất lúa hữu cơ được ký hợp đồng tiêu thụ và thúc đẩy tăng diện tích cánh đồng lớn gắn liên kết tiêu thụ trên các vùng sản xuất lúa còn lại của tỉnh. Tăng cường tư vấn và xây dựng mã số vùng trồng đối với cây lúa, ưu tiên vùng lúa sản xuất đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…
Năm 2022 – 2023, Kiên Giang thực hiện ký kết tiêu thụ 123.000 ha với các đơn vị gồm Công ty Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, Tập đoàn Tân Long… Thời gian tới, ngành nông nghiệp tập trung và mở rộng vùng nguyên liệu và diện tích cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ để khơi thông dòng chảy hạt gạo và nâng cao chuỗi sản xuất lúa gạo tỉnh Kiên Giang.
Trung Quốc đột nhiên tăng mua gạo từ Việt Nam
Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu gạo trong tháng 1/2022 đạt 321.000 tấn, trị giá 162 triệu USD. Hiện, Trung Quốc, Philippines và nhiều thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo cao nên thị trường xuất khẩu gạo ngay từ đầu năm đã khởi sắc.
Xuất khẩu gạo khởi sắc do nhu cầu từ Trung Quốc, Philippines, EU... tăng
Theo thông tin mới nhất từ Bộ NNPTNT, ước tính, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2022 đạt 321.000 tấn với trị giá 162 triệu USD.
Trước đó, năm 2021, sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn; khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt 6,24 triệu tấn với giá trị 3,29 tỷ USD, giảm 0,2% về khối lượng nhưng tăng 5,3% về trị giá so với năm 2020.
"Sản lượng lúa gạo hiện nay đáp ứng đầy đủ cho tiêu dùng trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu các tháng đầu năm 2022, bao gồm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022", đại diện Bộ NNPTNT cho biết.
Bà Đặng Thị Liên, Giám đốc Công ty Lương thực thực phẩm Long An nhận định, năm 2022 có nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt bởi nhu cầu của thế giới tăng. Bên cạnh đó, chất lượng gạo Việt Nam được người tiêu dùng trên nhiều nước ưa chuộng.
Đáng chú ý, ngoài các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, các nước châu Phi, Hàn Quốc..., xuất khẩu gạo sang EU dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 bởi hỗ trợ của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Đáng chú ý, hiện Trung Quốc đang có nhu cầu tăng nhập khẩu gạo do giá trong nước tăng mạnh và thời tiết bất lợi.
Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam trong thời gian tới, giá gạo xuất khẩu sẽ không giảm vì nhiều khách hàng đang có nhu cầu nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, gạo là một trong những nông sản chính Việt Nam xuất khẩu số lượng lớn sang Trung Quốc nhưng đây cũng là mặt hàng chịu sự cạnh tranh cao từ các quốc gia khác và từ chính sản phẩm của Trung Quốc.
Ngoài ra, gạo Việt cũng phải chịu sự cạnh tranh với sản phẩm của Campuchia. Trong năm 2021, Trung Quốc tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia với 309.709 tấn, chiếm 50,19% tổng khối lượng gạo xuất khẩu cả nước.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, lượng xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2022 vẫn đảm bảo trên 6 triệu tấn, ước tính sẽ ở mức 6,3 triệu tấn.
Đảm bảo kế hoạch gieo cấy phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gạo
Bộ NNPTNT cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 4/2/2022, diện tích lúa đã thu hoạch đạt 391.800ha, bằng 104,9% cùng kỳ năm trước.
Sản lượng trên diện tích thu hoạch đạt 2,08 triệu tấn, bằng 106% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất bình quân đạt 53,2 tạ/ha, bằng 101% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến ngày 02/02/2022, cả nước đã gieo cấy được 1.926,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 104,2% so cùng kỳ năm trước.
Diện tích lúa đã thu hoạch đạt 391.800 ha, bằng 104,9% cùng kỳ; sản lượng ước trên diện tích thu hoạch đạt 2,08 triệu tấn, bằng 106% so với cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 53,2 tạ/ha, bằng 101% cùng kỳ.
Để đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy, Bộ đã chủ trì, phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam và các địa phương điều tiết các hồ chứa thủy điện thượng nguồn cung cấp nước cho hạ du 2 đợt.
Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục lấy nước từ nguồn đã tích trữ trong hệ thống kênh mương, ao, hồ, vùng trũng, trạm bơm dã chiến...
.Dự kiến, đến thời điểm gieo cấy tập trung, hầu hết các địa phương sẽ hoàn thành kế hoạch lấy nước, trừ Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục có nhu cầu lấy nước đợt 03.
"Chê" khu tái định cư, hơn 40 hộ dân rủ nhau quay về chốn cũ Từng được bố trí đất và nhà tại khu tái định cư, thế nhưng hơn 40 hộ dân lại quay trở về chỗ ở cũ để sinh sống, chấp nhận cuộc sống không điện, nước sạch, trường học... chỉ để có đất sản xuất. Bỏ nơi ở mới vì không đủ đất sản xuất Đầu tháng 12, gia đình chị HDung tất bật...