Mở rộng thị phần dệt may trong nước
Với dân số hơn 97 triệu người và GDP bình quân đầu người đạt hơn 3.500 USD, thị trường trong nước được coi là mảnh đất “màu mỡ” để các doanh nghiệp (DN) dệt may đẩy mạnh phát triển, gia tăng thị phần.
Tuy nhiên, để có thể chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là tăng sức cạnh tranh với các đối thủ có thương hiệu đến từ nước ngoài, đòi hỏi các DN phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (NTD).
Khách hàng lựa chọn sản phẩm tại Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Tổng công ty May 10.
Là một trong những DN đi đầu trong việc đẩy mạnh sản xuất, bán hàng may mặc trong nước, đến nay, Tổng công ty May 10 đã có hơn 120 điểm bán hàng trên toàn quốc, doanh thu đạt hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. May 10 cũng đã nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm thời trang cao cấp, đa phong cách, phù hợp mọi lứa tuổi như: Eternity GrusZ, May 10 series, dòng sản phẩm Eco (gồm các chất liệu tơ tằm, vải sợi tự nhiên không gây hại cho môi trường và người sử dụng), áo dài cách tân,… đã thu hút và được đông đảo NTD đón nhận. Tương tự, Tổng công ty ức Giang đã nghiên cứu và cho ra đời các thương hiệu mới với các thiết kế đặc trưng như S.Pearl, Hera DG, VNU, Paul Downer, Dugarco Collection,… với mẫu mã đa dạng, phong phú về chủng loại cùng nhiều mức giá nhằm đáp ứng nhu cầu NTD. Trong thời gian tới, Tổng công ty ức Giang sẽ tiếp tục phát triển thiết kế theo định hướng sản xuất hàng ODM (thiết kế – sản xuất – bán thành phẩm), nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Video đang HOT
ề cập tới xu hướng phát triển hàng thời trang hiện nay, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10, Thân ức Việt cho biết, nhu cầu thẩm mỹ của NTD khi sử dụng sản phẩm thời trang ngày càng tinh tế, chính vì vậy, các thương hiệu thời trang cần bắt kịp với thị hiếu NTD tại các vùng miền trên cả nước. Việc phát triển một số trung tâm thời trang May 10 tại các thành phố lớn là mục tiêu mà May 10 hướng tới và sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình kinh doanh này trong tương lai. Ngoài ra, May 10 cũng đã triển khai xây dựng trang thương mại điện tử may10.vn để đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu của NTD. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới phân phối, để tăng doanh thu trong nước, May 10 đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu May 10 như Ngày bán hàng Black Friday, tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm, chú trọng phát triển chuỗi cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm May 10 trên toàn quốc, phát triển dòng sản phẩm mới như chăn ga gối, các sản phẩm thời trang ngày càng đa dạng mẫu mã và được NTD đón nhận.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị (HQT) kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần M2 Việt Nam, Nguyễn Hải ường, muốn gia tăng thị phần bán lẻ đòi hỏi DN phải có sự đầu tư, hướng đi bài bản, hợp lý. ặc biệt, trước tác động của dịch Covid-19 khiến DN gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng đây cũng là dịp để DN khẳng định bản lĩnh, hướng đi của mình. Với phương thức kinh doanh độc đáo, bảo đảm chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân nên xuất phát điểm từ chỗ cửa hàng chưa đầy 20 m2, cung cấp sản phẩm của một vài DN, đến nay, M2 đã có được thị phần khách hàng cho riêng mình. M2 cũng đã xây dựng được hơn 20 trung tâm thời trang dệt may xuất khẩu, với sự tham gia của hơn 200 nhà cung cấp uy tín. Chung quan điểm, Chủ tịch HQT Công ty cổ phần ầu tư và thương mại TNG Nguyễn Văn Thời cho biết, để phát triển thị trường bán lẻ đòi hỏi DN phải đầu tư rất nhiều công sức từ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, đầu tư sản xuất cho tới thuê mặt bằng, xây dựng chính sách, chiến lược bán hàng,… Nếu làm tốt các công đoạn này, lúc đó mới có thể gia tăng thị phần và đáp ứng tốt nhu cầu của NTD.
Cần cơ chế hỗ trợ
Với dân số hơn 97 triệu người, và GDP bình quân đầu người vào năm 2020 đạt hơn 3.500 USD/người cho thấy thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là thị trường rất tiềm năng, có nhiều dư địa phát triển. Giả định một người dân tiêu trung bình 50 USD/năm cho quần áo thì quy mô thị trường dệt may khoảng 4 đến 5 tỷ USD. Với quy mô này, chắc chắn thị trường dệt may rất hấp dẫn đối với các DN may mặc trong nước. Tuy nhiên, hiện thị phần của các DN trong nước lại chiếm một phần rất nhỏ, trong khi miếng bánh “màu mỡ” đang dần bị thâu tóm bởi các DN đến từ nước ngoài. ề cập đến vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, các thương hiệu thời trang của các công ty lớn trong nước đã có những chiến lược kinh doanh cụ thể để khai thác thị trường trong nước đầy tiềm năng. ơn cử như May 10, Việt Tiến, ức Giang, Nhà Bè, Hòa Thọ, Hanosimex, Tổng công ty 28, TNG,… đã đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, được NTD đón nhận với doanh thu trong nước của mỗi DN lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, may Việt Tiến đạt 994,8 tỷ đồng, may Nhà Bè 577 tỷ đồng, ức Giang 327 tỷ đồng,… Hay như Trung tâm bán lẻ thời trang của Vinatex, dù mới đi vào hoạt động, cũng đạt doanh thu hơn 100 tỷ đồng trong năm 2020. Thời gian tới, Tập đoàn có định hướng mở rộng thêm cửa hàng Trung tâm bán lẻ thời trang Vinatex sang các tỉnh, thành phố khác như TP Hồ Chí Minh, à Nẵng, dần khẳng định là một trong những địa chỉ tin cậy hàng đầu để NTD tìm đến với các sản phẩm sản xuất trong nước. Vinatex cũng có chủ trương khuyến khích các DN trong hệ thống của tập đoàn tập trung phát triển thị trường trong nước, định hướng phát triển mạnh những thương hiệu cũ vốn đã có lợi thế trong tâm thức NTD Việt, song song với đó là đầu tư vào các khâu thiết kế, ma-két-tinh để phát triển những thương hiệu mới cho phù hợp xu hướng tiêu dùng chung hiện nay, đẩy mạnh các kênh phân phối rộng khắp và đầu tư thêm về cơ sở thông tin cho kênh thương mại điện tử.
Theo lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), DN muốn phát triển thị trường trong nước phải có sự hỗ trợ về mặt bằng. Bởi khâu này chiếm chi phí rất cao, đã làm đội giá sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may ngay ở thị trường trong nước. Bên cạnh đó, DN phải chủ động được nguồn nguyên phụ liệu; đầu tư, đào tạo đội ngũ thiết kế, nhân viên bán hàng ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, sẵn sàng giải quyết những khúc mắc của khách hàng. Các cơ quan liên quan cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng nhập lậu, buôn bán hàng nhái, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc nhằm bảo vệ, hỗ trợ DN làm ăn chân chính. Ngoài ra, cần khuyến khích các DN mới xây dựng thương hiệu tham gia giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ thông qua giảm giá thuê mặt bằng để giới thiệu những thương hiệu mới của Việt Nam và giúp NTD nhận diện hàng trong nước. Có như vậy, mới tạo điều kiện để các DN trong nước yên tâm đầu tư, phát triển, chiếm lĩnh thị trường.
Cần nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 3-2-2021 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, ngày 4-3, Sở Công Thương Hà Nội thành lập đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp ô tô 1-5 (huyện Đông Anh).
Năm 2020, doanh thu của Công ty cổ phần cơ khí xây lắp thương mại Minh Cường giảm 30% so với năm 2019.
Ghi nhận tại buổi kiểm tra, 13/13 nhà máy tại cụm công nghiệp đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, có những nhà máy hoạt động cầm chừng, công suất chỉ đạt khoảng 50% đến 80% so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc.
Tại Công ty cổ phần Cơ khí xây lắp thương mại Minh Cường, tình hình dịch Covid-19 diễn ra khiến đơn vị gặp nhiều khó khăn về nhân sự khi quay trở lại sản xuất sau Tết. Ông Dương Minh Cường, Tổng Giám đốc điều hành Công ty cho biết, năm 2020, doanh thu của công ty giảm 30% so với năm 2019. Đến ngày 31-12-2020, tổng cán bộ, công nhân viên của công ty là 620 người, nhưng sau dịch từ ngày 17-2-2021 đến nay, lượng công nhân viên chỉ duy trì trong khoảng 550 người.
Trong khi đó, theo bà Vương Thị Thu Luyến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất Thuận Phúc, tác động của dịch Covid-19 đã khiến doanh thu năm 2020 giảm 5% so với năm 2019, số cán bộ, công nhân viên cũng bị giảm 25%. Từ cuối năm 2020, chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng mạnh đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tình hình dịch bệnh khiến Công ty TNHH May mặc An Thắng chưa thể vận hành 100% công suất hoạt động.
Tương tự, ông Lê Thanh Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường chia sẻ, Trí Cường cũng như các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp chủ yếu tham gia sản xuất cho các công ty trong chuỗi cung ứng. Hiện nay, mặc dù sản xuất có tốt lên, nhưng những rủi ro từ dịch bệnh khiến hoạt động sản xuất thiếu tính ổn định, chi phí logistics, nguyên vật liệu... đều tăng. Doanh nghiệp đang phải cố gắng duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động chứ chưa tính đến bài toán hiệu quả.
"Tại các khu công nghiệp, đòi hỏi để doanh nghiệp tiếp cận được mặt bằng sản xuất là phải đầu tư tối thiểu từ 10.000m 2 , trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần mặt bằng từ 3.000 đến 5.000m2 là đã có thể sản xuất và khả năng đầu tư của doanh nghiệp cũng chỉ ở ngưỡng như vậy. Mặt khác, giá đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ lâu nay vẫn cao hơn các tỉnh lân cận khá nhiều, khoảng hơn 2 triệu đồng/m 2 . Các doanh nghiệp phải thanh toán toàn bộ 1 lần, điều đó đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước để có được mặt bằng ổn định sản xuất", ông Lê Thanh Thủy phân tích.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong Nhà nước tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ như: Giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh; hỗ trợ về vốn, thuế, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội... cho các doanh nghiệp đến hết năm 2021.
Thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, ông Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết, mặc dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, song dịch bệnh đã khiến tình hình sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn huyện có sự suy giảm. Cường độ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 60% đến 80%, một số doanh nghiệp rơi vào khó khăn có thể phải dừng hẳn hoạt động.
Vấn đề giá nguyên liệu đầu vào, lao động, lãi suất... là những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt. Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa chủ động nắm bắt thông tin để được hưởng lợi từ chính sách này. Do đó, việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất đang được huyện Đông Anh tích cực triển khai thực hiện.
Trước các ý kiến kiến nghị của doanh nghiệp, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sẽ tổng hợp các vướng mắc và báo cáo UBND thành phố, từ đó tìm cách tháo gỡ cho doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kép, vừa phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội.
VSD: Nâng tầm vị thế, hỗ trợ thị trường Theo quy định của Luật chứng khoán mới, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) sẽ hoạt động theo mô hình Tổng Công ty với tên gọi mới là Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. Đây sẽ là dấu ấn trong chặng đường phát triển của VSD góp phần vào việc đưa thị trường chứng...