Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Đâu là phương án khả thi nhất?
Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với hướng Bắc là chủ đạo và hướng Nam là quan trọng thứ hai, nhằm kết nối giao thông về nhiều phía (Nam, Bắc, Đông, Tây) thuận lợi cho hành khách ở TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận vùng Nam bộ và Nam Trung bộ.
Hai giai đoạn mở rộng Tân Sơn Nhất
Phương án mở rộng tăng năng suất sân bay Tân Sơn Nhất lên mức 60 triệu HK/năm có hai phân kỳ như sau:
Giai đoạn 2018 – 2020
Tiến hành xây dựng nhà ga T3 có diện tích sàn 60.000 m2 với năng suất thiết kế 10 triệu HK/năm tại phía Tây Nam để đáp ứng nhu cầu trước mắt trong vài năm tới, đưa tổng diện tích các nhà ga T1, T2 và T3 lên 208.000 m2 vối tổng năng suất thiết kế 38 triệu khách/năm. Cải tiến năng lực điều hành không lưu và xây dựng thêm đường lăn song song và đường lăn thoát nhanh để tăng tần suất cất hạ cánh nhằm tăng năng suất của sân bay. Thực hiện các dự án giao thông đã được phê duyệt theo Quyết định số 3193/QĐ-BGTVT ngày 7.9.2015. Bên cạnh đó, cần sớm tiến hành xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa (song hành đường Cộng Hòa) để góp phần giải tỏa áp lực kẹt xe khu vực phía Nam sân bay Tân Sơn Nhất. Quy hoạch và xây dựng đường vành đai xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất.
Bản vẽ mặt bằng quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất – Phương án TP.HCM – Giai đoạn 1.
Giai đoạn 2020 – 2022
Xây dựng nhà ga hành khách T4 có diện tích sàn 200.000 – 210.000 m2 với năng suất thiết kế 20 triệu khách/năm ở phía Bắc cùng đường lăn, bãi đỗ tương ứng. Cải tạo các nhà ga hành khách T1, T2 và T3 với tổng diện tích sàn ở 208.000 m2 ở phía Nam để điều hòa phân bố 50% tổng năng suất 60 triệu khách/năm cho mỗi phía tương ứng với tổng diện tích sàn 418.000 m2 của các nhà ga. Phân bố lịch bay đều hơn trong ngày và trong năm đồng thời với việc tăng tần suất tối đa giờ cao điểm để tăng dần tổng số chuyến cất hạ cánh lên 400.000 chuyến/năm. Mở rộng đường Thống Nhất 30 m và làm tuyến đường trên cao 4 làn xe để nâng cao năng lực kết nối giao thông ở phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất.
Bản vẽ mặt bằng quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất – Phương án TP.HCM – Giai đoạn 2.
Phương án TP.HCM được thực hiện cả ở phía Nam và phía Bắc của hai đường cất hạ cánh hiện hữu. Giao thông kêt nối bên ngoài với cảng hàng không được mở thêm ở phía Bắc, tiếp cận với nhà ga hành khách mới, theo hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc của sân bay qua đường Tân Sơn và đường Quang Trung.
Hành khách từ các tỉnh Miền Đông, Miền Tây có thể vào ra sân bay phía đường Quang Trung hay phía đường Trường Chinh bắc qua phía đường Tân Sơn.
Phương án TP.HCM mở cửa sân bay thêm ở mặt Bắc ở giai đoạn 2, giúp gia tăng hiệu quả kết nối đô thị hơn, giúp giảm kẹt xe ở cung đường Cộng Hòa – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu, giúp phát triển vùng vành đai sân bay, bổ sung kết nối dễ dàng với các tỉnh thành trong Vùng Đô thị qua Quốc Lộ 1A và đường cao tốc tương lai. Chi phí cải tạo và mở rộng giao thông kết nối ít tốn kém hơn nhiều so với phương án ADPi chỉ mở thêm lối vào ra sân bay ở phía Tây Nam.
Việc xây dựng các nhà ga hành khách nằm hai bên của 2 đường cất hạ cánh cần kết nối với nhau bằng đường bộ sát hàng rào sân bay hay đường hầm phía dưới các đường cất hạ cánh và đường lăn. Việc kết nối này có thể tham khảo kinh nghiệm của nhiều sân bay trên thể giới.
Phương án TP.HCM có quy hoạch mặt bằng tương tự với Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất do Viện Nghiên cứu Quy hoạch Xây dựng và Kiến trúc Đô thị – TP.HCM lập năm 1994 mà được Thủ tướng Chính phủ duyệt ngày 27.2.1995. Quy hoạch này có đầy đủ các giải pháp giao thông xung quanh sân bay và giải pháp về cấp thoát nước.
Video đang HOT
Bản vẽ Quy hoạch tổng thể TSN đến năm 2015 được TTgCP phê duyệt năm 1995.
So sánh về hiệu quả đầu tư phương án mở rộng của ADPi và TP.HCM
Tính đến năm 2025, cả hai phương án mở rộng của ADPi và TP.HCM đều cần phải sử dụng đất cả phía Nam và Bắc của sân bay. Phương án ADPi sẽ mở rộng nhiều hơn ở phía Nam trong khi phương án thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở nhiều hơn ở phía Bắc. Vì thiếu dữ liệu chi tiết nên tổng chi phí đền bù giải tỏa trong phạm vi sân bay của các phương án được giả định là tương tự như nhau. Ngoài ra, các hạng mục đã được duyệt trước đây trong quy hoạch TP.HCM sẽ không được đưa vào tính toán chi phí mở rộng sân bay.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai phương án là kết nối giao thông của sân bay với trung tâm TP.HCM (Phương án ADPi) và Quốc lộ 1A (Phương án TP.HCM).
Khu vực phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ mở rộng. Ảnh: Tự Trung/Tuổi Trẻ
Theo phương TP.HCM, kể từ 2022 khi có nhà ga T4 và tổng năng suất 60 triệu khách/năm được phân bổ 50% cho mỗi phía tương ứng thì năng suất ổn định lâu dài của các nhà ga hành khách ở phía Nam sân bay Tân Sơn Nhất là 30 triệu khách/năm.
Chỉ trong thời gian chuyển tiếp giữa hai giai đoạn, lưu lượng hành khách có thể cao hơn năm 2017 khoảng 15% nên việc thực hiện quy hoạch hiện nay của TP.HCM và thực hiện xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa sẽ đủ đáp ứng yêu cầu vận chuyển này.
Phương án của ADPi nâng năng suất lâu dài phía Nam CHKQT Tân Sơn Nhất lên 50 triệu HK/năm, và phải xây dựng một đường trên cao nối với Trung tâm TP.HCM. Chi phí này phát sinh thêm khoảng 12.000 tỷ đồng, chưa kể về mặt kỹ thuật là không khả thi vì bên dưới đường Nguyễn Văn Trỗi là hệ thống cống hộp thoát nước. Trong khi đó, phương án TP.HCM sẽ xây dựng một đường trên cao nối nhà ga phía Bắc đến Quốc lộ 1A theo đường Thống nhất. Chi phí này phát sinh thêm khoảng 7.000 tỷ đồng. Tổng chi phí kết nối giao thông phát sinh thêm khi mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất của ADPi và TP.HCM lần lượt là 20.410 tỷ và 12.305 tỷ đồng, ứng với lần lượt 895 triệu và 540 triệu USD.
Tổng chi phí phát sinh thêm của phương án của TP.HCM là 1,74 tỷ USD, thấp hơn nửa tỷ USD so với phương án ADPi nhưng lại tăng năng suất CHKQT Tân Sơn nhất lên mức 60 triệu HK/năm, cao hơn 12% so với phương án của ADPi. Xét về hiệu quả đầu tư thì phương án TP.HCM là 54 USD/hành khách, bằng gần một nửa so với phương án của ADPi.
***
Tóm lại, xét về tất cả các khía cạnh như đáp ứng nhu cầu, khả năng kỹ thuật, quy hoạch đô thị, kết nối giao thông, kinh tế, hiệu quả đầu tư… thì phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất của TP.HCM đều vượt trội đáng kể so với phương án của ADPi.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống
Theo nguoidothi.net.vn
Sasco lãi 1 tỷ/ngày, ông chủ "2 lần xin đầu tư nhà ga Tân Sơn Nhất" đón tin vui
Mỗi ngày công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn, mang về 1 khoản lợi nhuận ròng lên tới 1 tỷ đồng. Sắp tới đây, vị đại gia "giàu có" này sẽ có thêm trăm tỷ tiền mặt từ việc chia cổ tức. Không chỉ nổi danh với hàng hiệu, Johnathan Hạnh Nguyễn còn là người đã có tới 2 lần xin đầu tư nhà ga T3, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong vòng 1 năm.
Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) mới đây công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, trong đó có tờ trình xin ý kiến về việc chia cổ tức trong năm nay.
Tài sản "khủng" của gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ tăng thêm trăm tỷ tiền mặt
Theo đó, Sasco dự kiến sẽ dành 305,67 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, tương đương 2.290 đồng/cổ phiếu. Trong đó, tạm ứng 106,78 tỷ đồng chia cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 800 đồng/cổ phiếu, dự kiến thực hiện chi trả trong quý III.2019 (tương đương 1 cổ phiếu nhận 800 đồng).
Tờ trình này cũng cho biết công ty dự kiến sẽ dành thêm 199 tỷ đồng để chia cổ tức đợt hai với tỷ lệ 14,9% cho cổ đông. Sau đợt chia cổ tức và trích lập các quỹ phúc lợi, khen thưởng... phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty sẽ còn lại chưa đến 1 tỷ đồng.
Phần lợi nhuận sau thuế còn lại chia cổ tức năm 2017 là hơn 2,7 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế năm 2018 hơn 341 tỷ đồng.
Tại Sasco, cổ phần chủ yếu nằm trong tay 2 nhóm cổ đông lớn: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nắm 49,07% và nhóm liên quan tới gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT công ty là hơn 45,3%.
Như vậy, chỉ cần 2 nhóm cổ đông lớn biểu quyết thông qua thì kế hoạch chia cổ tức của Sasco sẽ được thực hiện.
Thông qua, 3 Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương, Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Âu Châu, Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh, gia đình ông Hạnh có 60,4 triệu cổ phiếu SAS. Theo phương án nói trên, gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nhà chồng Ngọc nữ Tăng Thanh Hà sẽ nhận về tổng cộng 138,4 tỷ đồng tiền mặt trong đợt chia cổ tức đợt này.
Trong khi đó, với hơn 49% vốn nắm giữ tại Sasco, ACV sẽ nhận về khoảng 150 tỷ đồng tiền mặt.
Thực tế, Sasco là một trong những doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức bằng tiền mặt nhất thị trường. Từ khi sở hữu phần lớn vốn tại đây, nhóm cổ đông gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã nhận được hàng trăm tỷ đồng tiền cổ tức.
Hồi tháng 10.2018, Sasco cũng tiến hành chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 8%/cổ phiếu, và gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng được hưởng gần 50 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức này.
Sasco thu lãi 1 tỷ/ngày, IPP Group của Johnathan Hạnh Nguyễn 2 lần xin đầu tư nhà ga T3
Năm 2018 công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT và bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn) làm Tổng giám đốc tiếp tục công bố kết quả kinh doanh với số lãi bình quân khoảng 1 tỷ đồng/ngày nhờ doanh thu khủng tới từ bán hàng tại các cửa hàng miễn thuế tại sân bay.
Theo báo cáo tài chính quý IV.2018, tính đến cuối năm 2018, Sasco đạt doanh thu thuần 2.659 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế 409 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 12,2% và 15,7% so với năm 2017.
Sasco nhà Johnathan Hạnh Nguyễn ghi nhận số lãi bình quân khoảng 1 tỷ đồng/ngày nhờ doanh thu khủng tới từ bán hàng tại các cửa hàng miễn thuế tại sân bay. (Ảnh: SASCO)
Với kết quả này, doanh thu thuần và lợi thuận trước thuế của công ty đã vượt 6,4% và 10,4% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2018.
Trước đó, giai đoạn 2014 - 2017, hoạt động của Sasco ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận từ mức 146 tỷ đồng lợi nhuân trước thuế ghi nhận vào năm 2014 tăng mạnh lên 350 tỷ đồng năm 2017 sau khi sụt giảm xuống còn 84 tỷ năm 2015
Tương tự, lãi ròng của Sasco lần lượt đạt 112 tỷ, 12 tỷ, 234 tỷ và 290 tỷ đồng giao đoạn 2014 - 2017.
Dù kết quả kinh doanh năm 2018 tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng, song báo cáo tài chính quý IV.2018 của doanh nghiệp này vẫn tiếp tục ghi nhận số tiền 312,8 tỷ đồng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi từ các công ty và đối tác liên quan.
Trong đó, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là 68 tỷ đồng và dự phòng phải thu dài hạn khó đòi là 245 tỷ đồng, số tiền này tăng 13,5% so với con số 273,09 tỷ đồng ghi nhận ở thời điểm đầu năm 2018.
Vào 27.3 tới đây, Sasco sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2019 với 3.024 tỷ đồng doanh thu thuần và 425 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng lần lượt 7% và 4% so với năm 2018. EPS dự kiến 2.399 đồng.
Kế hoạch này dựa trên sản lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất năm 2019 dự kiến đạt 40,47 triệu lượt khách, tăng 5% so với 2018. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận trên vẫn chưa tính mức tăng lợi nhuận hợp tác kinh doanh phải trả cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra tại Đại hội sắp tới, Sasco còn xin ý kiến cổ đông bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống khác (Chi tiết: dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không, dịch vụ cung cấp suất ăn đường sắt).
Trong một diễn biến khác, cuối năm 2018, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị được cùng với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) đầu tư Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Đơn vị đứng ra đầu tư theo đề xuất này là công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương - IPP Group, do ông làm Chủ tịch HĐTV. Đây cũng là lần thứ 2 trong khoảng 1 năm trở lại đây, IPP của Johnathan Hạnh Nguyễn xin tham gia đầu tư vào Nhà ga T3.
Hiện IPP Group là doanh nghiệp nắm trong tay gần 25% số cổ phần tại Sasco.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết Bộ GTVT đã đề xuất Chính phủ giao cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Ảnh: VGP/Khánh Linh.
Được biết, Bộ GTVT đã quyết định đề xuất Chính phủ giao cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
"Hiện tại ACV đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về dự án. Tổng vốn đầu tư cho dự án vào khoảng 11.000 tỷ đồng. Bộ GTVT đã giao cho ACV chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ để xin chủ trương đầu tư trong tháng 4 tới", Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay.
Theo danviet.vn
Đề xuất giao ACV thực hiện dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất Trong buổi tọa đàm "cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng Tân Sơn Nhất" mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho hay, nếu thực hiện chỉ định thầu cũng phải mất tối thiểu 40 tháng. Do đó, Bộ quyết định đề xuất giao ACV thực hiện dự án này. Lý giải việc chọn ACV để...