Mở rộng quyền tiếp nhận nợ, tài sản để tiếp tục đầu tư cho DATC
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 129/2020/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Theo đó, Chính phủ đã mở rộng phạm vi hoạt động của DATC, trong đó có việc tiếp nhận nợ, tài sản để tiếp tục đầu tư hoặc xử lý thu hồi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nghị định số 129/2020/NĐ-CP ra đời đã nâng cao địa vị pháp lý và vị thế hoạt động mới cho DATC, sau 17 năm công ty ra đời và hoạt động, theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều này phù hợp với thực tiễn hoạt động của DATC cũng như định hướng phát triển thị trường mua bán nợ có sự tham gia của các định chế tài chính của Nhà nước.
Quy định của Nghị định mới cho phéo DATC được mở rộng hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân; tiếp nhận nợ và tài sản khác theo chỉ định để đầu tư, khai thác hoặc xử lý thu hồi; được hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu…
Theo đó, DATC có chức năng, nhiệm vụ là hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản.
Video đang HOT
Hoạt động mua, xử lý các khoản nợ và tài sản trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại DATC; ưu tiên tập trung nguồn lực của DATC để hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản theo cơ chế thị trường.
Công ty này cũng thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.
Ngành nghề kinh doanh chính của DATC là tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản; mua, xử lý nợ và tài sản; tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua, bán, xử lý nợ.
Cụ thể, DATC tiếp nhận nợ tài sản theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ để xử lý theo quy định tại nghị định này.
Tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: nợ phải thu và các tài sản (bao gồm cả các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý, thu hồi vốn cho Nhà nước theo quy định tại nghị định này.
Bà Như Loan sang tên đất cho Quốc Cường Gia Lai
CEO Nguyễn Thị Như Loan đang làm thủ tục sang tên quyền sử dụng khu đất tại đường Nguyễn Chí Thanh, TP. Pleiku cho Quốc Cường Gia Lai. Đây là tài sản hiện đứng tên bà Loan.
Số liệu doanh thu, chi phí của Quốc Cường Gia Lai trên báo cáo kiểm toán đã soát xét giữa niên độ không thay đổi so với báo cáo tự lập trước đó. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp phố núi 6 tháng đầu năm giảm từ 48 tỷ xuống còn 41 tỷ đồng.
Văn bản giải trình do Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan ký cho hay Quốc Cường Gia Lai xác định nhầm lẫn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp dẫn đến sự chênh lệch của chỉ tiêu lợi nhuận sau khi kiểm toán soát xét.
Đến cuối tháng 6, tổng giá trị vay nợ của Quốc Cường Gia Lai là 515 tỷ đồng. Hai chủ nợ chính của công ty là Ngân hàng Liên doanh Việt Nga chi nhánh Đà Nẵng với khoản vay ngắn hạn hơn 100 tỷ và Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Gia Lai với khoản vay dài hạn gần 400 tỷ đồng.
Trong đó, khoản vay dài hạn của Quốc Cường Gia Lai tại Vietcombank dùng để tài trợ chi phí đầu tư xây dựng 2 dự án thủy điện Ia Grai 2 và Ayun Trung.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là bất động sản, tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp, chi phí xây dựng Nhà máy Thủy điện Ayun Trung, toàn bộ phần góp vốn của Quốc Cường Gia Lai tại Công ty Đầu tư Xây dựng Thủy điện Quốc Cường và quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của bà Như Loan, sổ tiết kiệm của bà Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan).
Trong số các tài sản cố định được Quốc Cường Gia Lai thế chấp vay vốn tại Vietcombank, có quyền sử dụng khu đất tại đường Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, nơi tọa lạc trụ sở chính công ty. Đây là tài sản góp vốn và đang đứng tên Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan. Công ty và bà Như Loan đang tiến hành các thủ tục sang tên quyền sử dụng khu đất này cho Quốc Cường Gia Lai. Khu đất này được hạch toán trị giá 48 tỷ đồng.
Ngoài các ngân hàng, chính bà Như Loan cũng đang cho doanh nghiệp của mình vay tiền. Trong 6 tháng đầu năm, Quốc Cường Gia Lai mượn 108 tỷ đồng của tổng giám đốc và thanh toán 39 tỷ đồng cho bà.
Đầu tháng 8, bà Nguyễn Thị Như Loan thôi chức danh Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai sau thời gian 13 năm kiêm nhiệm hai vị trí lãnh đạo, điều hành cao nhất của công ty từ khi doanh nghiệp bất động sản phố núi cổ phần hóa năm 2007.
Ông Lại Thế Hà, Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc được bổ nhiệm làm Chủ tịch mới của Quốc Cường Gia Lai. Ông Hà bắt đầu tham gia công ty từ năm 2006 và là một trong những cộng sự gắn bó lâu nhất với bà Như Loan trong ban lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai.
Trụ sở Quốc Cường Gia Lai ở TP. Pleiku. Ảnh: Google Maps.
Chất lượng tài sản ngân hàng đang đi xuống Sóng COVID-19 lần 2 đã đặt các ngân hàng vào tình thế cam go hơn trong việc duy trì chất lượng tài sản. Ảnh: Thiên Ân Mới đây, nhiều ngân hàng tiếp tục rao bán tài sản xử lý nợ xấu. BIDV rao bán nguyên lô gồm quyền sử dụng đất và công trình xây dựng tại Trung tâm Hội nghị Tiệc cưới...