Mở rộng quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát?
- Theo những người thực hiện dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự không nên mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Để bảo đảm thống nhất trong áp dụng, không nên quy định thẩm quyền theo hướng “điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp” mà cần quy định cụ thể một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những tội nào.
Ảnh minh họa.
Cần quy định cụ thể một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, còn 2 loại ý kiến khác nhau về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
Loại ý kiến thứ nhất: đề nghị giữ nguyên thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao như hiện nay và quy định cụ thể theo hướng chỉ rõ từng tội danh của nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chỉ rõ những cơ quan tư pháp.
Loại ý kiến thứ hai: đề nghị quy định thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo hướng mở rộng, cụ thể là:
“Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các tội phạm do cán bộ thuộc cơ quan tư pháp, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tư pháp thực hiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
Video đang HOT
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra các tội phạm do cán bộ thuộc cơ quan tư pháp, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tư pháp thực hiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự” .
Về vấn đề này, cơ quan chủ trì xây dựng dự án Luật thấy rằng, để bảo đảm quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Kết luận số 92-KL/TW là: “Giữ nguyên hệ thống tổ chức các cơ quan điều tra chuyên trách tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương như hiện nay và sắp xếp tinh gọn đầu mối trong từng cơ quan, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, không chồng chéo nhiệm vụ… Xác định rõ cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát quân sự trung ương”, thì không nên mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Để bảo đảm thống nhất trong áp dụng, không nên quy định thẩm quyền theo hướng “điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp” mà cần quy định cụ thể một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những tội nào. Bên cạnh đó, hiện nay hoạt động thi hành án hình sự chưa được xác định là hoạt động tư pháp nên quy định thẩm quyền của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo loại ý kiến thứ nhất là phù hợp. Dự thảo Luật quy định theo loại ý kiến thứ nhất và đây cũng là ý kiến của đa số các bộ, ngành.
Cơ quan điều tra và viện kiểm sát được chế ước thế nào?
Về bổ sung quy định nhằm bảo đảm sự phối hợp, chế ước lẫn nhau giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, cho đến nay, còn 2 loại ý kiến về quy định nhằm bảo đảm sự phối hợp, chế ước lẫn nhau giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, cụ thể như sau:
Loại ý kiến thứ nhất: đề nghị quy định nhằm bảo đảm sự phối hợp, chế ước lẫn nhau giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát như quy định tại khoản 3 Điều 29 dự thảo Luật.
Loại ý kiến thứ hai: đề nghị giữ nguyên như quy định của pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát chế ước tuyệt đối đối với Cơ quan điều tra theo hướng, Cơ quan điều tra phải chấp hành vô điều kiện mọi yêu cầu hoặc quyết định của Viện kiểm sát.
Về vấn đề này, cơ quan chủ trì xây dựng dự án Luật thấy rằng, quy định như loại ý kiến thứ nhất là phù hợp vì: Thứ nhất, phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Thứ hai, vừa bảo đảm nguyên tắc chế ước, vừa bảo đảm tính độc lập, tự chịu trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của Cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra vụ án hình sự; loại bỏ những yêu cầu trái pháp luật của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát, nếu không nhất trí Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Từ quy định này dẫn đến sự chế ước tuyệt đối của Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án và việc tuân thủ các quyết định, yêu cầu của Viện kiểm sát là trách nhiệm của Cơ quan điều tra ngay cả khi quyết định, yêu cầu của Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra không chính xác (có thể bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội). Về thực tiễn, tiếp cận với sự thật khách quan vụ án của Viện kiểm sát có điểm xuất phát như Cơ quan điều tra và dựa vào kết quả hoạt động của Cơ quan điều tra, do đó, việc có sai lầm khi đề ra các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát là điều có thể xảy ra. Bên cạnh đó, hoạt động điều tra tội phạm muốn đạt kết quả tốt cần chủ động, sáng tạo của Cơ quan điều tra qua việc thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ án gắn với thời cơ cụ thể; nhưng quy định theo pháp luật hiện hành thiếu linh hoạt, có thể loại bỏ sự sáng tạo và việc tận dụng thời cơ trong hoạt động của Cơ quan điều tra.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Xét xử phúc thẩm vụ án Vifon: Đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm
Xét thấy còn nhiều vấn đề chưa rõ về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" của nguyên Tổng giám đốc công ty Vifon nên đại diện Viện KSND Tối cao đã đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm.
Tiếp tục phiên xử vụ tham nhũng xảy ra tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm (Vifon), trong phần luận tội, đại diện Viện KSND tối cao đã đề nghị huỷ án đối với bị cáo Nguyễn Bi (nguyên Tổng giám đốc, kiêm chủ tịch HĐQT công ty Vifon) và bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó tổng giám đốc công ty Vifon) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Do xét thấy tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đối với bị cáo Nguyễn Bi chưa rõ nên đại diện Viện công tố đề nghị hủy án với tội danh này.
Các bị cáo tại tòa
Đại diện Viện KSND tối cao cũng đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm bác đơn kháng cáo về tội "tham ô tài sản" đối với bị cáo Nguyễn Thanh Huyền và tội "cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" đối với bị cáo Nguyễn Bi, y án sơ thẩm về các tội danh này.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Bi đã chứng minh khoản tiền 7,9 tỷ đồng đó đã được Bộ Công Thương có văn bản để cho công ty sử dụng, bởi lẽ Vifon làm ăn có lãi lớn, Bộ Công Thương đã thu đầy đủ các khoản và trích ra 7,9 tỷ đồng để thưởng cho cán bộ công ty. Trong đó, một phần dùng để thưởng cho lãnh đạo có công đem lại lợi nhuận cho công ty, còn 2,3 tỷ đồng sẽ chi cho toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Vifon. Hơn nữa, Bộ Công Thương cũng không có văn bản nào thu hồi khoản tiền này. Về phía đại diện công ty Vifon cũng khẳng định đó là tiền riêng của công ty mình vì Bộ Công Thương cho phép sử dụng.
Trong phần tranh luận, các luật sư bảo vệ cho bị cáo Huyền cho rằng, cần phải hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, bởi lẽ đã có nhiều vi phạm trong tố tụng. Cụ thể cấp sơ thẩm đã xác định nguyên đơn dân sự là Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Công ty Vifon, nhưng cả Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều từ chối tư cách nguyên đơn dân sự và không yêu cầu bồi thường. Đến khi phiên tòa phúc thẩm lần này diễn ra thì Bộ Công Thương cũng có đơn vắng mặt.
Các luật sư tranh tụng vào khoản tiền 7,9 tỷ đồng thuộc sở hữu của Nhà nước hay của công ty Vifon là chưa rõ. Theo các luật sư, điều này chưa được các cơ quan tố tụng ở cấp sơ thẩm xác định chính xác.
Trước đó, trong suốt 3 ngày xét hỏi của HĐXX cũng như các luật sư đã đặt ra cụ thể chi tiết từng vấn đề, từng khoản tiền có liên quan. Và HĐXX chỉ nhận được nhiều câu trả lời về khoản tiền 7,9 tỷ đồng quỹ phúc lợi của Vifon là tài sản của Công ty chứ không phải của Nhà nước.
Đại diện công ty Vifon cũng khẳng định đó là tiền riêng của công ty mình vì Bộ Công Thương đã cho sử dụng.
Cũng trong phần luận tội, đại diện ViệnKSND Tối cao còn đề nghị bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt đối với các bị cáo: Đàm Tú Liên, Ka Thị Thu Hồng và Dương Thị Mẫn.
Phiên tòa sẽ tiếp tục tranh luận.
Theo ANTD
Bắt 2 cán bộ cơ quan tố tụng Ngày 9-5, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao, có sự phối hợp của Công an tỉnh Bắc Giang và Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Trần Nhật Luật, điều tra viên Công an tỉnh Bắc Giang; và...