Mở rộng quyền cho Uỷ ban chứng khoán trong thanh tra
Điểm nhấn đặc biệt dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi) đó là bổ sung hành vi bị cấm, thay đổi quy định về tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài; mở rộng quyền cho UBCKNN trong thanh tra chứng khoán; Siết chặt bán khống, thao túng giá nếu vi phạm thu lời từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý hình sự…
Sáng nay, 7/11, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi gặp mặt các công ty chứng khoán, nhà đầu tư công ty quản lý quỹ để lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi.
Đối tượng tham gia bao gồm Bộ Tài chính, thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và TPHCM (HOSE), Trung tâm Lưu ký Việt Nam, một số Bộ, ngành, công ty đã chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán, báo chí, tổ chức, cá nhân có liên quan…
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Khánh Huyền
Trước đó, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã công bố toàn văn toàn văn dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) và dự thảo Tờ trình Chính phủ của dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, Bộ Tài chính cho biết Bộ đang lấy ý kiến các bộ ngành địa phương và ý kiến rộng rãi của dư luận. “Luật chứng khoán sửa đổi để Bộ Tài chính, UBCK và cơ quan soạn thảo có tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật đáp ứng yêu cầu mục đích để thị trường”, ông Hải nói.
Theo bà Vũ Chân Phương, Phó Chủ tịch UBCK Nhà nước, người trực tiếp tham gia vào quá trình dự thảo Luật sửa đổi này cho biết, do Luật chứng khoán đã xây dựng từ 2006 và áp dụng 2007, đến nay đã có nhiều điểm cần sửa đổi để bám sát thị trường theo quan điểm kinh tế thị trường cùng đáp ứng sự phát triển của thị trường vốn.
“Luật lần này sửa đổi để cập nhật những luật như Doanh nghiệp, Đầu tư cần sửa đổi để đồng bộ/ TTCK tiếp cận với thông lệ quốc tế, việc sửa đổi rất quan trọng. Sửa Luật cũng gồm 3 mục tiêu: hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý; nâng cao hiệu quả góp phần đảm bảo kinh tế vĩ mô; đảm bảo niềm tin nhà đầu tư khi xây dựng TTCK”, bà Phương cho biết.
Theo bà Phương, bố cục dự án luật lần này: các chương đi theo từng vấn đề logic trên TTCK; có 10 chương và 137 điều (cũ 11 chương và 136 điều ghép 2 chương thanh tra và vi phạm TTCK vào 1 chương). Luật còn điều chỉnh những trường hợp chào bán ra công chúng. Quy định về điều kiện có lãi, 1 năm liền kề có lãi không thể hiện được tình hình tài chính DN có thể dùng thủ thuật không ổn định hoạt động nên sẽ quy định 2 năm liền kề có lãi. Nhiều DN tăng vốn rất nhanh, nhưng chưa đảm bảo sự hiệu quả tại các dự án, so sánh trên thế giới ví dụ ở Trung Quốc, nếu cổ phiếu bán ra được dưới 70% thì coi là không thành công, tổ chức chào bán phải trả lại và trả lại suất .
“Cho nên lần này chúng tôi dự kiến sửa đổi việc chào bán không có tổ chức bảo lãnh phát hành thì DN chỉ được phát hành tối đa 1:1 (có thể hơn nhưng phải có cam kết) ; khoảng cách lần chào bán thêm phải tối thiểu 1 năm sau lần chào bán trước; theo quy định phải sau 6 tháng kiểm toán thêm để thấy việc sử dụng vốn có hiệu quả, đợt chào bán được coi là thành công nếu bán được tối thiểu 70% và 30% còn lại DN phải có phương án bù đắp (vay ngân hàng hoặc từ vốn tự có)’, bà Phương cho biết.
Ngoài các điều kiện trên, Phó chủ tịch UBCKNN cũng nhấn mạnh: dự thảo luật còn quy định về tính minh bạch của tổ chức phát hành, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến xử phạt hành chính và hình sự hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích.
Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) có nhiều điểm mới so với Luật Chứng khoán trước đây, bao gồm:
Mở rộng nhiều định nghĩa
Luật Chứng khoán (sửa đổi) mở rộng định nghĩa nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm công ty có vốn điều lệ đạt trên 1.000 tỷ đồng và có thời gian niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán tối thiểu 2 năm; cá nhân có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, cá nhân có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 năm và có giá trị giao dịch chứng khoán bình quân hàng tháng tối thiểu 2 tỷ đồng Việt Nam hoặc nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết có giá trị tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam trong 12 tháng.
Dự thảo thay thế định nghĩa người biết tin nội bộ bằng người nội bộ. Cá nhân liên quan mở rộng thêm đối tượng con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu và em dâu.
Điểm mới về chào bán cổ phiếu ra công chúng và riêng lẻ
Dự thảo nâng điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty đại chúng là có vốn điều lệ 30 tỷ trở lên thay vì 10 tỷ trước đây, có tối thiểu 20% vốn điều lệ đã góp do ít nhất 100 nhà đầu tư (NĐT) không phải là cổ đông sở hữu từ 1% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết nắm giữ. Dự thảo bổ sung điều kiện cổ đông lớn phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Video đang HOT
Đối với doanh nghiệp phát hành thêm cổ phần, dự thảo luật bổ sung điều kiện thời điểm chào bán phải cách tối thiểu 1 năm sau lần chào bán gần nhất, đợt chào bán được coi là thành công khi bán được tối thiểu 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán.
Việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và tối thiểu 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Mua cổ phiếu quỹ giảm vốn điều lệ
Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) quy định công ty mua lại cổ phiếu của chính mình phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ trong vòng 10 ngày từ khi hoàn tất. Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ phải có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp đang có nợ quá hạn căn cứ báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán, đang trong quá trình chào bán cổ phiếu để huy động thêm vốn không được mua cổ phiếu quỹ.
Bổ sung hành vi bị cấm, thay đổi quy định về tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài
Về hành vi bị cấm, dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) thêm nội dung về sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng; tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định.
Theo dự thảo, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng là không hạn chế, ngoại trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Xóa giấy phép “2 trong 1″
Dự thảo tách bạch giữa thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp giấy phép hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; khắc phục sự phân tán và thiếu thống nhất trong giải thể thủ tục thành lập doanh nghiệp; bảo đảm tổ chức kinh doanh chứng khoán có điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, tuân thủ pháp luật.
Dự thảo nêu rõ công ty chứng khoán phải có vốn thực góp tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh như môi giới và tự doanh vốn 50 tỷ trở lên, bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn 300 tỷ trở lên, tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ.
Mở rộng quyền cho UBCKNN trong thanh tra chứng khoán
Dự thảo mới quy định thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Chủ tịch UBCKNN và hướng dẫn về nghiệp vụ của thanh tra Bộ Tài chính (Luật cũ là chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của thanh tra Bộ Tài chính). Chủ tịch UBCKNN, Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa cho trường hợp tái phạm gấp 2 lần lần đầu.
Ngoài ra, dự thảo cũng có quy định chi tiết về công bố thông tin, quỹ bảo vệ nhà đầu tư, sửa đổi mô hình tổ chức Sở giao dịch chứng khoán, đổi tên trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Khánh Huyền
Theo tienphong.vn
Chứng khoán 24h: Phạt nặng cá nhân sử dụng 31 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu KVC
Căn cứ kết quả kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy, ông Vũ Huy Sơn đã sử dụng 31 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu KVC của CTCP Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ. Ngày 02/11/2018, UBCKNN ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Huy Sơn số tiền 550 triệu đồng.
Cổ đông VIB sắp nhận gần 270 tỷ cổ tức bằng tiền mặt
Ngân hàng TMCP Quốc tế (mã VIB) sẽ chi gần 270 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2017 cho cổ đông. Nhiều năm liên tiếp, VIB nhất quán trong việc trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông của ngân hàng. ..(Xem tiếp).
Chứng khoán chiều 6/11: Phân hóa và khá rời rạc
Trạng thái tăng của nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ tiếp tục duy trì và đối lập lại, nhóm cổ phiếu lớn không giữ được đồng thuận và kéo VN-Index đi xuống.
Lượng cổ phiếu tăng giá vẫn duy trì khá đông đảo cho đến hết phiên (142 mã tăng so với 139 mã giảm và 65 mã đứng giá) dù cho VN-Index đã đóng cửa giảm giá cuối phiên: giảm 0,38% xuống 922,05 điểm. ..(Xem tiếp).
Chốt lời 10,9 triệu cổ phiếu HPG, PENM III thu về hơn 400 tỷ đồng
Số lượng cổ phiếu bán được chỉ bằng một nửa số lượng PENM III đăng ký bán trước đó. Sau giao dịch, PENM III chỉ còn sở hữu 2,31% vốn của Hòa Phát, tương đương với 49,05 triệu cổ phiếu HPG. ..(Xem tiếp).
Yếu tố nào khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm sâu trong năm 2018?
Ở hiện tại, chiến tranh thương mại khiến cho nhà sản xuất tư nhân trong chuỗi cung ứng Trung Quốc đang vô cùng khó khăn, nó khiến cho nhiều doanh nghiệp phải chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. ..(Xem tiếp).
Apple bỏ rơi Amazon, rời khỏi "câu lạc bộ nghìn tỷ USD"
Theo Yahoo Finance, giá cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/11 ở mức 201,59 USD, giảm khoảng 3% so với giá mở cửa. Điều này khiến giá trị vốn hóa thị trường "bốc hơi" 67 tỷ USD rơi xuống mức 973,66 tỷ USD. ..(Xem tiếp).
9 tháng, Xi măng La Hiên lãi sau thuế 13,9 tỷ đồng, tăng 44,8% so với cùng kỳ
9 tháng đầu năm 2018, Xi măng La Hiên đạt lợi nhuận sau thuế là 13,9 tỷ đồng, tăng 44,8% so với cùng kỳ. CTCP Xi măng La Hiên (mã CLH) vừa công bố Báo cáo tài chính quý III/2018 và bản giải trình.
Theo đó, quý III/2018, CLH đạt doanh thu 167,3 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận gộp đạt 12,5 tỷ đồng, tăng 34,4% so với cùng kỳ.
Công ty mẹ Viglacera lãi 532 tỷ đồng sau 10 tháng
Theo thông tin từ Tổng công ty Viglacera (VGC), trong tháng 10 toàn tổng công ty lãi 86 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, lợi nhuận công ty mẹ đạt 55,3 tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm, công ty mẹ lãi 531,6 tỷ đồng, đạt 89% kế hoạch năm 2018 do Đại hội đồng cổ đông 2018 thông qua (600 tỷ đồng).
Mảng gạch ốp lát của VGC gặp nhiều khó khăn trong nửa đầu năm trong việc hoàn thành kế hoạch nhưng đã chuyển biến tích cực từ tháng 9 đến nay. Nổi bật nhất là Viglacera Tiên Sơn sau khi có chuyên gia nước ngoài tham gia đã nâng cao tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt 8,8% trong tháng 10.
ACB dự kiến phát hành riêng lẻ 2.200 tỷ đồng trái phiếu
HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) vừa quyết định phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng mệnh giá phát hành 2.200 tỷ đồng.
Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm và là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng trái phiếu Chính phủ thuộc sở hữu của ngân hàng. Lãi suất cố định ở mức 6%/năm và được chi trả định kỳ hàng năm. Trái chủ được quyền bán lại trái phiếu sau 18 tháng kể từ ngày phát hành.
Sử dụng 31 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu KVC, thêm một cá nhân bị phạt nặng
Căn cứ kết quả kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy, ông Vũ Huy Sơn (Địa chỉ tại 308 lô D chung cư 79D Phường 19, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh) đã sử dụng 31 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu KVC của CTCP Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ.
Căn cứ ý kiến của Cơ quan công an, quá trình điều tra, xác minh đến nay chưa có tài liệu, chứng cứ chứng minh yếu tố hình sự trong vụ việc này. Ngày 02/11/2018, UBCKNN ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Huy Sơn số tiền 550 triệu đồng.
Chi phí tăng cao, Mía đường Lam Sơn (LSS) báo lãi quý 1 chưa bằng 1/10 cùng kỳ
CTCP Mía đường Lam Sơn (mã chứng khoán LSS) đã công bố báo cáo tài chính quý 1 năm tài chính 2018-2019 với kết quả cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm sâu so với cùng kỳ. Năm tài chính của Mía đường Lam Sơn bắt đầu từ 1/7 và kết thúc vào 30/6 năm sau.
Doanh thu thuần trong quý đạt 155,8 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ, trong khi tỷ lệ giảm giá vốn thấp hơn, chỉ 18% nên lợi nhuận gộp thu về 22,88 tỷ đồng, bằng 67% so với quý 1 năm trước đó.
Chứng khoán châu Á
Thị trường chứng khoán Châu Á ngày 6/11 diễn biến trái chiều trong bối cảnh nhà đầu tư quan sát kết quả cuộc bầu cử giữa kì tại Mỹ vào cuối ngày hôm nay. Trong đó các chỉ số chính của Trung Quốc giảm điểm, còn thị trường Hong Kong và Nhật Bản đi lên.
Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục giảm 0,23% và đóng cửa ở 2.659,36 điểm. Chỉ số Shenzhen Composite mất 0,356% xuống còn 1.346,19 điểm.
Chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong có phiên đảo chiều và đóng cửa tăng 0,79%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,14% lên 22.147,75 điểm và chỉ số Topix tăng 1,16% lên 1.659,35 điểm.
Phiên 6/11: Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại chỉ mua ròng nhẹ hơn 11 tỷ đồng trên HOSE
Giao dịch chững lại, khối ngoại có phiên mua ròng nhẹ hơn 11 tỷ đồng trên HOSE và gần 3 tỷ đồng trên HNX. Ngược lại, khối này cũng chuyển sang bán ròng 11,3 tỷ đồng trên UpCoM.
Trên HOSE, khối ngoại thực hiện mua vào 340 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 11% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 329 tỷ đồng. ..(Xem tiếp).
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Vi phạm quy định về đầu tư chứng khoán phái sinh, VFM bị phạt 175 triệu đồng Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Việt Nam bị Ủu ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phạt 175 triệu đồng vì đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn của mình. Ảnh minh họa. Cụ thể, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư...