Mở rộng lọc dầu Dung Quất, vốn tỷ USD ở đâu?
Bộ Công Thương lưu ý Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) làm rõ nhiều vấn đề liên quan tới dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Góp ý với dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương cho rằng, dự án giải quyết các hạn chế của nhà máy hiện hữu về nguồn nhiêu liệu dầu thô, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, môi trường, quy mô công suất, độ linh hoạt, khả năng chế biến sâu và đa dạng hoá sản phẩm, hiệu quả kinh tế.
Việc công nghệ được lựa chọn và thể hiện trong hồ sơ cho phép dự án đảm bảo các mục tiêu: nâng công suất nhà máy lên 171 nghìn thùng/ngày, có thể chế biến nhiều hỗn hợp dầu thô khác nhau, sản xuất các sản phẩm xăng (RON 92, RON 95), LPG, propylene, polypropylene, nhiên liệu phản lực/kerosene, dầu diesel, dầu FO và lưu huỳnh đáp ứng tiêu chuẩn Euro V và tiêu chuẩn môi trường mới nhất.
Dây chuyền/thiết bị công nghệ dự kiến được lựa chọn và áp dụng cho dự án là công nghệ tiến tiến của các nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan, Italia và đã được kiểm chứng trong vận hành thương mại, phù hợp với công nghệ nhà máy lọc dầu hiện hữu và đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của dự án.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng bày tỏ một số vấn đề cần lưu tâm. Đầu tiên, về thu xếp vốn, theo phương án cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì toàn bộ số vốn chủ sở hữu của dự án sẽ được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại hàng năm của BSR giai đoạn 2018-2023.
“Kết quả sản xuất kinh doanh của BSR trong các năm từ năm 2018 (từ thời điểm cổ phần hóa), 2019 đến 2020 lần lượt là 250,79 tỷ đồng, 2.913,82 tỷ đồng và -2.818,84 tỷ đồng. Lũy kế sau 3 năm từ khi chuyển sang công ty cổ phần là 345,77 tỷ đồng (khoảng 15 triệu USD) và chỉ đáp ứng được khoảng 2,7% nhu cầu vốn chủ sở hữu của dự án, dẫn đến việc thu xếp vốn cho dự án không đảm bảo”, Bộ Công Thương lo ngại và đề nghị trong giai đoạn triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án, đối với nguồn vốn chủ sở hữu khả dụng, BSR cần làm rõ hơn phương án phân phối lợi nhuận huy động vốn cho dự án.
Đối với nguồn vốn vay, BSR cần làm việc chi tiết với các tổ chức tài chính bảo đảm tính khả thi cho việc vay vốn.
Video đang HOT
Nhà máy lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR)
Trong khi đó, về nguyên liệu dầu thô, theo Bộ Công Thương, BSR cần đánh giá đầy đủ, thận trọng, kỹ lưỡng khả năng nhập khẩu dầu thô các rủi ro trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giữa Liên bang Nga – Ukraina đã làm thay đổi bức tranh cung – cầu; giá của thị trường năng lượng khu vực châu Âu nói riêng và thị trường năng lượng thế giới nói chung.
Liên quan tới vận hành thống nhất, tương thích giữa phần nhà máy đang hoạt động với phần đầu tư nâng cấp, mở rộng, BSR cần tiếp tục nghiên cứu, cập nhật các vấn đề này trong thiết kế tổng thể điều chỉnh sau khi chủ trương đầu tư điều chỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Báo cáo của BSR cho biết, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan tiến độ dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất với quy mô công suất 192 nghìn thùng/ngày bị chậm so với dự kiến.
Thiết kế tổng thể bị kéo dài hơn so với kế hoạch khoảng 5 tháng do cập nhật đặc tính kỹ thuật của dầu thô, các vấn đề cần làm rõ về tính đồng bộ vận hành giữa nhà máy hiện hữu với sau nâng cấp, đàm phán với các nhà bản quyền công nghệ.
Trong phương án mới nhất, BSR đề nghị chỉ mở rộng công suất nhà máy lên 171 nghìn thùng/ngày (hiện 148 nghìn thùng/ngày), thay cho phương án cũ đã được duyệt là mở rộng lên 192 nghìn thùng/ngày.
Theo báo cáo nghiên cứu, dự án có tổng mức đầu tư mới là hơn 1,2 tỷ USD. Trong đó dự kiến 40% là vốn chủ sở hữu, số còn lại là vốn vay.
14 năm đất vàng thành bãi hoang: Cán bộ liên quan sai phạm 'xin' kiểm điểm rút kinh nghiệm
Những cán bộ Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi có liên quan đến sai phạm tại dự án của Công ty TNHH Eastar KIC Việt Nam (Công ty KIC) đã nhận khuyết điểm và tự nhận hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Khu "đất vàng" ở Dung Quất sau 14 năm là bãi đất hoang, việc thu hồi rất khó khăn - Ảnh: TR.M.
Chiều 14-7, lãnh đạo Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi (Ban Dung Quất) cho biết tại cuộc họp với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi, cán bộ và các thành viên Ban Dung Quất liên quan đến sai phạm ở dự án của Công ty TNHH Eastar KIC Việt Nam đã nhìn nhận khuyết điểm của mình.
Lãnh đạo phòng quản lý đầu tư; phòng quản lý tài nguyên môi trường... đã tự nhận hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Tuy vậy, những "sai lầm" trong thời gian dài đã gây ra những hệ lụy và khó khăn trong việc thu hồi 12ha đất tại Khu kinh tế Dung Quất. Thậm chí, luật sư còn cho rằng việc thực hiện thủ tục hành chính chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không thu hồi quyết định cho thuê đất; ký quyết định gia hạn cho Công ty KIC đến 3 lần... là những vi phạm cần xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
"Kiểm điểm rút kinh nghiệm là hình thức cán bộ liên quan đến sai phạm tự nhận. Còn đồng ý với hình thức trên hay không cần được lãnh đạo các đơn vị liên quan xem xét mới đưa ra quyết định cuối cùng", lãnh đạo Ban Dung Quất nói.
Trước đó, tại cuộc họp báo định kỳ vào đầu tháng 7, ông Đặng Văn Minh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết với những sai phạm tại dự án Công ty KIC, Thanh tra tỉnh đã có kết luận cụ thể và nêu rõ, sau khi nghị định số 01/2017 có hiệu lực từ ngày 3-3-2017 bổ sung thêm quy định thu hồi đất đối với trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Lẽ ra tại thời điểm này, việc giải quyết dự án Công ty KIC phải áp dụng theo quy định mới, nhưng Ban Dung Quất đã không thực hiện. Thay vào đó, Ban Dung Quất đã chủ trì, làm trung gian cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất sai quy định, vi phạm quy định của pháp luật.
"Việc thiếu trách nhiệm của Ban Dung Quất trong quá trình xử lý dự án Eastar KIC Việt Nam, là một điển hình của buông lỏng quản lý đất đai ở địa phương", ông Minh nói.
Trước đó, báo Tuổi Trẻ có bài viết phản ánh việc Ban Dung Quất có những sai lầm nối tiếp dẫn đến việc thu hồi 12ha đất tại Dung Quất gặp nhiều khó khăn. Từ việc đơn giản, đã biến thành phức tạp, tốn rất nhiều thời gian, công sức xử lý và đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Hiện khu đất rất đẹp có 4 mặt tiền bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí tài nguyên đất. Trong khi nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Dung Quất gặp khó vì "đụng đâu đất cũng có chủ".
Đoàn công tác Dầu khí Nga thăm và làm việc tại NMLD Dung Quất Trong 3 ngày 28, 29 và 30/6, đoàn công tác của 2 công ty Dầu khí Nga Zarubezhneft và Gazpromneft đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất để tìm hiểu cơ hội hợp tác trong lĩnh vực dầu khí. Tại buổi làm việc, đại diện BSR đã giới thiệu về NMLD Dung Quất - Nhà máy...