Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể ngừng hoạt động vì thiếu tiền
Cả cơ quan quản lý lẫn các đối tác kinh doanh xăng dầu trong nước đang lo lắng trước thông tin Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn thông báo có thể ngừng chạy vì khó khăn tài chính.
“Bất thường, nghiêm trọng”
Tuần trước, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP) đã phát đi một thông báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó đáng chú ý là thông tin về việc huỷ nhập 2 tàu dầu thô “do đang phải đối mặt khó khăn về tài chính”.
Đặc biệt, doanh nghiệp này cũng thông tin về nguy cơ dừng hoàn toàn hoạt động nhà máy lọc dầu từ giữa tháng 2.2022 sau khi đã phải tiết giảm công suất hoạt động từ 105% về mức 80% giữa tháng này.
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (đặt tại Khu kinh tế mở Nghi Sơn, Thanh Hóa) có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô một ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm. Công suất này gần gấp đôi Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Nhà máy này đang cung cấp khoảng 35% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước.
Có 4 đối tác tham gia liên danh này gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI (Kuwait), Công ty Idemitsu và Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản) thông qua lập Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP). Trong đó, PVN chiếm 25,1% vốn.
Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn đang là đối tác cung ứng xăng dầu lớn nhất cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trong nước. Do đó, động thái này của NSRP đã ngay lập tức khiến các doanh nghiệp xăng dầu nội địa đứng ngồi không yên.
Gần như ngay lập tức sau khi thông báo này được phát đi, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex) đã phải dùng đến những từ “rất nghiêm trọng”, bất thường” để nói về tình thế này.
Video đang HOT
Đại diện Petrolimex cho biết, theo hợp đồng năm 2022 với PVNDB (đơn vị bao tiêu sản phẩm xăng dầu của NSRP) thì mỗi tháng Petrolimex sẽ nhập khoảng 235.000 – 265.000 m 3 xăng dầu.
“NSRP đã tạm dừng nhập khẩu dầu thô. Việc NSRP đột nhiên dừng hoạt động, ngưng cung cấp xăng dầu mà không có lý do thỏa đáng là rất nghiêm trọng, không tuân thủ hợp đồng đã ký. Điều này khiến Petrolimex không thể có giải pháp xử lý kịp thời gây nên thiếu hụt nguồn hàng không bảo đảm được thị phần, nhất là trong tình hình tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước đang tăng cao”, đại diện Petrolimex lo ngại.
Trong văn bản khẩn gửi Bộ Công thương mới đây, để khắc phục một phần khó khăn, Petrolimex đề nghị Bộ Công thương có ý kiến để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN – một bên tham gia liên danh vào NSRP) và NSRP thông báo chính thức về tình hình hoạt động và kế hoạch cung cấp hàng hóa của NSRP kịp thời tới các doanh nghiệp đầu mối.
Các khó khăn tài chính là lý do khiến Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có nguy cơ dừng hoạt động. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Trả lời Thanh Niên ngày 25.1, đại diện Bộ Công thương cũng tỏ ra bức xúc trước tình hình cung ứng xăng dầu của NSRP. “Theo thông tin chúng tôi có được thì khó khăn là do vấn đề thu xếp tài chính, đó là công việc nội bộ của doanh nghiệp và có một phần trách nhiệm của PVN – một bên tham gia liên danh. Chúng tôi đã yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, làm việc trực tiếp. Lúc khó khăn trong tiêu thụ, Nhà nước, Bộ Công thương đã hỗ trợ bằng cách kêu gọi các đầu mối nội tiêu thụ sản phẩm 2 nhà máy trong nước. Chúng tôi đã có nhiều hỗ trợ để doanh nghiệp hoạt động tốt như ưu tiên về quyền nhập khẩu, dự trữ dầu thô… thì lúc khó khăn, giá lên doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm với vấn đề an ninh năng lượng, đảm bảo mặt hàng thiết yếu”, vị này nói.
Rốt ráo tìm nguồn cung thay thế
Trao đổi qua điện thoại với Thanh Niên chiều cùng ngày, Giám đốc PVNDP Phan Kiến Anh “trấn an” rằng “hiện hàng vẫn được cung ứng bình thường với các hợp đồng đã ký”. Tuy nhiên, ông Anh cũng nói thêm rằng PVNDB “đang chờ NSRP xác nhận về sản lượng” và thông báo chính thức từ phía NSRP.
Trao đổi với Thanh Niên sáng 25.1, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho hay trước tình thế đó, cơ quan này đã có văn bản gửi các doanh nghiệp đầu mối và sở công thương địa phương để tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong nước. “Chúng tôi cũng chia sẻ với các đầu mối vì trong bối cảnh giá dầu thế dầu đang tăng, việc làm việc với các nhà cung cấp nước ngoài sẽ khó hơn vì họ thường phải có kế hoạch trước”, ông Đông nói.
Một phần kho chứa sản phẩm của nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Petrolimex cũng cho hay đã yêu cầu doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm của NSRP là PVNDB cung ứng thiếu so với hợp đồng phải có nghĩa vụ mua bổ sung nguồn hàng thay thế đồng thời Petrolimex cũng sẽ cố gắng tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu bổ sung phần thiếu hụt.
Chia sẻ với Thanh Niên, PGS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả ( Bộ Tài chính) cũng tỏ ra bức xức trước câu chuyện NSRP kêu khó và thông báo nguy cơ dừng hoạt động.
“Mấy tháng trước, hai nhà máy Nghi Sơn và Dung Quất kêu tồn kho lớn, nguy cơ dừng hoạt động, than khó. Sau đó Bộ Công thương đã có chỉ thị đề nghị các đầu mối trong nước chia sẻ và đã được đáp ứng. Nay giá thế giới lên, nhu cầu trong nước lại tăng do tết nhất người dân đi lại nhiều thì “ông” lại nói đóng cửa vì khó khăn. Như thế là không công bằng với cả người tiêu dùng và trách nhiệm với Nhà nước, nhất là với một mặt hàng đặc biệt quan trọng, thiết yếu như xăng dầu”, ông Long bày tỏ.
Người dân cầu cứu ai khi bị đòi nợ thuê tạt chất bẩn, "khủng bố"?
Công an TPHCM cho biết, nhiều người chấp nhận vay nợ từ tín dụng đen vì khó khăn tài chính. Khi người vay không đúng hẹn, các đối tượng đã tạt chất bẩn, khủng bố tinh thần, gây thương tích.
Những ngày gần Tết Nguyên đán, tình trạng tín dụng đen, đòi nợ thuê tại TPHCM và nhiều địa phương khác lại nở rộ. Các đối tượng có các hành vi chủ yếu là uy hiếp tinh thần người nợ tiền qua tin nhắn, điện thoại, vu khống, bôi nhọ nhân phẩm cả người thân, người quen không liên quan đến khoản tiền nợ.
Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 và phục hồi kinh tế TPHCM chiều 17/1, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TPHCM cho biết, dù đã được cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo nhưng nhiều người vẫn chấp nhận vay nợ từ hoạt động tín dụng đen vì khó khăn tài chính. Khi người vay không trả nợ đúng hẹn, các đối tượng đòi nợ thường dùng cách tạt chất bẩn, gọi điện đe dọa, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích.
Trong hơn một năm qua, Công an thành phố đã ghi nhận 347 vụ ném chất bẩn, dùng sim rác gọi đe dọa liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Cảnh sát Hình sự trên toàn địa bàn đã phát hiện 120 vụ việc, khởi tố 45 vụ án và 65 bị can liên quan đến tín dụng đen và đòi nợ thuê. Công an cũng đã khởi tố 10 vụ án, 27 bị can cho vay nặng lãi.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TPHCM tại cuộc họp báo (Ảnh: Q.H.).
Trong thời gian giáp Tết Nguyên đán 2022, Công an TPHCM tiếp tục chỉ đạo Cảnh sát Hình sự, công an xã, phường, thị trấn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các loại tội phạm này. Cụ thể, các lực lượng sẽ tham mưu chính quyền địa phương khảo sát các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, tạo điều kiện để họ tiếp cận các khoản vay, quỹ hỗ trợ.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần rà soát, quản lý chặt các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu nghi vấn hoạt động tín dụng đen, thường xuyên cập nhật tình hình, hình thức hoạt động biến tướng của các băng nhóm đòi nợ thuê. Đặc biệt, lực lượng công an sẽ đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án về tín dụng đen được người dân, dư luận quan tâm, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm.
Trong trường hợp gặp tình huống bị khủng bố tinh thần, quấy rối, xúc phạm nhân phẩm, đại diện Công an TPHCM tư vấn, người dân có thể soạn đơn khiếu nại đến công ty tài chính để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, đòi nợ. Đặc biệt trong trường hợp các đối tượng đòi nợ thuê làm ảnh hưởng đến những người không liên quan, không có nghĩa vụ trả nợ.
Mặt khác, người dân cũng có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan thanh tra, Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan công an nếu công ty tài chính tiếp tục có hành vi sử dụng điện thoại, phương tiện truyền thông quấy rối, xúc phạm nhân phẩm và đe dọa tinh thần.
8 sai lầm tài chính phổ biến nhất khiến bạn mãi nghèo, đa phần mọi người đều gặp vấn đề với sai lầm số 1 Sau đây, chúng ta sẽ xem xét một số sai lầm tài chính phổ biến nhất thường khiến mọi người gặp khó khăn lớn về kinh tế. Ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính, tránh khỏi những sai lầm này có thể là chìa khóa để giải quyết. 1. Chi tiêu quá mức/phù phiếm Những chi phí tiêu dùng...