Mở rộng khám chữa bệnh với người nhiễm HIV/AIDS thông qua bảo hiểm y tế
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND về Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố năm 2021. Trong đó, một trong những mục tiêu đề ra là 6.572 bệnh nhân được cấp thuốc ARV qua nguồn bảo hiểm y tế.
Bệnh nhân HIV nhận thuốc ARV từ nguồn BHYT. Ảnh: CP
Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, hiện Thành phố có trên 29.000 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó, hơn 23.000 người còn sống; các xã, phường, thị trấn thuộc các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đều phát hiện người có HIV;
100% xã, phường, thị trấn có mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng tham gia can thiệp giảm tác hại tại cộng đồng, can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm người có nguy cơ cao; có 7 cơ sở điều trị cai nghiện ma túy công lập đang tiếp nhận và điều trị cho hơn 3.000 học viên, 73 phòng xét nghiệm sàng lọc, cấp chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV cho 11 cơ sở y tế (6 bệnh viện thành phố, 5 Trung tâm Y tế quận, huyện)…
Liên quan đến công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố đặt mục tiêu sẽ có 6.572 bệnh nhân được cấp thuốc ARV qua nguồn bảo hiểm y tế. Trong điều trị HIV/AIDS, triển khai xét nghiệm CD4, tải lượng HIV qua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân đang điều trị ARV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS, các cơ sở điều trị duy trì tỷ lệ dưới ngưỡng ức chế trên 90%;
Tăng cường hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS về các hoạt động chuyên môn điều trị HIV/AIDS, dự trù báo cáo thuốc ARV và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế; các cơ sở điều trị ARV cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh HIV qua bảo hiểm y tế, tăng cường công tác tư vấn, vận động người nhiễm tham gia bảo hiểm y tế, đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế; thực hiện cấp thuốc ARV qua bảo hiểm y tế và đồng chi trả thuốc ARV tại các cơ sở điều trị.
Video đang HOT
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS qua hệ thống bảo hiểm; đẩy mạnh, mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV/AIDS thông qua bảo hiểm y tế.
Điều trị nội trú trái tuyến tại tuyến tỉnh sẽ được BHYT chi trả
Từ ngày 1-1-2021, người điều trị nội trú không đúng tuyến tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh sẽ được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú.
(Ảnh minh họa)
Ngày 21-12, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-BYT về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Chi thị của Bộ Y tế cho biết theo quy định tại khoản 6 Điều 22 Luật BHYT, từ ngày 1-1-2021, người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh sẽ được quỹ BHYT trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng như trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến.
Để triển khai thực hiện quy định trên, bảo đảm cho cơ quan quản lý, cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) chủ động trong quản lý, trong tổ chức khám chữa bệnh, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; nâng cao trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan BHXH và người tham gia BHYT; bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, đồng thời sử dụng quỹ BHYT hợp lý, hiệu quả, thực hiện đúng chủ trương về cơ chế tự chủ của cơ sở khám chữa bệnh,
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, thủ trưởng y tế các bộ, ngành: Tăng cường công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BHYT; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh và BHYT.
Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tăng cường công tác quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12-7-2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện; xây dựng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị trong đó có quy định tiêu chuẩn nhập viện điều trị nội trú phù hợp với yêu cầu chuyên môn, điều kiện trang thiết bị và nhân lực của bệnh viện tối thiểu 80% các mã bệnh phổ biến mà bệnh viện đang khám chữa bệnh, không chỉ định điều trị nội trú các trường hợp không thực sự cần thiết;
Chỉ đạo sắp xếp, bố trí số giường bệnh phù hợp với quy mô, trang thiết bị, nhân lực hiện có của cơ sở khám chữa bệnh;
Tổ chức đặt lịch hẹn khám đối với người đến khám chữa bệnh bằng các hình thức: qua điện thoại, qua trang tin điện tử của bệnh viện hoặc các phần mềm kết nối với bệnh viện để bảo đảm phục vụ chất lượng, hiệu quả, giảm thời gian chờ đợi, tránh quá tải;
Tăng cường vai trò và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc xây dựng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, giám sát các hoạt động chuyên môn, kiểm soát các chỉ định nhập viện nội trú;
Bộ trưởng Y tế cũng yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế các địa phương và thủ trưởng y tế các bộ, ngành chỉ đaọ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới, chuyển một số bệnh mạn tính ở thể trung bình và nhẹ về tuyến huyện và xã quản lý;
Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, tuyến xã thực hiện các giải pháp về nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở, chú ý tập trung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về chuyên môn trong khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT và giảm thiểu tình trạng người bệnh tự đi khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh, tuyến Trung ương.
Rà soát, quy định cụ thể tuyến của các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý. Đồng thời phối hợp với BHXH cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức kiểm tra công tác khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã, chú trọng kiểm tra việc chỉ định điều trị nội trú.
Chỉ đạo việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo đúng quy định; Tăng cường công tác thông tin, công khai năng lực, chuyên môn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.
Đối với Giám đốc bệnh viện, viện có giường bệnh, cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu tổ chức phổ biến, tập huấn về chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh và BHYT; các quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh và BHYT theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28-9-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Chủ động xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc tổ chức bàn khám bệnh, thực hiện tiếp đón người bệnh, thực hiện cải tiến quy trình khám chữa bệnh theo hướng dẫn tại Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22-4-2013 của Bộ trưởng Y tế về việc ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện; cách thức phối hợp giữa khoa khám bệnh và các khoa lâm sàng trong tiếp nhận người bệnh điều trị nội trú, đảm bảo đúng yêu cầu chuyên môn, chất lượng và an toàn cho người bệnh.
Đồng thời xây dựng và trình cấp có thẩm quyền quyết định số lượng giường bệnh nội trú phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, khả năng cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở. Trường hợp tăng số giường bệnh thực kê nhiều hơn so với số giường kế hoạch được phê duyệt để giảm tình trạng nằm ghép, bệnh viện phải bổ sung số lượng nhân lực kịp thời tương ứng.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo đúng quy định.
Chủ động báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp để đề xuất giải pháp phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh khác khi có tình trạng quá tải; thực hiện hình thức chuyển người bệnh về tuyến dưới khi tình trạng bệnh ổn định theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14-4-2014 của Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo dõi, tổng hợp, đánh giá hằng tháng, hằng quý việc khám chữa bệnh, điều trị nội trú các trường hợp tự đến khám chữa bệnh tại cơ sở.
Khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho gần 160 triệu lượt người Theo tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay, cả nước có hơn 87 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 89,2% dân số. Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho gần 160 triệu lượt người. Tổng số tiền Quỹ Bảo hiểm y tế đề...