Mở rộng đối tượng được miễn giảm lãi vay
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách theo hướng mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn được miễn giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ, vay mới ưu đãi…
Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TP HCM với chủ đề hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã được tổ chức ngày 29-5.
Cần hỗ trợ cả doanh nghiệp lớn
Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP, đề nghị các NH thương mại xem xét mở rộng hạn mức vay USD cho DN nhập khẩu nguyên liệu nhựa trong lúc giá còn đang thấp hơn khoảng 50% so với bình thường. DN xuất nhập khẩu có tài chính lành mạnh, có tín nhiệm trong quá khứ cũng muốn được NH hỗ trợ bảo lãnh mở thư tín dụng (LC) để làm việc với đối tác ở nước ngoài.
“Đa số NH hỗ trợ rất tốt với khách hàng cũ, truyền thống nhưng cũng nên lưu tâm DN vừa và nhỏ, DN khởi nghiệp. Trong mùa dịch, vẫn có nhiều DN duy trì ổn định, hoạt động tốt nhưng đến thời điểm này bắt đầu bị ảnh hưởng. Do đó, ngành NH cũng cần có chính sách hỗ trợ toàn diện hơn với DN lớn thay vì chỉ tập trung vào giúp DN “bệnh nặng, chết lâm sàng” – ông Trần Việt Anh đề xuất.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TP, cũng cho hay vẫn còn nhiều DN trong ngành gặp khó và chậm trong tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng. Số lượng các DN trong hội được miễn giảm lãi vay, vay mới với lãi suất ưu đãi chưa nhiều như kỳ vọng. Nguyên nhân do điều kiện vay vốn còn khắt khe, chặt chẽ hơn; thủ tục thẩm định, chứng minh thiệt hại còn phức tạp; DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận chính sách ưu đãi vì NH yêu cầu chứng minh doanh thu, lợi nhuận giảm trong quý I/2020.
“Ngành lương thực, thực phẩm có tính chất mùa vụ, dịp Tết nguyên đán hằng năm, doanh thu bán hàng có thể tăng từ 30%-50% nên để chứng minh bị sụt giảm trong quý I là rất khó. Chúng tôi đã cam kết bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch, không được tăng giá, nguyên vật liệu dự trữ trong từ 3-6 tháng cũng đem ra sản xuất, giờ khó tiếp cận được vốn ưu đãi để mua nguyên liệu sản xuất cho mùa vụ mới” – bà Lý Kim Chi phản ánh.
Video đang HOT
Các ngân hàng thương mại đang tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Nhiều ý kiến khác đề xuất giảm thêm lãi vay trong bối cảnh DN đang bị tác động nặng nề và tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn phức tạp, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng từ nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu đến tiêu thụ nội địa. Một số NH thương mại còn yêu cầu DN bổ sung tài sản thế chấp để phòng rủi ro dù DN chưa từng trả trễ hạn và hiện đang rất khó khăn do dịch.
Ông Phạm Văn Việt – Tổng Giám đốc Việt Thắng Jeans, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may TP HCM – kiến nghị NHNN có thể linh hoạt điều chỉnh tỉ giá USD/VNĐ hơn nữa để hỗ trợ xuất khẩu; giảm lãi suất đối với khoản vay hiện hữu xuống 2%/năm thời gian hỗ trợ lên đến 24 tháng vì doanh thu của DN đang giảm rất mạnh; hỗ trợ kéo dài vay vốn lưu động; gia hạn thời gian cơ cấu lại nợ do dự báo tình hình còn khó khăn…
“Ngay DN bán lẻ như chúng tôi cũng bị sụt giảm doanh thu 30% so với trước và khó khăn là hiện hàng hóa tồn kho rất lớn: khẩu trang, dung dịch nước sát khuẩn dự trữ để phòng dịch hiện tồn tới khoảng 400 tỉ đồng và chưa biết khi nào giải phóng hết lượng hàng này” – ông Trần Lâm Hồng, đại diện Saigon Co.op, nói.
Một số DN khác đề xuất nhà nước cần có gói kích cầu cho DN cụ thể, bên cạnh chính sách giảm lãi vay theo khả năng tài chính của từng NH thương mại, bởi NH thực chất cũng là DN.
Rõ điều kiện để tránh trục lợi chính sách
Để tiếp tục hỗ trợ các DN có vốn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới, nhiều NH cho biết đang tiếp tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi với lãi suất giảm mạnh so với mặt bằng chung. Ông Tiết Văn Thành, Tổng Giám đốc NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), thông tin trong vòng 1 tháng qua, NH đã triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch.
“Hiện nhiều khách hàng của Agribank đang được vay với lãi suất thấp hơn 2,5 điểm % so với thông thường và có nhiều ngành nghề đang được vay lãi suất chỉ 4,5%/năm. Để tiếp cận được vốn ưu đãi này, quan trọng nhất là khách hàng có hồ sơ pháp lý đúng với các quy định để bảo đảm an toàn cho cả NH và khách hàng” – ông Tiết Văn Thành nói.
Vì sao các NH yêu cầu chứng minh thiệt hại mới được hỗ trợ? Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), cho rằng là hết sức cần thiết, bởi “bản thân DN không biết mình bị thiệt hại cụ thể thế nào thì sao NH hỗ trợ được”. Đã là chính sách phải có điều kiện và quy định rõ ràng để bảo vệ cả NH và DN, tránh trục lợi chính sách.
Trả lời thắc mắc của các DN, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết những chính sách của NHNN trong khắc phục khó khăn của DN bị tác động bởi dịch Covid-19 đã được thực hiện rất sớm. Đến nay, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định để hỗ trợ nhiều hơn cho DN về thời hạn giãn, hoãn các khoản nợ, khoản lãi đến hạn hay việc tạo điều kiện để DN tiếp cận các khoản vay mới…
“Ngành NH sẽ thực hiện thông thoáng hơn về thủ tục và xem xét điều chỉnh một số quy định cho phù hợp thực tế, hỗ trợ DN nhưng vẫn bảo đảm hành lang pháp lý, không để nợ xấu tái diễn và an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng. Các NH thương mại có thể năng động, linh hoạt từng trường hợp khách hàng, không cào bằng, phân loại rõ đối tượng để hỗ trợ trong khuôn khổ pháp luật” – Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói, đồng thời bày tỏ quan điểm hỗ trợ cả DN khỏe có khả năng bứt phá để sớm hồi phục kinh tế.
Quảng Ninh: Xử nghiêm tổ chức tín dụng cố tình gây khó với khách hàng
Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh công khai hai số điện thoại đường dây nóng để các doanh nghiệp liên hệ khi gặp vướng mắc cần tư vấn: 0904418486/ 0915345911.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Quảng Ninh. (Nguồn: quangninh.gov)
Tỉnh Quảng Ninh đang tích cực triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, nhằm hỗ trợ đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đoan cho biết nếu doanh nghiệp, khách hàng nào phát hiện ra các tổ chức tín dụng, ngân hàng cố tình gây khó dễ, đề nghị báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước tỉnh để kịp thời điều tra, xử lý, kỷ luật nghiêm.
Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh công khai hai số điện thoại đường dây nóng để các doanh nghiệp liên hệ khi gặp vướng mắc cần tư vấn: 0904418486/ 0915345911.
Thống kê đến ngày 20/4 vừa qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho gần 2.800 khách hàng với hơn 11.000 tỷ đồng/tổng số hơn 17.000 tỷ đồng số dư nợ bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được cho vay mới hơn 4.500 tỷ đồng.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Chi nhánh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đoan khẳng định các ngân hàng không gây khó dễ cho doanh nghiệp. Qua nắm bắt, có tình trạng doanh nghiệp cứ "kêu" chung chung, nhưng khi được hỏi cụ thể lại không có ý kiến gì.
Theo ông Đoan, có doanh nghiệp chưa tìm hiểu chế độ chính sách, thậm chí không liên hệ với ngân hàng, nhưng đã gửi văn bản đi các cấp, ngành kêu cứu. Cũng có tình trạng doanh nghiệp không chứng minh được việc bị ảnh hưởng bởi đại dịch do giấy tờ sổ sách sai quy định của Nhà nước. Với những trường hợp này, nếu ngân hàng cố giúp sẽ rơi vào tình trạng không thực hiện đúng quy định của Nhà nước và phạm tội che giấu nợ xấu.
Ông Đoan khuyến cáo, lúc này doanh nghiệp cần hợp tác một cách chân thành, trung thực với ngân hàng, đặc biệt giấy tờ, sổ sách phải đúng quy định, để cùng nhau tìm phương án tháo gỡ và thuận lợi.
Tại Quảng Ninh, việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 được triển khai từ sớm, thậm chí trước khi có Thông tư 01, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng đánh giá khả năng tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân có vay vốn ngân hàng để không bị động khi triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, qua đó đã có một số giải pháp trọng tâm nhanh chóng được thực hiện.
Đồng thời Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, khó khăn, thiệt hại, tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp để kịp thời có giải pháp.
Trên cơ sở đó, chỉ đạo cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và các loại phí giao dịch, cho vay mới với lãi suất ưu đãi theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhất là với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, xuất khẩu./.
Cơ cấu hơn 63.000 tỷ đồng nợ vay bị ảnh hưởng dịch Covid-19 Tại buổi tọa đàm "Quản trị tài chính trong và sau đại dịch" do Hội Doanh nhân trẻ TPHCM và Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 8-5, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM, khẳng định không có chuyện ngân hàng ngừng cho DN vay. Sản xuất hàng thiết yếu tại TPHCM....