Mổ nội soi thành công cho bệnh nhân bị co thắt tâm vị
Ngày 30/5 bác sĩ Ck2 La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại tổng quát bệnh viện ĐKTP Cần Thơ cho biết, bệnh viện này vừa kết hợp với bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM phẫu thuật “nội soi xẻ thanh cơ thực quản tâm vị”.
Hơn 10 năm nay bệnh nhân Trần Thị Huệ (58 tuổi, ở Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ) bị chứng khó nuốt, nuốt nghẹn, ăn vào nhưng thức ăn không xuống được dạ dày, buộc bệnh nhân phải móc tay vào họng cho ói ra, đã đi chữa trị nhiều bệnh viện ở ĐBSCL nhưng không hết vì không được chẩn đoán đúng bệnh.
Bác sĩ La Văn Phú kiểm tra lại vết mổ cho bệnh nhân trước khi xuất viện
Mới đây bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện ĐKTP Cần Thơ, các bác sĩ đã tiến hành khám lâm sàng, nội soi thực quản dạ dày, chụp thực quản cản quang, chụp CT scan ngực và chẩn đoán bệnh nhân bị co thắt tâm vị.
Video đang HOT
Sau đó bệnh viện đã kết hợp với bác sĩ khoa ngoại tiêu hóa của bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành phẫu thuật qua nội soi ổ bụng, rạch dọc thực quản qua hết lớp thanh mạc và cơ một đoạn dài 6cm (phẫu thuật Heller) để thực quản dãn ra cho thức ăn xuống được dạ dày. Sau mổ một ngày, bệnh nhân ăn cháo được và hết chứng nuốt nghẹn.
Bác sĩ La Văn Phú cũng cho biết, bệnh viện đã từng mổ hở cho những bệnh nhân mắc bệnh này. Tuy nhiên mổ nội soi thì đây là lần đầu tiên. Việc quan trọng nhất của bác sĩ là phải chẩn đoán phân biệt được bệnh này với bệnh ung thư thực quản , vì triệu chứng của hai bệnh lý này có nhiều điểm dễ nhầm lẫn nhưng cách thức điều trị và tiên lượng của hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau. Co thắt tâm vị nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng loét thực quản , ung thư hóa hoặc thực quản trên chỗ co thắt bị giãn tạo thành túi phình vỡ vào trung thất có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Phạm Tâm
Theo Dân Trí
Hy hữu một vụ tai nạn nuốt nhầm đinh
Một thợ mộc người Trung Quốc đã phải phẫu thuật để cứu mạng sống của mình sau khi người này nuốt nhầm một cây đinh dài hơn 15 cm vào bụng. Tuy nhiên, vụ việc không chỉ dừng lại ở đó.
Li Xiangyang, một thợ mộc 48 tuổi sống tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, có thói quen giữ những chiếc đinh giữa hai hàm răng của mình. Tuy nhiên, không may, Li đã nuốt một chiếc đinh vào bụng sau khi bất ngờ bị ho.
Vị trí chiếc đinh trong cơ thể của Li sau khi được chụp X-quang
Ông được nhanh chóng đưa đến bệnh viện của trường Đại học Y Vũ Hán, nơi các bác sĩ đã chụp phim X-quang và phát hiện chiếc đinh đang bị mắc ở trong phổi phải của bệnh nhân.
Sau khi xác nhận vị trí của chiếc đinh, các bác sĩ đã tiến hành mổ nội soi, bằng cách đưa thiết bị vào cổ họng của Li để kéo chiếc đinh ra ngoài.
Tuy nhiên, khi chiếc đinh đang được kéo ra ngoài, Li bỗng nhiên tiếp tục lên cơn ho và chiếc đinh đã bị rơi ngược trở lại vào họng của ông.
Lần này, chiếc đinh lại bị rơi vào phổi trái của Li. Các bác sĩ phải tiến hành kiểm tra và xác định lại vị trí của chiếc đinh một lần nữa. Nhưng bệnh nhan Li lại lên cơn ho không đúng lúc, khiến chiếc đinh bị nuốt trở lại vào cổ.
Đến lần thứ 3 này, các bác sĩ không thể tìm ra được vị trí của chiếc đinh ở trong 2 lá phổi của Li. Sau khi được khám tổng thể trở lại, chiếc đinh được tìm thấy trong dạ dày của Li, và cuối cùng, chiếc đinh đã được lấy ra theo cách phẫu thuật hở.
Huy Phạm
Theo dân trí
Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan Xơ gan gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đây là bệnh tiến triển từ từ, khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã rất nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần phải phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Trước khi bị xơ gan, hầu hết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những triệu chứng phổ biến của biến thể Covid-19 mới cần lưu ý

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

Rối loạn trương lực cơ cổ: Bệnh lý hiếm gặp nhưng không thể xem nhẹ
Có thể bạn quan tâm

Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?
Nhạc việt
06:53:18 24/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi khóc mếu ở Miss World, netizen khó hiểu: "Có làm lố không?"
Sao việt
06:45:42 24/05/2025
Đây là diện mạo thật của bạn gái hot girl Huỳnh Hiểu Minh trước khi "dao kéo" 40%?
Sao châu á
06:29:30 24/05/2025
Rộ tin phá sản và nợ lương, tình hình của Quang Linh Store ra sao sau khi "Chủ tịch" bị bắt?
Netizen
06:22:43 24/05/2025
COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch
Thế giới
06:21:53 24/05/2025
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!
Ẩm thực
05:58:59 24/05/2025
5 phim 18+ Trung Quốc cấm tuyệt đối trẻ em: Hạng 1 gây sốc vì quay cảnh nóng tới 100 giờ
Phim châu á
05:55:07 24/05/2025
Mỹ nam Việt mất đúng 10s để chứng minh "đẹp hơn AI" là có thật, trời sinh để làm tổng tài ngôn tình
Hậu trường phim
05:54:12 24/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025