Mỏ neo cổ ở Huế được bán giá 3 chỉ vàng và 2 thùng bia
Ngày 28/10, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế , cho biết sau khi có chỉ đạo của tỉnh, bảo tàng đã xin chủ nhân mỏ neo khổng lồ chuyển nhượng lại cho bảo tàng với đúng giá đã mua trước đó, để phục vụ mục đích nghiên cứu và trưng bày.
Theo đó, anh Nguyễn Văn Chinh (giáo viên cấp 3, Thuận An, huyện Phú Vang – người mua mỏ neo từ ngư dân Nguyễn Hảo) đã đồng ý chuyển nhượng lại cho bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh. Giá khi anh mua mỏ neo từ ông Hảo với giá 3 chỉ vàng (loại nhẫn vàng) và 2 thùng bia – tương ứng gần 11 triệu cũng là giá giữa anh và bảo tàng trên đồng ý để chuyển giao giữa hai bên.
Chiếc mỏ neo cổ này được làm bằng gỗ, dài 8,1 m
Ông Cao Huy Hùng – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Hiện tôi đang làm tờ trình gửi cấp trên, khoảng tuần sau sẽ tiến hành các thủ tục vận chuyển mỏ neo từ nhà anh Chinh lên bảo tàng ở Huế. Dự tính sẽ khó khăn vì mỏ neo nặng và dài quá (hơn 8m) và có thể đi kết hợp phương tiện đường thủy và đường bộ với nhiều người trợ giúp. Kinh phí ngoài phần đưa cho anh Chinh cũng phải tính đến nhiều ở tiền công cho dân, tiền đưa lên TP Huế”.
Sau khi đưa về bảo tàng, dự tính chiếc neo sẽ được đặt ở phía trong sảnh giữa, nơi có những cổ vật lịch sử xưa quý hiếm ở Huế như thuyền độc mộc, trống đồng. Tiếp đó, bảo tàng sẽ lập hội đồng chuyên môn để thẩm định phần gỗ và sắt bọc mỏ neo, để có kết luận về niên đại cũng như độ quý hiếm về hiện vật độc đáo trên. Vì như theo như ông Hùng nhận định, chiếc neo phải thuộc một chiếc thuyền xưa cỡ rất lớn.
Anh Chinh cho biết: “Đã có một số người hỏi nhưng tôi đã đồng ý chuyển nhượng cho bảo tàng Lịch sử Cách mạng với mục đích chiếc mỏ neo hiếm thấy này sẽ được trưng bày cho các tầng lớp, đặc biệt là thế hệ trẻ và con cháu đời sau được chiêm ngưỡng và học tập. Đó là một hiện vật quý, ít nơi trên nước Việt Nam này có được. Nó sẽ góp phần làm cho kho di sản của Huế thêm độc đáo, phong phú thêm”.
Trước đó, đã thông tin, anh Chinh đã mua lại chiếc mỏ neo khổng lồ rất độc đáo kể trên vào đầu tháng 10/2014 của một ngư dân đi biển phát hiện trục vớt về. Qua đo đạc ban đầu, mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất tốt, cứng và dường như không bị tác động bởi nước biển. Riêng phần sắt bọc đã bị oxy hóa phần lớn. Nhiều nhà chuyên môn, ngư dân nhận định đây là mỏ neo ít khi thấy và thuộc một tàu lớn thời xưa, thuộc dạng quý hiếm.
Video đang HOT
Chiếc mỏ neo cổ được tìm thấy ở cửa biển Thuận An
Có khả năng chiếc mỏ neo này có từ thời chúa Nguyễn (thế kỷ thứ 17)
Theo Ngọc Trân (Khám phá)
Trao thưởng cho người giao nộp 2 khẩu súng thần công
UBND tỉnh Nghệ An đã trao thưởng cho anh Nguyễn Văn Bình (trú tại xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên) - người đã phát hiện và giao nộp hai khẩu súng thần công cho bảo tàng tỉnh này.
Hai khẩu súng thần công được phát hiện dưới sông Lam vào ngày 19/8/2012
Anh Nguyễn Văn Bình là người trục vớt và giao nộp hai khẩu súng thần công được phát hiện dưới sông Lam vào ngày 19/8/2012. Như Dân trí đưa tin, sáng ngày 19/8/2012, một số dân chài trong lúc chài lưới đánh bắt cá trên sông Lam thuộc địa phận xã Hưng Hòa (TP Vinh) - cách khu vực cầu Bến Thủy khoảng 500m thì thấy lưới mắc phải vật cứng, không thể di chuyển.
Sau khi lặn xuống kiểm tra gỡ lưới, người dân phát hiện một vật cứng bằng sắt, dài, quấn chặt lấy chiếc lưới. Mọi người cùng nhau tìm cách đưa vật lạ lên nhưng không được do thanh sắt quá nặng. Nhận được thông tin, anh Nguyễn Văn Bình - chuyên thu mua sắt vụn ở địa phương - đã thuê xà lan cùng đội lặn đến khu vực này để trục vớt thanh sắt.
Tuy nhiên, khi đưa lên khỏi mặt nước mọi người mới ngỡ ngàng khi "thanh sắt" đó chính là một khẩu súng thần công vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Sau đó, anh Bình nhận được thông tin, cách đó khoảng 5 ngày, một số dân chài lưới cũng đã phát hiện một khẩu súng tương tự gần khu vực này nhưng họ đã bán phế liệu nên anh Bình tìm mua lại.
Khẩu súng nhỏ hơn nặng gần 500kg vẫn còn khá nguyên vẹn khi được trục vớt lên bờ
Do nằm dưới nước lâu nên hai khẩu súng đều bị hoen rỉ, rêu bám đầy.Hai khẩu súng có hình trụ, lớn dần từ miệng đến chuôi súng, có 3 phần rõ rệt gồm nòng, bầu và chuôi. Ngay sau đó, anh Bình đã đem giao nộp cả hai khẩu súng thần công cho bảo tàng tỉnh Nghệ An để phục vụ công tác nghiên cứu.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Kiếm, PGĐ bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, khẩu súng thứ nhất có chiều dài 3,7m, rộng 18cm, đường kính đầu súng 21cm, nặng trên 2 tấn. Khẩu súng thứ 2 có chiều dài 1,38m, đường kính gò súng 7,2cm, nặng gần 500kg.
Ba khẩu súng thần công đang được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Nghệ An
Các chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam và Khảo cổ học dưới nước và đánh giá, 2 khẩu súng trên có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ thứ XIX. Các chuyên gia cũng nhận định, hai khẩu súng thần công có thể nằm trên con tàu chiến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh hoặc trên con tàu buôn của thương lái Nhật Bản ở thế kỷ XVIII-XIX, bị đắm trên sông Lam. Qua thời gian, do dòng chảy thay đổi nên hai khẩu súng thần công này mới phát lộ ra.
Nguồn tin riêng của Dân trí từ bảo tàng tỉnh Nghệ An và anh Bình đều có nhận định, con tàu bị đắm vẫn đang nằm trên sông Lam nhưng rất khó khăn để trục vớt. "Nếu trục vớt được con tàu đắm đó thì chắc chắn sẽ có nhiều cổ vật bên trong, phục vụ cho việc nghiên cứu", một chuyên gia nói.
Khẩu súng thần công lớn nặng trên 2 tấn là khẩu súng lớn nhất trong 7 khẩu súng thần công ở hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh
Phần gỗ trên khẩu súng thần công nghi nằm trên con tàu đắm dưới sông Lam
Được biết, khẩu súng thần công lớn mà ông Bình giao nộp cho bảo tàng tỉnh Nghệ An là khẩu súng lớn nhất trong số 7 khẩu súng thần công được người dân phát hiện và giao nộp đang được trưng bày tại bảo tàng 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sau khi thành lập hội đồng thẩm định cổ vật đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa và giá trị kinh tế của hai khẩu súng thần công, ngày 25/9/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã trao thưởng cho anh Bình theo đúng quy định.
Nguyễn Duy - Lương Sơn
Theo Dantri
Hà Tĩnh: Phát hiện nhiều hiện vật bằng đá có niên đại trên 4.000 năm Ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, cơ quan này vừa phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam và Trường đại học KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội tiến hành khảo sát nghiên cứu một số di chỉ khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đã phát hiện nhiều công cụ bằng đá thời...