Mở nắp quan tài mà không lường trước, chuyên gia khảo cổ nôn thốc nôn tháo: Điều bất ngờ nằm ngay phía dưới quan tài
Tưởng rằng trộm mộ đã lấy sạch đồ tùy táng, các chuyên gia khảo cổ vẫn nỗ lực tìm hiểu. Bí mật hé lộ ngay sau đó.
Dù vậy, quan tài vẫn còn nên họ vẫn quyết định mở nắp quan tài mà không lường trước được điều gì đang chờ họ.
Vào tháng 4 năm 1980, các nhà khảo cổ học ở Cục Di tích Văn hóa thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc mới tìm thấy Sùng Lăng nơi an táng của hoàng đế Quang Tự. Tuy nhiên nơi này đã bị xuống cấp nghiêm trọng, dù ở dưới đất nhưng bên trong lăng đầy bùn, nước vẫn đang nhỏ giọt ở bên trên.
Bên trong lăng, có quan tài của vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ. Quan tài của hoàng hậu đã bị mở ra, còn quan tài của nhà vua thì bị đục thủng.
Hình ảnh bên trong lăng mộ của vua Quang Tự. (Ảnh từ Sohu)
Không chần chừ, các chuyên gia đã quyết định khẩn trương mở quan tài của hoàng đế để xem xét. Lập tức, họ bị nôn thốc nôn tháo. Nguyên nhân không quá bất ngờ.
Sau khi quan tài được mở ra, các chuyên gia thấy hài cốt của hoàng đế bị úp xuống, một bên giày đã bị lấy mất, xung quanh có rất nhiều mảnh vụn, mảnh vỡ. Quần áo của hoàng đế đã bị mục nát, xương và tóc trộn lẫn với bùn nhão khiến cho cả quan tài sực mùi ẩm mốc, ai hít phải cũng nôn thốc nôn tháo.
Video đang HOT
Một số di vật văn hóa mà các nhà khảo cổ tìm thấy bên trong lăng mộ. (Ảnh từ Sohu)
Ngoại trừ thi hài và những mảnh gỗ mủn, tất cả bảo vật tùy táng bên trong lăng mộ đều đã bị kẻ trộm lấy cắp hết khiến cho đoàn chuyên gia vô cùng thất vọng. Tuy nhiên, với quyết tâm bảo vệ di tích văn hóa quốc gia, dù mùi trong lăng mộ vô cùng kinh khủng, họ vẫn nỗ lực dọn sạch thi thể của nhà vua.
Trong khi làm sạch thi hài, các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra dưới quan tài là một giếng vàng, bên trong có tới hơn 200 món trang sức quý giá. Họ còn tìm thấy trong bàn tay nắm chặt của hoàng đế Quang Tự là một chiếc vòng ngọc phỉ thúy và một viên đá quý hình hoa sen.
Một số di vật văn hóa mà các nhà khảo cổ tìm thấy bên trong lăng mộ. (Ảnh từ Sohu)
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 13 mảnh vải satin thượng hạng nhiều màu trong quan tài của nhà vua và 3 mảnh trong quan tài của hoàng hậu. Hai chiếc quan tài đều được làm bằng loại gỗ nanmu quý giá, 4 phía xung quanh quan tài đều được khắc chữ Phạn.
Rất may những bảo vật này không bị những tên phát hiện, tất cả những gì còn lại mà các chuyên gia đã tìm được đều không chỉ là di vật văn hóa cấp quốc gia có giá trị rất lớn mà còn là cơ sở thực tế để họ tiến hành nghiên cứu về triều đại nhà Thanh.
Khám phá bức vẽ thần nhện khổng lồ 3.200 năm tuổi
Bức tranh tường được phát hiện năm 2020 được cho là mô tả một thần nhện khổng lồ liên quan đến mưa và việc sinh sản.
Các nhà khảo cổ học ở miền Bắc Peru đã xác định bức tranh tường 3.200 năm tuổi bên hông một ngôi đền cổ bằng gạch nung được cho là mô tả vị thần nhện khổng lồ cầm gươm, có liên quan đến mưa và việc sinh sản, theo Guardian.
Bức tranh được sơn màu nâu đất, vàng, xám và trắng trên bức tường của cấu trúc gạch nung có kích thước 15 m x 5 m ở tỉnh Virú thuộc vùng La Libertad của Peru. Nó được phát hiện vào năm 2020 sau khi phần lớn di tích bị phá hủy khi nông dân địa phương cố gắng mở rộng các đồn điền trồng bơ và mía.
Các chuyên gia tin rằng ngôi đền được xây dựng bởi nền văn hóa Cupisnique. Ảnh: AFP/Getty Images.
Các chuyên gia tin rằng ngôi đền được xây dựng bởi nền văn hóa Cupisnique tiền Colombia đã phát triển dọc theo bờ biển phía bắc của Peru hơn 3.000 năm trước.
Nhà khảo cổ học Régulo Franco Jordán cho biết vị trí chiến lược gần sông của ngôi đền này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng đây là ngôi đền thờ các vị thần nước.
Bức tranh được sơn màu nâu đất, vàng, xám và trắng trên bức tường của đền thờ gạch nung ở tỉnh Virú thuộc vùng La Libertad của Peru. Ảnh: AFP/Getty Images.
Ông nói với tờ La República của Peru: "Những gì chúng ta có được ở đây là một ngôi đền từng là trung tâm nghi lễ hàng nghìn năm trước".
"Con nhện vẽ trên đền thờ gắn liền với nước và là loài động vật rất quan trọng trong các nền văn hóa tiền Tây Ban Nha. Có thể đã có một buổi lễ thần nước thiêng liêng, đặc biệt được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 3 khi những cơn mưa từ các khu vực cao hơn đổ xuống".
Theo các nhà khảo cổ học, khoảng 60% khu di tích nằm cách Lima 500 km về phía bắc này đã bị phá hủy vào tháng 11/2020 khi nông dân trong vùng sử dụng máy móc hạng nặng để mở rộng cánh đồng trồng trọt.
Jordán đã đặt tên ngôi đền là Tomabalito theo tên địa điểm khảo cổ gần đó được biết đến là el Castillo de Tomabal.
"Di tích này đã được đăng ký. Việc khai quật sẽ được hoãn cho đến khi đại dịch Covid-19 kết thúc và nó sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng", ông nói với La República.
Thần nhện không phải là tác phẩm nghệ thuật về động vật cổ đại duy nhất xuất hiện ở Peru trong những tháng gần đây. Vào tháng 10/2020, hình vẽ của một con mèo khổng lồ có niên đại khoảng từ năm 200 trước Công nguyên đến năm 100 trước Công nguyên đã xuất hiện trong quá trình nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận một trong những ngọn đồi nhìn ra cung đường địa hình Nazca nổi tiếng của đất nước.
Phát hiện hộp sọ khổng lồ của cá sấu 8 triệu năm tuổi Các nhà khoa học phát hiện hộp sọ của một cá thể cá sấu khổng lồ dài hơn 5 mét 8 triệu năm tuổi ở Australia. Hộp sọ của cá sấu 8 triệu năm tuổi từng là một loài săn mồi lớn, sinh sống ở vùng gần Alive Springs, Northern Territory, Australia. Cá thể cá sấu khổng lồ dài hơn 5,1 mét, chưa...