Mở mộ cổ, chuyên gia thất kinh khi thấy thi hài da vẫn đàn hồi như người sống
Thi hài này hóa ra còn có thân phận rất đặc biệt.
Vào những năm 1970, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc tìm thấy một cỗ quan tài kỳ lạ ở Xích Phong, Nội Mông, Trung Quốc. Bên trong quan tài là thi hài nữ mặc áo long bào đính vô số viên ngọc trai quý giá.
Long bào thời phong kiến xưa thường chỉ dành cho hoàng đế. Người khác nếu mặc áo long bào sẽ mắc đại tội và bị trừng phạt chu di cửu tộc.
Đó chưa phải là điều bất ngờ nhất. Thi hài nữ này dù trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn, da dẻ vẫn đàn hồi như người sống. Ngay khi mở quan tài, các chuyên gia bị một phen thất kinh khi thấy chuyện kỳ quái này.
Thi hài nữ này mặc long bào chứng tỏ người này phải có thân phận cao quý. Giới khảo cổ học lúc bấy giờ vô cùng tò mò về thân thế của chủ nhân ngôi mộ.
Trong lịch sử Trung Quốc, nữ hoàng đế duy nhất chỉ có Võ Tắc Thiên. Phải chăng đây là lăng mộ của bà? Tuy nhiên, sau khi thẩm định, các nhà khảo cổ xác nhận rằng ngôi mộ cổ này từ thời nhà Thanh.
Video đang HOT
Các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một cỗ quan tài kỳ lạ với bên trong là thi hài nữ. (Ảnh: Sohu)
Lăng mộ này có diện tích rất lớn, rộng 45m từ đông sang tây, dài 105m từ bắc xuống nam, diện tích khoảng 5.000m2. Chủ nhân lăng mộ còn đội mũ phượng quan bằng vàng.
Thi hài nữ này cao khoảng 1m5 đến 1m6, mái tóc của bà dài tới 75cm. Trên tay của bà đeo một chiếc nhẫn vàng và một chiếc vòng vàng. Chân đi một đôi giày thêu màu đỏ.
Kiểm tra thi thể chủ nhân lăng mộ, các chuyên gia còn phát hiện phần đùi có dấu máu. Vì sao vị nữ chủ nhân này lại có vết thương như vậy thì các chuyên gia chưa tìm ra lời giải đáp.
Sau khi xác định các văn tự trên văn bia, các chuyên gia nhận ra thi hài nữ này là Vinh Hiến công chúa – người con gái thứ 3 của hoàng đế Khang Hy. Bà là công chúa được vị hoàng đế này vô cùng yêu thương. Mẹ của công chúa là Vinh phi Mã Giai thị và bà là một trong những sủng phi của Khang Hy.
Thi hài nữ mặc áo long bào này là Cố Luân Vinh Hiến Công chúa. (Ảnh: Sohu)
Dù được vua cha yêu chiều, nhưng Vinh Hiến công chúa ngay từ khi 9 tuổi đã phải cùng Ô Nhĩ Cổn, con trai của Ba Lâm Quận vương Ngạc Tề Nhĩ – thủ lĩnh của Nội Mông cử hành lễ đính hôn. Đây là một cách liên hôn của nhà Thanh với các bộ tộc Nội Mông nhằm mục đích giữ gìn sự ổn định của đất nước.
Khi công chúa đủ 19 tuổi, nàng mới thành thân và rời kinh thành để về nhà chồng. Sau cuộc hôn nhân chính trị này, Khang Hy phong cho con gái cưng là Cố Luân Vinh Hiến Công chúa – tước hiệu vốn chỉ dành cho công chúa do hoàng hậu sinh ra.
Cuộc hôn nhân của Vinh Hiến công chúa và Ô Nhĩ Cổn rất hạnh phúc. Đến năm Ung Chính thứ 6 (1728), Vinh Hiến công chúa bệnh mất, hưởng thọ 56 tuổi.
Để ghi nhận những cống hiến của công chúa cho đất nước, hoàng đế Ung Chính ban tặng cho bà một chiếc áo long bào đính ngọc trai vô cùng quý giá. Vinh dự này trong lịch sử các triều đại phong kiến chỉ có một mình công chúa Vinh Hiến nhận được. Điều này cũng cho thấy địa vị của bà khi còn sống rất cao quý.
Con trai của Vinh Hiến công chúa sau khi mẹ mất đã xây dựng một lăng mộ đồ sộ giữa thảo nguyên để dành tặng cho bà.
Đào mộ cổ, choáng váng với báu vật 3.500 năm vẫn tỏa sáng
Một ngôi mộ cổ chứa 3 thi hài từ thế kỷ thứ XIV trước Công Nguyên gây bất ngờ với một báu vật vô song tiết lộ công nghệ đi trước thời đại từng hiện diện ở vùng đất thuộc nước Đức ngày nay.
Theo Live Science, báu vật đó là một thanh kiếm tỏa sáng một cách không thể tin nổi sau gần 3.500 năm chôn vùi dưới lòng đất.
Thanh kiếm báu được phát hiện tại thị trấn Nordlingen ở bang Bavaria, trong mộ cổ chứa thi hài một nam giới, một phụ nữ và một trẻ em. Có vẻ như 3 người được chôn cất cách nhau không lâu, nhưng không rõ mối liên hệ giữa họ là như thế nào, theo thông báo từ Văn phòng Bảo vệ di tích bang Bavaria.
Thanh bảo kiếm "thời gian không chạm đến" trong ngôi mộ cổ ở Đức - Ảnh: VĂN PHÒNG BẢO VỆ DI TÍCH BANG BAVARIA
Thanh kiếm được bảo quản rất tốt, vẫn tỏa ra ánh sáng rạng rỡ trong các bức ảnh chụp hiện trường dù phần tay cầm có đôi phần ngả xanh do đồng bị oxy hóa.
Chuôi kiếm hình bát giác được trang trí công phu, trong khi phần lưỡi của nó được đúc bằng kỹ thuật cao với trọng tâm dồn về đầu kiếm, khiến nó trở thành một vũ khí tấn công cực kỳ hiệu quả.
Dù vậy, không có bất kỳ vết xước hay bị mài mòn nào trên kiếm, cho thấy nó được dùng với mục đích nghi lễ hơn là thực chiến.
Phát hiện một cổ vật quý giá như vậy là rất hiếm hoi trong khu vực vốn rất nhiều mộ cổ nhưng hầu hết bị cướp phá.
Các vũ khí được chế tác tinh xảo và bảo quản đặc biệt tốt như thanh kiếm nói trên rất có giá trị về mặt khoa học, bởi có thể tiết lộ trình độ công nghệ của nền văn minh đã tạo ra nó. Rõ ràng với tuổi đời gần 3.500, nó là báu vật được làm ra bởi những nhà luyện kim có trình độ vượt trội so với hầu hết thế giới vào cùng thời điểm.
Vì sao long bào của Hoàng đế Trung Quốc không bao giờ được giặt? Long bào của Hoàng đế Trung Quốc là trang phục đặc biệt, thể hiện quyền uy của người đứng đầu nên không thể làm sạch theo cách thông thường. Trong triều đại phong kiến Trung Quốc, Hoàng đế là bậc chí tôn, có thân phận cao quý nên mọi đồ dùng mà Hoàng đế sử dụng đều là những đồ quý giá. Đặc...