Mờ mịt viễn cảnh thoái vốn tại Tổng công ty Sông Hồng
Với tình trạng bết bát của Tổng công ty Sông Hồng hiện nay, viễn cảnh thoái 49,04% vốn trong năm 2019, thậm chí là đến hết năm 2020 theo đề xuất của tổ đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này là rất mờ mịt.
Báo cáo tài chính quý III/2019 của Công ty mẹ Tổng công ty Sông Hồng (SHG) cho thấy, tại thời điểm 30/9/2019, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trị giá 536 tỷ đồng, giảm so với mức 586,5 tỷ đồng đầu năm.
Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền 7,1 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn 321 tỷ đồng, hàng tồn kho 196,2 tỷ đồng.
Trong các khoản phải thu ngắn hạn, phần giá trị phải thu khách hàng là 189 tỷ đồng, gồm 7 tỷ đồng từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, 8,9 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Bất động sản Đông Đô, 312 triệu đồng từ Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, 173 tỷ đồng từ các đối tượng khác.
Phần lớn các khoản phải thu không có khả năng thu hồi khi SHG trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 310 tỷ đồng.
Trong hạng mục hàng tồn kho 196,2 tỷ đồng, có khoản tiền Tổng công ty chi ra để mua một số lô đất tại Khu biệt thự Tây Hồ.
Các lô đất này đã được chuyển nhượng cho các cá nhân bên ngoài, nhưng do chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý nên vẫn đang theo dõi trên khoản mục hàng tồn kho.
Video đang HOT
Khoản tiền nhận được từ việc bán lô đất đã được tính trên khoản mục người mua trả tiền trước trên báo cáo tài chính giữa niên độ 2019, với giá trị 24,6 tỷ đồng.
Về tài sản dài hạn, tổng giá trị tại thời điểm 30/9/2019 là 471 tỷ đồng, giảm so với mức 477,3 tỷ đồng đầu năm.
Trong đó, tài sản cố định hữu hình chỉ còn 4,2 tỷ đồng so với nguyên giá 57,4 tỷ đồng, giảm 53,2 tỷ đồng do hao mòn lũy kế.
Bất động sản đầu tư vẫn được xác định giá trị nguyên giá là 56,2 tỷ đồng. Trong khoản mục tài sản dài hạn khác, giá trị lợi thế 2 lô đất số 70 An Dương và tại Chi nhánh Lào Cai được ước tính 10,37 tỷ đồng.
Trong 471 tỷ đồng còn bao gồm các khoản phải thu dài hạn 298,67 tỷ đồng, chiếm gần 2/3. Vì vậy, con số tính cả “cua trong lỗ” này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có thu về được toàn bộ giá trị phải thu trong dài hạn hay không.
Ngoài ra, trong mục tài sản dài hạn còn có khoản mục tài sản dở dang, chủ yếu là chi phí xây dựng cơ bản dở dang 36,2 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 65,3 tỷ đồng.
Dự án Khách sạn Royal Sông Hồng được xác định giá trị xây dựng cơ bản 35,6 tỷ đồng. Dự án này đã được Bộ Xây dựng chấp thuận chủ trương cho phép SHG được tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án.
Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tính đến thời điểm cuối quý III/2019, Tổng công ty đầu tư vào 6 công ty con, 13 công ty liên kết cùng 7 công ty khác, với tổng giá trị đầu tư 286,5 tỷ đồng.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, hầu hết các khoản đầu tư không đem lại cổ tức, lợi nhuận cho SHG, bởi phần nhiều các công ty được đầu tư cũng đang trong tình trạng thua lỗ, khiến Tổng công ty phải thực hiện trích lập dự phòng đầu tư tài chính, với giá trị gần 221 tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy, con số tổng tài sản còn lại vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng tính đến 30/9/2019 tại bảng cân đối kế toán của SHG gần như chỉ là các con số liệt kê “cho có”, giá trị thực tính toán còn lại trên thực tế là rất thấp.
Thêm vào đó, với khoản nợ còn treo 1.635 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 628,5 tỷ đồng trên vốn điều lệ 270 tỷ đồng thì rõ ràng, Tổng công ty gần như rơi vào tình trạng trắng tay.
Trong tình cảnh này, khó có một kịch bản thoái vốn khả thi tại SHG thông qua đấu giá công khai 49,04% phần vốn nhà nước còn lại sau cổ phần hóa trị giá 132,4 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6/2019. Chính bản thân lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận, khả năng SHG phá sản là rất lớn.
Hiểu Minh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Vinaconex 'cởi trói', room ngoại về mức 49%
Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG) vừa thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa áp dụng đối với doanh nghiệp này là 49%, thay vì mức 0% hiện tại.
Hơn 1 năm trước, vào tháng 11/2018, trước khi diễn ra phiên đấu giá bán cổ phiếu VCG thuộc sở hữu của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Viettel, Vinaconex bất ngờ ra thông báo giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 49% về 0%, hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Nguyên nhân là trong số mã ngành, nghề đăng ký kinh doanh của Vinaconex có một vài ngành nghề bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 0% như xuất khẩu lao động, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn; bán buôn thuốc lá và bán xăng dầu.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào tháng 6, cổ đông công ty đã thông qua việc loại bỏ, thay đổi ngành nghề kinh doanh để tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trở lại 49% . Sau đó, tổng công ty đã thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 1/8 vừa qua. Vinaconex hiện có 24 mã ngành kinh doanh.
Hôm 30/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra quyết định cho Vinaconex khôi phục lại room ngoại ở mức 49%.
Lũy kế 9 tháng, Vinaconex báo doanh thu thuần 6.237 tỷ đồng, thực hiện 62% kế hoạch năm. Trong đó, hoạt động xây lắp chiếm một nửa doanh thu, kinh doanh bất động sản đóng góp 22%. Doanh thu còn lại đến từ sản xuất công nghiệp, hoạt động giáo dục, cho thuê, cung cấp dịch vụ. Giá vốn hàng bán giảm 5,4%, nhờ đó lợi nhuận gộp tăng 21% lên 926,4 tỷ đồng. Vinaconex báo lãi ròng 9 tháng đạt 564 tỷ đồng, tăng trưởng 54% so với cùng kỳ 2018 và thực hiện 76% kế hoạch năm. Lãi ròng cổ đông công ty mẹ đạt 469 tỷ đồng, tăng 71%.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của Vinaconex đạt 20.077 tỷ đồng, trong đó 62% là tài sản ngắn hạn. Trong đó phải thu ngắn hạn gần 6.717 tỷ đồng, chiếm 58% là phải thu khách hàng gồm 802 tỷ đồng từ Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh, 153 tỷ đồng tại ADG Holding, cùng 2.373 tỷ đồng từ khách hàng khác. Hàng tồn kho hơn 3.120 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Bên cạnh đó, công ty cũng có 1.572 tỷ đồng tài sản dở dang dài hạn với 913,8 tỷ đồng tại dự án Cái Giá, Cát Bà. Vinaconex đang nợ tài chính hơn 4.106 tỷ đồng, với 65% là vay ngắn hạn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 849 tỷ đồng, bên cạnh quỹ đầu tư phát triển 942 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần 355 tỷ đồng.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Cáp treo Bà Nà báo lãi 1.321 tỷ đồng sau nửa năm 2019 Báo cáo công bố thông tin định kỳ được Công ty CP Dịch vụ Cáp treo Bà Nà gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 1.321,3 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Báo cáo cũng cho biết, quy...