Mờ mịt triển vọng hạ nhiệt xung đột ở Dải Gaza
Khả năng tìm kiếm lệnh ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas của người Palestine ở Dải Gaza trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi Tel Aviv quyết định tăng cường hoạt động tấn công, bất chấp kêu gọi của cộng đồng quốc tế.
New York Times ngày 25/12 dẫn lời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố các lực lượng nước này đang và sẽ tăng cường chiến dịch tấn công nhắm vào phong trào vũ trang Hamas ở Dải Gaza dù phải hứng thiệt hại về nhân lực.
“Chiến sự đang khiến chúng ta phải trả giá đắt. Nhưng chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục chiến đấu”, Thủ tướng Israel tuyên bố.
Theo thông báo phát đi trước đó cùng ngày, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, họ đã tấn công hơn 200 mục tiêu ở Dải Gaza trong 24h gần nhất. Phát ngôn viên IDF Daniel Hagari tiết lộ thêm, lực lượng mặt đất Israel đang giao tranh trong một “khu vực dày đặc” ở thành phố Khan Younis lớn nhất phía Nam Dải Gaza và dự kiến triển khai bổ sung binh sĩ để tìm kiếm và phá hủy các đường hầm của Hamas. Xung đột ở phía Bắc Dải Gaza cũng có dấu hiệu leo thang, dù Israel đã kiểm soát hầu hết khu vực được vài tuần. Theo AP, Israel mất 17 binh sĩ vì chiến sự Gaza trong cuối tuần qua, nâng tổng số binh sĩ thiệt mạng lên 156.
Hầu hết nhà cao tầng ở Dải Gaza đã bị phá hủy hoặc hư hại đến mức không thể ở được do chiến sự. Ảnh: GettyImages
Video đang HOT
Việc chiến sự mở rộng về quy mô được đánh giá là sẽ khiến tình hình nhân đạo ở Dải Gaza tiếp tục diễn biến xấu đi và gia tăng nguy cơ dẫn đến tính toán sai lầm về mục tiêu, dẫn đến thương vong cho dân thường.
NBCNews dẫn thông báo của cơ quan y tế tại Dải Gaza thống kê, ít nhất 70 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một cuộc tập kích dữ dội trong đêm Giáng sinh 24/12 do IDF thực hiện nhắm vào khu trại tị nạn al_Maghazi tại miền Trung Dải Gaza. IDF chưa trực tiếp xác nhận vụ tấn công, nhưng cho biết họ đang xem xét các báo cáo về “sự cố” tại trại tị nạn al_Maghazi. Theo AP, tại bệnh viện al-Aqsa gần hiện trường, những người bị thương và thiệt mạng được chuyển đến liên tục. Trong số họ có hàng chục nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Thông tin về việc Israel tăng cường hoạt động tấn công được loan báo chỉ hai ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) ra nghị quyết kêu gọi các bên tuân thủ các nghĩa vụ luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế; tăng cường cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp, an toàn và không bị cản trở một cách trực tiếp cho dân thường Palestine ở Dải Gaza; trả tự do cho các con tin ngay lập tức và vô điều kiện; nhanh chóng thiết lập một cơ chế của LHQ để đẩy nhanh các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến Gaza thông qua các quốc gia không can dự vào cuộc xung đột; đồng thời đảm bảo rằng hàng viện trợ đến được với người dân ở khu vực. Rõ ràng, việc chiến sự leo thang sẽ khiến các hoạt động viện trợ vào Dải Gaza gặp nhiều khó khăn.
Nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã liên tiếp kêu gọi các bên xung đột nhanh chóng tìm kiếm giải pháp hạ nhiệt xung đột. Tuần trước, sau sự cố quân đội Israel nổ súng làm chết 3 con tin Israel ở phía Bắc Gaza do nhầm tưởng họ là mối đe dọa, chính phủ của Thủ tướng Netanyahu đã hứng áp lực lớn hơn từ dư luận trong và ngoài nước về việc phải thúc đẩy nỗ lực đàm phán để giải cứu các con tin. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã đi vào ngõ cụt khi Israel không sẵn sàng ngừng bắn lâu dài; còn Hamas ngày 25/12 tuyên bố trên TASS rằng họ từ chối tham gia đàm phán bất kỳ thỏa thuận mới nào về trao đổi con tin tại Dải Gaza, trước khi Israel chấm dứt các hoạt động quân sự.
Từ phía Mỹ, dù ủng hộ Israel trong chiến dịch nhắm vào Hamas, Washington gần đây tỏ ra lo lắng và hối thúc Tel Aviv cải thiện nỗ lực bảo vệ dân thường Palestine. Trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cách đây vài hôm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố: “Bảo vệ thường dân Palestine ở Gaza vừa là nghĩa vụ đạo đức vừa là yêu cầu chiến lược”. Trước áp lực từ Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Gallant khi đó tuyên bố nước này đang cân nhắc về giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến. “Chúng tôi sẽ sớm có thể phân tách được các khu vực khác nhau tại Gaza”, ông Gallant mô tả.
“Ở những nơi chúng tôi đã đạt mục tiêu, chúng tôi sẽ chuyển dần sang giai đoạn tiếp theo và bắt đầu đưa người dân (Palestine) trở lại”. Tuy nhiên, quan chức Israel đã không nêu kế hoạch cụ thể hay mốc thời gian nào cho khả năng cho người Palestine trở về nhà cửa của họ.
Bước sang ngày giao tranh thứ 80, hầu hết nhà cao tầng tại Dải Gaza đã đổ sập dưới hỏa lực của Israel. Số liệu của LHQ được AlJazeera công bố cuối tháng 11/2023 cho thấy, hơn 234.000 ngôi nhà đã bị hư hại trên khắp Dải Gaza và 46.000 ngôi nhà bị phá hủy, chiếm khoảng 60% nguồn cung nhà ở cho 2,3 triệu người Palestine. Với cường độ giao tranh hiện tại, nếu tình hình không sớm hạ nhiệt, Dải Gaza có thể trở thành mảnh đất không thể sinh tồn và triển vọng đưa người Palestine trở về nhà cửa của họ trở nên bất khả thi. Về thương vong, tính đến ngày 25/12, hơn 20.000 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 52.000 người khác bị thương. Tuy nhiên, trong số 36 bệnh viện được đăng kí ở Dải Gaza, hiện chỉ còn 9 cơ sở duy trì hoạt động một phần. Tất cả các bệnh viện này đều ở phía Nam dải đất và đang trong tình trạng quá tải.
Trong thông điệp phát đi trước lễ Giáng sinh, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố: “Sự tàn phá của hệ thống y tế Gaza là một thảm kịch… Chúng tôi kêu gọi áp đặt một lệnh ngừng bắn ngay lập tức”
Israel Hamas gia hạn ngừng bắn
Lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza giữa Israel và lực lượng Hamas được gia hạn trước khi hết hiệu lực khoảng 10 phút, mở ra cơ hội tiến hành thêm các đợt trao đổi người và tiến đến đàm phán hòa bình.
Hãng tin Reuters trưa nay (30/11) dẫn thông báo của quân đội Israel xác nhận lệnh ngừng bắn với Hamas được gia hạn "nhờ nỗ lực của các nhà hòa giải quốc tế nhằm tiếp tục tiến trình giải phóng các con tin và đảm bảo các điều khoản thỏa thuận được thực thi đầy đủ".
Một gia đình người Palestine nấu ăn giữa đống đổ nát ngoài trời ở Dải Gaza. Ảnh: AP
Hamas sau đó xác nhận thông tin này, cho biết việc gia hạn sẽ có hiệu lực một ngày nữa. Lệnh ngừng bắn đầu tiên có hiệu lực hôm 24/11 kéo dài 4 ngày, sau đó được gia hạn thêm hai ngày và hết hạn lúc 7 giờ sáng ngày 30/11 (12 giờ theo giờ Việt Nam).
Theo AlJazeera, các bên gia hạn thỏa thuận ngừng bắn chỉ 10 phút trước khi nó hết hiệu lực, chỉ dấu cho thấy các nhà hòa giải quốc tế, với vai trò chính thuộc về Qatar, Ai Cập và Mỹ, đã rất cố gắng để thuyết phục các bên xung đột tiếp tục hòa hoãn.
Bộ Ngoại giao Qatar cùng ngày thông tin, cơ chế ngừng bắn trong đợt gia hạn mới nhất sẽ tương tự những thỏa thuận trước đó. "Mọi hoạt động quân sự dừng lại và viện trợ nhân đạo được phép đi vào Dải Gaza", Bộ Ngoại giao Qatar tuyên bố.
Tuy không kéo dài, nhưng việc các bên ngừng bắn rõ ràng sẽ mở đường tiến hành thêm các đợt trao đổi con tin mới. Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết họ đã nhận danh sách phụ nữ và trẻ em dự kiến được Hamas thả trong ngày 30/11.
Quân đội Israel cho biết còn 140 con tin nữa vẫn đang mắc kẹt ở Dải Gaza. Phần lớn những người này do Hamas giữ. Israel từng tuyên bố họ sẽ gia hạn ngừng bắn một ngày cho mỗi 10 con tin được trao đổi.
Nhờ thỏa thuận ngừng bắn, sau 6 đợt trao đổi người trong 6 ngày vừa qua, Hamas đã thả 70 người Israel, còn Tel Aviv phóng thích 210 người Palestine. Cánh vũ trang Hamas cũng thả thêm 30 công dân mang quốc tịch nước ngoài hoặc những người Israel có hai quốc tịch theo các thỏa thuận khác.
Tổng thống Mỹ: Khả năng ngừng bắn lâu dài ở Gaza "có thật" Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi việc Hamas thả nhóm con tin đầu tiên là "bước khởi đầu tốt đẹp", đồng thời cho rằng động thái đó mở ra "khả năng có thật" về một lệnh ngừng bắn lâu dài hơn. Bình luận về đợt trao đổi con tin đầu tiên giữa Hamas và Israel hôm 24/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden mô...