‘Mở mang tầm mắt’ với các kiểu thiết kế nhà vệ sinh không bao giờ đụng hàng
Mọi ngóc ngách trong nhà đều có thể thể hiện cá tính của chủ nhân.
Chủ nhân của nhà vệ sinh này chắc là một người vừa yêu màu tím mộng mơ vừa là fan phim Hàm cá mập.
Khi bạn muốn trở thành “nữ hoàng” ở bất cứ nơi đâu.
Thử tưởng tượng cảnh vệ sinh cái toilet này xem!
Phần trang trí kỳ quặc kia để làm gì?
Video đang HOT
Rồi ngồi bằng cách nào?
Mỗi lần “giải quyết nỗi buồn” là bước muốn trật giò.
Nấc thang lên “thiên đường”.
Có thiết kế đi lên thì tại sao không có kiểu nhà vệ sinh dưới tầng hầm chứ?
Hoặc cũng có thể tận dụng chỗ trống nơi gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh, quá tiết kiệm không gian.
5 yếu tố cần chú ý khi xây phòng ngủ 2 trong 1
Xu hướng thiết kế nhà vệ sinh và phòng ngủ vào một không gian chung ngày càng phổ biến, nhất là với căn hộ.
Hiện nay, hình thức thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ được sử dụng nhiều ở căn hộ, đặc biệt là những phòng ngủ master (phòng ngủ chính) nhờ diện tích rộng.
KTS Bùi Thế Long (CTA | Creative Architects) cho biết nếu khâu thiết kế và xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ đúng chuẩn thì không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm được tối đa không gian mà còn giúp cho phòng ngủ vừa đẹp vừa sang trọng.
Hình thức thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ được sử dụng chủ yếu phòng master của các căn hộ.
Không nên chọn màu sắc tối
Các yếu tố vật liệu, màu sắc cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của không gian của nhà vệ sinh trong phòng ngủ.
Vì đa phần không gian này với có diện tích hẹp nên nếu chọn những màu sắc tối sẽ làm không gian cảm giác hẹp hơn, tạo cảm giác nặng nề. Sử dụng màu sáng sẽ giúp "nới rộng" không gian đáng kể.
Tránh hoa văn cầu kỳ
Không gian hẹp thì mọi yếu tố nên gọn gàng, đơn giản nhất để tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái.
Chủ nhà cần tránh các yếu tố trang trí cầu kỳ ở hoa văn gạch hay đèn chiếu sáng, diềm chỉ...Việc tạo điểm nhấn bằng màu sắc, vật liệu nên được tiết chế, lựa chọn cho một khu vực tường cụ thể chứ không nên dàn trải mọi ngóc ngách.
Thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ nên sử dụng màu sáng khiến cho không gian này dễ chịu hơn.
Bố trí bồn tắm hợp lý
Việc bố trí thêm bồn tắm cũng cần tính toán. Bồn tắm chỉ mang lại vẻ sang trọng khi nó có không gian đặt để rộng rãi.
Nếu dư diện tích thì thêm vào sẽ tăng tiện ích nhưng nếu chỉ vì thích mà thêm vào một không gian không đủ thì tổng thể sẽ ngột ngạt và khó khăn trong vấn đề vệ sinh.
Chọn lavabo rời khu tắm
Nhà vệ sinh trong phòng ngủ nếu cho cặp đôi có thể lựa chọn phương án bàn lavabo rời ở ngoài khu tắm và toilet để đảm bảo thuận tiện sử dụng.
Bàn lavabo về cơ bản là một tủ và gương là một yếu tố nội thất trong không gian phòng ngủ. Yếu tố bàn lavalo dạng dài sẽ làm tăng tính tiện dụng và sang trọng cho không gian vệ sinh.
Lavabo rời ở ngoài khu tắm và toilet để đảm bảo thuận tiện sử dụng.
Đồng nhất thiết bị vệ sinh trong nhà tắm
Các thiết bị vệ sinh đi kèm trong nhà tắm cũng là một yếu tố lưu tâm. Vật liệu các thiết bị nên đồng chất ví dụ như vật liệu inox trắng, đen hay đồng thì chỉ nên chọn một loại, không nên chọn hơn.
Các chi tiết trong nhà vệ sinh cần tránh quá cầu kỳ, mang tính trang trí. Các loại vòi nước, bồn lavabo dạng âm tường hay rời, không cố định vào thiết bị sẽ mang lại giá trị thẩm mỹ, gọn gàng hơn cho không gian.
Ngoài ra, nhà vệ sinh cần có một diện mở ra không gian cây xanh, vườn riêng sẽ tăng tính thẩm mỹ cũng như thông thoáng tốt cho khu vực này.
17 thiết kế nhà vệ sinh bá đạo đến mức khiến người dùng thà nhịn còn hơn Nghĩ ra được những kiểu thiết kế thế này cũng không phải đơn giản đâu anh em ạ. Trong mỗi 1 căn hộ, nhà vệ sinh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hàng đầu. Không có phòng ngủ thì bạn có thể ngủ luôn ở phòng khách, chẳng sao cả, nhưng nếu không có...