Mở màn thương chiến giữa Mỹ và nhiều nước
Các lãnh đạo Canada và Mexico lập tức giáng đòn đáp trả sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan 25% đối với hàng nhập khẩu từ 2 nước này, và Trung Quốc cũng có hành động.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng qua (ngày 2.2, giờ VN) ký 3 sắc lệnh hành pháp với nội dung ban hành thuế nhập khẩu 25% cho mọi hàng hóa đến từ Mexico và phần lớn từ Canada. Trong khi đó, mức thuế quan đối với dầu mỏ Canada là 10%, và hàng hóa Trung Quốc cũng chịu thuế 10% khi đi qua cửa khẩu hải quan Mỹ, theo Reuters và AFP.
Kích hoạt tình trạng khẩn cấp quốc gia
Với hành động trên, tân chủ nhân Nhà Trắng đã đảo ngược thỏa thuận thương mại tự do cũng do ông ký kết vào nhiệm kỳ đầu tiên có tên gọi Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) vốn chính thức áp dụng từ ngày 1.7.2020 và thay cho Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) từ thập niên 1990.
Phố Wall lo lắng ông Trump khơi mào thương chiến, chuyên gia nhận định gì?
Để vượt qua USMCA, ông Trump trong sắc lệnh hành pháp đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kinh tế trên toàn quốc, kích hoạt Đạo luật Quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế (IEEPA), theo Đài CNN. Đây là đạo luật trao quyền cho tổng thống Mỹ đơn phương quản lý các hoạt động nhập khẩu trong điều kiện khẩn cấp quốc gia. Thuế nhập khẩu sẽ chính thức có hiệu lực vào 0 giờ ngày 4.2 (giờ Washington) và không có sự miễn trừ, đồng thời xóa sổ “ngưỡng chịu thuế” vốn trước đây cho phép các lô hàng trị giá từ 800 USD trở xuống được miễn thuế vào Mỹ.
Từ trái sang: Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Canada Justin Trudeau. ẢNH: REUTERS – AFP – AP
Các biện pháp thuế quan mà Mỹ thực hiện đối với 3 đối tác thương mại lớn được dự kiến sẽ làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ ở thị trường trong nước. AP dẫn lời ông Trump thừa nhận nguy cơ này. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cam đoan nền kinh tế nước này sẽ mạnh hơn sau thời gian thi hành thuế suất mới.
Bên cạnh đó, dù giới hữu trách Mỹ cho hay công cụ thuế quan được thiết kế để ngăn chặn chất gây nghiệ.n fentanyl và dân nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể nào để dỡ bỏ thuế nhập khẩu được áp dụng.
Canada, Mexico, Trung Quốc đáp trả
Trong cuộc họp qua điện thoại với các nhà báo hôm 1.2, một quan chức chính quyền Washington cảnh báo bất kỳ sự đáp trả nào từ Canada, Mexico hoặc Trung Quốc đều có thể kéo theo thuế quan gia tăng đối với nước đó. Bất chấp cảnh báo trên, vài giờ sau nhận được thông tin từ Washington, Thủ tướng Canada Justin Trudeau công bố các biện pháp đán.h thuế sâu rộng và bao gồm các vật dụng hằng ngày đối với hàng hóa Mỹ trị giá 155 tỉ CAD (khoảng 106,5 tỉ USD).
Để bắt đầu, ngày 4.2 Canada sẽ áp thuế 25% đối với 30 tỉ CAD giá trị hàng nhập khẩu từ Mỹ, và sau 21 ngày sẽ đán.h thuế phần còn lại trị giá 125 tỉ CAD để cho phép các công ty và những chuỗi cung ứng Canada tìm kiếm các mặt hàng thay thế. Theo ông Trudeau, những mặt hàng nằm trong danh sách chịu thuế bao gồm bia rượu, hàng hóa sản xuất, quần áo, giày dép, thiết bị gia dụng, đồ nội thất, các vật liệu như gỗ và nhiều thứ khác. Ông Trudeau cũng kêu gọi dân Canada chuyển sang tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ nội địa, giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa, dịch vụ Mỹ.
Cùng lúc, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cũng thông báo nước này sẽ áp thuế trả đũa. “Tôi chỉ đạo Bộ trưởng Kinh tế triển khai kế hoạch B, theo đó bao gồm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm bảo vệ lợi ích của Mexico”, AFP dẫn lời bà Sheinbaum. Hiện vẫn chưa rõ những biện pháp mà phía Mexico có thể vận dụng.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hành động của Mỹ “vi phạm nghiêm trọng” các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). “Trung Quốc sẽ đệ đơn khiếu nại lên WTO và sẽ thực thi các biện pháp đối phó tương ứng nhằm kiên quyết bảo vệ quyền lợi của mình”, Tân Hoa xã dẫn thông tin từ Bộ Thương mại, nhưng chưa rõ các biện pháp mà Bắc Kinh sẽ triển khai.
Các đồng minh của Mỹ quan ngại
Hôm qua, Đài Fuji TV dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato Japan bày tỏ “sự lo ngại sâu sắc” về những tác động có thể xảy ra cho hoạt động thương mại toàn cầu đến từ thương chiến giữa Mỹ với nhóm đối tác thương mại lớn nhất là Canada, Mexico, Trung Quốc.
Còn theo Yonhap, quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok cùng ngày chỉ đạo các cơ quan chính phủ theo dõi sát sao bất kỳ ảnh hưởng nào xảy ra cho các công ty trong nước và kinh tế Hàn Quốc sau động thái của Mỹ. Bên cạnh đó, Phòng Thương mại Mỹ dự báo các biện pháp thuế quan của Mỹ đối với nhóm đối tác thương mại lớn nhất sẽ đẩy giá tiêu dùng ở Mỹ gia tăng. Báo cáo mới của Viện Peterson về Kinh tế quốc tế (trụ sở Washington, Mỹ) cảnh báo chiêu bài thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể buộc dân Mỹ phải chi trả nhiều tiề.n hơn khi mua sắm, dù là giày dép, đồ chơi hay thực phẩm.
Trung Quốc đề xuất khôi phục thỏa thuận thương mại năm 2020 với Mỹ
Bắc Kinh đang chuẩn bị đề xuất khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết vào năm 2020 dưới nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, như một phần trong nỗ lực giảm căng thẳng thương mại giữa hai nước.
Cảng hàng hóa tại Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Thông tin này được báo Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, trích dẫn các nguồn thạo tin.
Theo WSJ, bên cạnh việc khôi phục thỏa thuận thương mại này, Trung Quốc cũng dự kiến đưa ra một số cam kết khác, bao gồm không phá giá đồng nhân dân tệ, tăng cường đầu tư vào Mỹ và hạn chế xuất khẩu tiề.n chất fentanyl, một loại hóa chất được sử dụng để sản xuất chất gây nghiệ.n mạnh.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày 1/2, Tổng thống Trump quyết định áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và phần lớn các mặt hàng từ Canada, đồng thời áp mức 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, với lý do liên quan đến fentanyl và nhập cư bất hợp pháp.
Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối các biện pháp thuế quan này và bác bỏ cáo buộc liên quan đến fentanyl, song vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Washington nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang.
Trái ngược với Trung Quốc, Canada, một đồng minh lâu năm của Mỹ, đã nhanh chóng đáp trả bằng cách áp thuế 25% đối với hàng hóa Mỹ trị giá khoảng 105 tỷ USD.
Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết năm 2020 đã giúp chấm dứt cuộc chiến thuế quan kéo dài gần hai năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo thỏa thuận này, Trung Quốc cam kết tăng mua hàng hóa Mỹ trị giá 200 tỷ USD trong vòng hai năm, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, Bắc Kinh không đạt được mục tiêu này do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Hồi tháng 1, hãng tin Reuters đưa tin ông Trump đã chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đán.h giá lại việc Trung Quốc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận này, có thể làm cơ sở cho các chính sách thương mại tiếp theo.
WSJ cũng tiết lộ rằng Bắc Kinh có xu hướng coi TikTok như một vấn đề thương mại thuần túy, đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc sẽ để các nhà đầu tư của ByteDance, công ty mẹ của TikTok, tự đàm phán với các đối tác tiềm năng ở Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Trump từng tuyên bố đang đàm phán với nhiều bên, bao gồm Microsoft, để mua lại TikTok và mong muốn có một cuộc cạnh tranh giữa các nhà đầu tư Mỹ nhằm giành quyền sở hữu ứng dụng này.
Hiện Bộ Thương mại Mỹ chưa đưa ra phản hồi nào về thông tin của WSJ, trong khi Bộ Thương mại Trung Quốc cũng chưa bình luận do đang kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Trong một diễn biến liên quan, Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc lên tiếng phản đối Mỹ áp thuế 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc, cho biết cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc bày tỏ phản đối mạnh mẽ việc này.
Người phát ngôn Hội đồng này nhấn mạnh hành động của Mỹ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sẽ khiến một số lượng lớn các công ty và người tiêu dùng Mỹ phải trả giá, làm suy yếu sự hợp tác kinh tế và thương mại bình thường giữa Trung Quốc và Mỹ. Quan chức này khẳng định không có bên nào chiến thắng trong chiến tranh thương mại và chiến tranh thuế quan.
Tác động từ việc Tổng thống Mỹ mạnh tay áp thuế với hàng hoá Canada, Mexico và Trung Quốc Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/2 đã ra lệnh áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico, và 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. Mexico và Canada ngay lập tức có phản ứng trả đũa. Điều này dấy lên lo ngại về các cuộc chiến tranh thương mại tiềm tàng. Mồi lửa của chiến tranh thương mại Các...