Mò mẫm vào tổ thiên nga, cáo bị tẩn tơi bời
Những con thiên nga vào mùa sinh sản rất hung dữ và sẽ tấn công bất kỳ ai tới gần tổ
Thiên nga mê hoặc người ta bằng vẻ bề ngoài đẹp như thiên thần nhưng khi nổi giận thì nó không ngán bất cứ kẻ nào dù cho đó có là con người đi chăng nữa. Điều này một lần nữa được chứng minh qua câu chuyện ở hồ Willen, nước Anh.
Một con cáo mò mẫm vào gần tổ thiên nga thì bị phát hiện
Những bức ảnh được chụp bởi Lee Michael Willcocks khi tới thăm nơi này, ông cho biết một con cáo đã cố gắng tiếp cận tổ của thiên nga ở bụi cây ven hồ. Ngay lập tức, nó nhận phải sự phản kháng dữ dội.
Con thiên nga như nổi điên trước mối đe dọa tới từ kẻ lạ mặt và nó hung hãn đánh đuổi kẻ địch ra xa hỏi chiếc tổ của mình.
Trước sự hung dữ của thiên nga, cáo không thể chống cự và chấp nhận bị áp đảo hoàn toàn trong cuộc chiến. Nó bị tấn công tơi tả, rơi mình xuống nước tìm đường chạy trốn khỏi kẻ địch đang giận dữ.
Vào mùa sinh sản, thiên nga dường như nổi điên với bất cứ ai tới gần tổ của nó. Ngay cả những ai vô tình đi gần đó cũng phải nhận đòn tấn công của loài chim xinh đẹp này.
Video đang HOT
Thiên nga ngay lập tức tấn công kẻ lạ mặt với ý đồ đen tối
Những con thiên nga vào mùa sinh sản rất hung dữ và sẽ tấn công bất kỳ ai tới gần tổ
Cáo bị tấn công liên tục phải lao xuống hồ tìm đường chạy thoát
Một chuyến đi kiếm mồi đen đủi khi chạm trán thiên nga
Dù no đòn nhưng cáo vẫn may mắn khi thoát thân được
Tê giác mất sừng 'nổi điên', tấn công khiến đồng loại 'ngã chổng vó'
Con tê giác bị mất sừng lớn hơn và hung dữ hơn trong cuộc chiến này.
Chỉ còn khoảng 5.000 con tê giác đen ngoài tự nhiên nhưng điều đó không ngăn những cuộc chiến khốc liệt giữa chúng.
Tê giác đen là loài động vật to lớn nhưng số lượng đang ở mức báo động.
Một cuộc đụng độ giữa hai con tê giác đen vừa được chụp lại ở Công viên Quốc gia Etosha. Hướng dẫn viên du lịch Rocco Talia đã chứng kiến một con tê giác đen bị mất sừng đang đánh nhau với một con tê giác khác.
Cuộc chiến bắt đầu khi hai con tê giác tiến lại phía nhau. Con tê giác bị mất sừng lớn hơn và hung dữ hơn. Với sức mạnh của mình, nó nhanh chóng giành phần thắng.
Nó hất đổ được đối thủ và xua đuổi con tê giác kia ra khỏi hố nước của mình. Tất nhiên, để đuổi được kẻ địch ra khỏi nơi đây, con tê giác mất sừng phải tốn rất nhiều công sức khi liên tục tấn công đối thủ.
Việc bị mất sừng có vẻ như không ảnh hưởng nhiều tới sức mạnh của con tê giác này. Những cuộc tranh giành nguồn nước thường diễn ra giữa loài động vật này.
Hai con tê giác chạm trán với nhau ở cạnh một hố nước.
Cuộc chiến tranh giành địa bàn diễn ra ngay sau đó.
Con tê giác bị mất sừng lớn hơn và hung dữ hơn.
Nó tấn công liên tục đối thủ để giữ địa bàn cho mình.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
Cái kết 'hả hê' cho tu hú khi chuyên đi giết con của loài khác Thói quen sinh sản khiến tu hú trở thành nỗi ám ảnh của bất cứ loài chim nào. Những hình ảnh được chụp tại Kirkcudbright, Scotland về một cuộc chiến giữa chim tu hú với một loài chim khác nhỏ hơn rất nhiều. Nguyên nhân có thể là do cúc cu đã đẻ trứng vào tổ của con chim nhỏ hơn kia. Khi...