Mở lối cho doanh nghiệp FDI lên sàn
Việc mở cửa trở lại cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên niêm yết không chỉ đáp ứng nhu cầu của khối doanh nghiệp này, tăng tính đa dạng hàng hóa cho thị trường, mà còn góp phần tăng tính hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài hậu Covid-19.
Trong bối cảnh Việt Nam đang có nhiều lợi thế để đón bắt dòng vốn FDI hậu Covid-19, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng thường trực Chính phủ họp bàn các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài để ứng phó với các thách thức toàn cầu do Covid-19 gây ra.
Cùng với hối thúc các bộ, ngành, địa phương đổi mới tư duy trong ban hành cũng như thực thi cơ chế, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, phải xây dựng ngay đề án thu hút đầu tư nước ngoài để có sự chỉ đạo chung trên tinh thần là nhanh và mạnh hơn, rõ hơn.
Đặc biệt, Thủ tướng đồng ý thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng lãnh đạo một số cơ quan để lo việc này nhằm đón làn sóng đầu tư nước ngoài mới.
Diễn biến trên cho thấy sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ để tạo lực hút đủ mạnh nhằm kéo dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong bối cảnh dòng vốn này đang được định vị lại giai đoạn hậu Covid-19. Việc cho phép các doanh nghiệp FDI lên sàn trở lại sau một thời gian gián đoạn cũng rất cần sự chuyển biến mạnh mẽ.
Video đang HOT
Thực tế, một số doanh nghiệp FDI đã lên niêm yết từ 10 – 15 năm trước hoạt động khá ổn định như EVE, TKU, TYA.
Cho đến hiện tại, thị trường chưa ghi nhận những doanh nghiệp này lên sàn để tìm cách thoái vốn, hay huy động vốn từ thị trường Việt Nam rồi chuyển ra nước ngoài… như một số ý kiến quan ngại và xem đây là lý do chưa nên mở cửa cho doanh nghiệp FDI tiếp tục lên sàn.
“Có doanh nghiệp FDI sau nhiều năm làm ăn tại Việt Nam, mới đây đến đặt vấn đề tư vấn để đưa cổ phiếu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu quy định pháp lý, cũng như hỏi ý kiến cơ quan quản lý, chúng tôi đành phải trả lời đối tác là không thể thực hiện thương vụ tư vấn cho doanh nghiệp lên sàn”, phó chủ tịch hội đồng quản trị một công ty chứng khoán đang niêm yết trên HOSE chia sẻ.
Những ý kiến cho rằng, sau khi doanh nghiệp FDI “hưởng” hết các ưu đãi về thuế, đất đai… khi vào Việt Nam đầu tư kinh doanh, thì họ tìm cách đưa cổ phiếu lên sàn để thoái vốn không phải không có lý.
Tuy nhiên, nếu có điều đó thì cần bàn tay của nhà quản lý để điều tiết cho hài hòa, chứ không thể vì lo ngại đó mà chậm trễ xây cơ chế cho doanh nghiệp FDI lên sàn.
Tình trạng này kéo dài có thể khiến doanh nghiệp FDI tìm cách chuyển hoạt động sang các thị trường tạo thuận lợi cho họ lên sàn để thêm cơ hội huy động vốn qua thị trường chứng khoán, vừa có lợi thế so sánh với Việt Nam về mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh.
Mới đây, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) sau khi lấy ý kiến các bên liên quan đã đề xuất các giải pháp tháo gỡ bất cập về cơ chế để chính thức cho phép các doanh nghiệp FDI lên sàn, sau giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Tuy nhiên, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính, UBCK cần tính toán lại cách thức đề xuất tháo gỡ về cơ chế sao cho khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật, trong đó có Luật Chứng khoán mới.
Được biết, sau chỉ đạo trên của Chính phủ, trong quá trình xây dựng nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, Bộ Tài chính, UBCK đang tính toán đưa nội dung niêm yết/đăng ký giao dịch của doanh nghiệp FDI vào dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán.
Điều này có nghĩa, nếu được Chính phủ thông qua thì năm tới có thể khơi thông điểm nghẽn về cơ chế cho doanh nghiệp FDI lên sàn.
LDG Group 'đội sổ' nợ thuế ở Đồng Nai, hơn 123 tỷ đồng
Cục thuế Đồng Nai vừa công khai danh sách 94 doanh nghiệp nợ thuế tính đến đầu tháng 5/2020 với tổng số thuế nợ trên 565 tỷ đồng.
Danh sách của Cục thuế Đồng Nai bao gồm 73 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số nợ 454,6 tỷ đồng và 21 doanh nghiệp FDI nợ 111 tỷ đồng.
Dẫn đầu danh sách về số nợ thuế là Công ty Cổ phần Đầu tư LDG với mức nợ trên 123 tỷ đồng, chiếm gần 22% tổng số nợ trong danh sách. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác cũng có số nợ lớn như Công ty TNHH MTV Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm nợ 48,6 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai nợ 32 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Du lịch Giang Điền nợ 30 tỷ đồng...
Trong nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có 12 doanh nghiệp nợ thuế trên 10 tỷ đồng; 24 doanh nghiệp nợ thuế từ 1 đến 10 tỷ đồng và 38 doanh nghiệp nợ thuế dưới 1 tỷ đồng.
Đối với nhóm FDI, Công ty TNHH Khu đô thị Phú Hội có số nợ lớn nhất là 73 tỷ đồng, kế đến là Công ty TNHH P&F Vina nợ 11 tỷ đồng. Các doanh nghiệp còn lại có số nợ từ vài trăm triệu đồng tới dưới 10 tỷ đồng.
Theo báo cáo trước đó của Cục thuế Đồng Nai, 4 tháng đầu năm 2020, số thu nội địa trên địa bàn đạt 15.306 tỷ đồng, đạt 43% dự toán và tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhận xét về kết quả này, đại diện Cục thuế Đồng Nai cho biết tình hình thu ngân sách nhà nước (NSNN) của đơn vị đạt khá cao so với cùng kỳ.
Lý do kết quả tăng cao chủ yếu tập trung trong 3 tháng đầu năm, các cơ quan thuế trên địa bàn đã nỗ lực tăng cường triển khai các biện pháp khai thác nguồn thu và chống thất thu ngân sách như thanh - kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; rà soát, đôn đốc số còn phải nộp sau quyết toán năm 2019; khai thác các khoản thu về đất từ hoạt động đấu giá trên địa bàn; tăng cường đôn đốc thu nợ, không để nợ mới phát sinh...
Còn nếu tính riêng tháng 4/2020, việc khởi phát dịch Covid-19 sau Tết Nguyên đán và bùng phát nghiêm trọng từ giữa tháng 3/2020 đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, khiến số thuế phát sinh trên địa bàn giảm mạnh.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời gian này giảm thiểu khó khăn, áp lực tài chính, việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, trong đó 2 sắc thuế chính là thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp cũng được gia hạn kể từ kỳ phát sinh tháng 3/2020 đã ảnh hưởng lớn đến công tác thu NSNN trong tháng, cụ thể là số thu nội địa chỉ đạt 2.471 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2019.
"Do tác động của dịch bệnh, tình hình thu NSNN năm 2020 dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cục Thuế Đồng Nai ước thu NSNN của đơn vị trong tháng 5/2020 đạt khoảng 1.785 tỷ đồng, lũy kế 5 tháng được 17.091 tỷ đồng, đạt 48% dự toán pháp lệnh và tăng 23% so với cùng kỳ năm 2019", đại diện Cục Thuế Đồng Nai cho hay.
Tháng 6, chứng khoán bấp bênh đà tăng Chỉ số VN-Index và VN30-Index có thể sẽ sớm tiến sát các vùng 880 điểm và 833 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền đang có dấu hiệu suy yếu và phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu... Trên thế giới, các chỉ số chính tại thị trường chứng khoán Mỹ duy trì đà tăng khi nền kinh tế toàn cầu đang dần nới lỏng...