Mở lại phiên tòa xét xử sai phạm tại khu dân cư Phước Thái
Ngày 21-6, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai mở lại phiên tòa xét xử vụ sai phạm ở dự án khu dân cư Phước Thái gây thiệt hại gần 79 tỉ đồng.
Các bị cáo tại phiên tòa – Ảnh: AN BÌNH
Theo đó, cả 13 bị cáo bị đưa ra xét xử cùng về tội “vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”. Trong đó có 11 bị cáo là lãnh đạo, công chức nhà nước.
11 lãnh đạo, công chức nhà nước sai phạm
Cụ thể, các bị cáo bị xét xử gồm Trương Quốc Tuấn (nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái), Lê Viết Hưng (nguyên giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai), Nguyễn Tấn Tài (nguyên giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai chi nhánh TP Biên Hòa).
Bên cạnh đó còn các bị cáo là nguyên lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Biên Hòa; nguyên chuyên viên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh chi nhánh TP Biên Hòa; nguyên chủ tịch và phó chủ tịch UBND phường Tam Phước; nguyên cán bộ công chức địa chính phường Tam Phước và Nguyễn Hữu Thành (em ruột bị cáo Nguyễn Văn Đức – phó chủ tịch UBND phường Tam Phước).
Riêng bị cáo Nguyễn Tấn Long (58 tuổi, nguyên phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa) vắng vì lý do sức khỏe. Ngoài ra, một số luật sư bào chữa vắng hoặc bị từ chối bào chữa. Dự kiến phiên tòa kéo dài từ 7 – 10 ngày.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 26-5, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, do luật sư bào chữa có đơn xin vắng mặt và đơn xin hoãn phiên tòa; một số nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt nên hội đồng xét xử đã công bố tạm hoãn phiên tòa.
11 bị cáo là lãnh đạo, công chức nhà nước tiếp tay lập khống hồ sơ để Tuấn nhận bồi thường số tiền gần 79 tỉ đồng – Ảnh: AN BÌNH
Lập khống hồ sơ nhận bồi thường gần 79 tỉ đồng
Theo cáo buộc của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai, năm 1995, Thủ tướng cho phép Công ty liên doanh TNHH Kia – Huy Hoàng Ceramics thuê đất với diện tích gần 9ha tại xã Tam Phước, huyện Long Thành (nay là phường Tam Phước, TP Biên Hòa) để xây dựng nhà máy.
Đến năm 2009, do Công ty liên doanh TNHH Kia – Huy Hoàng Ceramics không thực hiện dự án nên bị UBND tỉnh chấm dứt hiệu lực pháp lý, thu hồi giấy phép đầu tư và giải thể. Sau đó, việc quản lý khu đất này được giao tiếp cho Công ty cổ phần may – xây dựng Huy Hoàng.
Khi biết việc này, Trương Quốc Tuấn đã thành lập Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái rồi thỏa thuận với Công ty cổ phần may – xây dựng Huy Hoàng giao lại diện tích đất trên cho công ty của Tuấn đầu tư xây dựng dự án Khu dân cư Phước Thái.
Sau đó, Tuấn “đạo diễn” cho Công ty cổ phần may – xây dựng Huy Hoàng đứng ra làm văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai giao đất cho Nguyễn Hữu Thành (là thợ may, không trực tiếp sử dụng đất) được xét duyệt khống để nhận bồi thường, hỗ trợ gần 79 tỉ đồng.
Cũng theo cáo trạng, để Tuấn lập khống hồ sơ, nhận tiền bồi thường gần 79 tỉ đồng có sự “tiếp tay” của 11 bị cáo là lãnh đạo, công chức của các cơ quan nhà nước.
Còn bị cáo Thành vì vụ lợi đã giúp Tuấn ký khống tên vào tất cả các hồ sơ, thủ tục kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, hồ sơ bồi thường, hỗ trợ dự án, nhận tiền đền bù, ký mở tài khoản… làm sai lệch hồ sơ, để Tuấn chiếm đoạt tiền bồi thường.
Đang "cõng" án chung thân, cựu TGD Ngân hàng DAB Trần Phương Bình ra hầu toà lần 4
Với vai trò là Tổng giám đốc DAB, ông Trần Phương Bình đã thực hiện hành vi trái pháp luật, chỉ đạo cấp dưới lập, ký hợp thức hồ sơ cho vay vốn trái mục đích, gây thiệt hại cho Ngân hàng DAB hàng ngàn tỷ đồng.
Sáng 14/3, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên sơ thâm xét xử ông Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB) và 7 đồng phạm về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á tổng số tiền trên 5.500 tỷ đồng.
Các đồng phạm của ông Trần Phương Bình trong vụ án này gồm Nguyễn Đức Tài (cựu Giám đốc Sở Giao dịch thuộc DAB), Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP M&C), Nguyễn Thị Ngọc Vân, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Chí Công, Vũ Thị Thanh Hoa và Trần Hoài Ân.
Đây là vụ án thứ tư mà ông Trần Phương Bình bị truy tố và đưa ra xét xử. Trong 3 vụ án trước, ông Bình đều liên quan sai phạm dẫn tới thất thoát tiền của DAB và phải lãnh 2 bản án chung thân và một bản án 10 năm tù. Hiện ông đang phải thi hành hình phạt chung là tù chung thân.
Các bị cáo tại tòa sáng ngày 14/3.
Theo hô sơ, giai đoạn 2007-2013, ông Trần Phương Bình là Tổng giám đốc và Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng ngân hàng. Cuối năm 2012, Sở giao dịch của DAB cho 5 công ty thuộc nhóm M&C vay 1.680 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Ngôi Sao vay 400 tỷ đồng, Công ty Liên Phát vay 400 tỷ đồng, Công ty Phát Vạn Hưng vay 410 tỷ đồng, Công ty Biển Bạc vay 380 tỷ đồng, Công ty Minh Quân vay 90 tỷ đồng và Công ty CP M&C vay hơn 146 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo chung cho 5 khoản vay trên là một phần quyền sử dụng đất, diện tích hơn 62.000m2 thuộc dự án 7,6 ha ở phường An Phú, quận 2, TP Hồ Chí Minh, trị giá 2.100 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Phương Bình được dẫn giải vào phòng xử.
Ông Bình là người ký phê duyệt đồng ý cho vay. Tuy nhiên, số tiền cho vay đã không được bên vay sử dụng theo mục đích vay, mà dùng để trả nợ cho các khoản vay khác của M&C. Đến nay, 5 công ty đã ngừng hoạt động dẫn đến không có khả năng hoàn trả cho DAB hơn 5.500 tỷ đồng (trong đó gần 3.700 tỷ đồng là tiền lãi). Tài sản được thế chấp cho các khoản vay này được định giá tại thời điểm khởi tố vụ án (24/5/2022) chỉ gần 185 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đánh giá hành vi của ông Bình và các đồng phạm là một trong những nguyên nhân khiến DAB vào cuối năm 2015 lỗ lũy kế hơn 31.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 25.000 tỷ và tổng tài sản thực chỉ còn 47.000 tỷ đồng.
Với vai trò là Tổng giám đốc DAB, ông Bình đã thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc thỏa thuận với M&C về việc vay vốn trái mục đích. Hơn nữa, bị cáo Bình còn chỉ đạo cấp dưới lập, ký hợp thức hồ sơ cho vay và trực tiếp phê duyệt cấp tín dụng cho các Công ty thuộc nhóm M&C.
VKS cáo buộc những sai phạm của ông Bình vi phạm quy định Luật Các tổ chức tín dụng, Quy chế bảo lãnh Ngân hàng và Điều lệ của DAB, gây thiệt hại cho DAB tổng số tiền trên 5.500 tỷ đồng. Do đó ông Trần Phương Bình phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền thiệt hại này.
Phiên tòa do thẩm phán Huỳnh Văn Trực làm chủ tọa, dự kiến kéo dài tới ngày 16/3
Cựu "phó tướng AIC" thừa nhận vai trò chủ mưu trong sai phạm đấu thầu Để thuận tiện thông thầu 4 gói thầu tại Sở Y tế TP Cần Thơ, Hoàng Thị Thúy Nga đã chỉ đạo cho cấp dưới chủ động cung cấp cho chủ đầu tư dự án giá thông số kỹ thuật; tự thiết lập "quân xanh" không đáp ứng tiêu chí kỹ thuật... Sáng ngày 10/2, phiên tòa xét xử Hoàng Thị Thúy Nga...