Mở lại phiên tòa Posco VST kiện Tập đoàn Thành Nam để đòi nợ
Cho rằng Cty CP Tập đoàn Thành Nam chây ì không trả số nợ hơn 58 tỷ đồng, năm 2014, Cty TNHH Posco VST (Posco VST) đã gửi đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại tới TAND quận Nam Từ Liêm, sau đó là TAND TP Hà Nội…
Theo hồ sơ vụ việc do Posco VST cung cấp, ngày 25/3/2014, Posco VST gửi đơn yêu cầu Thành Nam thanh toán nợ gốc hơn 58 tỷ đồng và lãi chậm trả (Thành Nam mua thép không gỉ trong nhiều năm). Sau hơn 8 tháng, ngày 31/12/2014, TAND trả lại đơn kiện với lý do không bổ sung đầy đủ tài liệu theo yêu cầu. Đầu tháng 3/2015, Cty tiếp tục khởi kiện lần thứ 2 bất thành, tháng 10/2015, tòa án sơ thẩm thụ lý vụ án nhưng sau đó ra quyết định đình chỉ giải quyết.
Ngày 4/11/2016, Posco VST lại nộp đơn khởi kiện và kết quả không có gì mới. Nguyên đơn sau đó đã kháng cáo lên TAND TP Hà Nội và được chấp nhận. Theo đơn khởi kiện của Posco VST, nguyên đơn khởi kiện Tập đoàn Thành Nam xuất phát từ việc tập đoàn này mua hàng hóa nhưng viện nhiều lý do để từ chối trả khoản nợ đã được xác nhận nhiều lần là hơn 58 tỷ đồng.
Đại diện hai bên đối chất gay gắt tại tòa.
Tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Hà Nội diễn ra ngày 8/10, đại diện Posco VST trình bày, từ năm 2010 đến 2013, Cty Posco VST và Thành Nam ký nhiều hợp đồng mua bán nhằm cung cấp thép không gỉ cho Thành Nam. Theo đó, Thành Nam thanh toán tiền đặt cọc và Posco VST sản xuất hàng hóa, xuất hóa đơn VAT, giao hàng và thanh toán gộp cho một số đợt nhận hàng theo một số hợp đồng chứ không phải là thanh toán từng lô hàng đã nhận và từng hợp đồng. Bằng chứng là nhiều giấy báo có của ngân hàng với số lượng cả chục tỷ đồng đều chỉ thể hiện nội dung chuyển tiền chung chung: “Cty CP Tập đoàn Thành Nam thanh toán tiền hàng” hoặc thanh toán cho nhiều lô hàng, cho một phần hóa đơn của nhiều hợp đồng.
Ngày 7/9/2013, Thành Nam dựa trên sổ sách, số liệu của mình đã tính toán khoản nợ đối với hàng hóa mà Thành Nam nhận mà bảo lãnh đã quá hạn (gần 55 tỷ đồng) và đề nghị Posco VST xác nhận vào biên bản đó. Posco VST cho rằng, con số nợ nêu trên của Thành Nam là thấp hơn số nợ thực tế nên đã đề nghị hai bên cùng kiểm tra sổ sách, số liệu của mình để tiến hành đối chiếu công nợ.
Video đang HOT
Sau khi hai bên đối chiếu và đi đến thống nhất, tổng số tiền Thành Nam còn phải trả theo hàng thực tế đã nhận là 58.066.571.730 đồng. Tại Biên bản đối chiếu công nợ ngày 27/11/2013, ghi: Tổng số tiền Thành Nam còn phải trả theo hàng thực tế đã giao là 50.066.571.730 đồng.
Trình bày tại phiên tòa, đại diện nguyên đơn cho biết: “Từ tháng 1/2013 đến tháng 7/2016, Thành Nam không chỉ 1 mà 12 lần thừa nhận còn nợ Posco VST tiền hàng. Chỉ đến tháng 9/2015, rất lâu sau khi Posco VST khởi kiện, Thành Nam lần đầu tiên mới đề nghị đối chiếu lại công nợ theo từng hợp đồng, từng lần giao hàng và từng lần thanh toán”.
Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Thành Nam cho rằng, khoản nợ 58.066.571.730 đồng chỉ là đối chiếu hóa đơn giữa kế toán 2 bên, thực tế Thành Nam chưa nhận số hàng này, đây là con số ảo và đề nghị đối chiếu lại công nợ theo từng hợp đồng, từng lần giao hàng và từng lần thanh toán.
Kết thúc ngày xét xử ngày 8/10, đại diện VKSND TP Hà Nội nhận định, việc Posco VST khởi kiện đòi Tập đoàn Thành Nam số tiền hơn 58 tỷ đồng là có cơ sở… Ngày mai (9/10) HĐXX của TAND TP Hà Nội sẽ ra phán quyết về vụ việc này.
Minh Đạo
Theo kienthuc
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý cán bộ vụ "bảo kê" ở chợ Long Biên
Liên quan đến việc báo chí phản ánh về có dấu hiệu "bảo kê" ở chợ Long Biên, bên cạnh yêu cầu phải xử lý nghiêm đối tượng "bảo kê", Chu tich UBND TP.Hà Nội Nguyên Đưc Chung đề nghị xem xét, xử lý cán bộ liên quan đến vụ việc này.
Chiều 28.9, tai hôi nghi trưc tuyên vơi cac quân, huyên, liên quan đên vu viêc bao chi phan anh vê "hiên tương bao kê ơ chơ Long Biên", bao cao Chu tich UBND TP.Hà Nội, Chu tich UBND quân Ba Đinh Đô Viết Binh cho biêt, Công an quận Ba Đình va Công an TP.Hà Nội đang điêu tra lam ro co viêc bao kê hay không. Quân cung đa chi đao Ban quản lý (BQL) chơ kiêm điêm lam ro cac nôi dung bao chi nêu.
Về việc này, Chu tich UBND TP.Hà Nội Nguyên Đưc Chung cho rằng, vơi hinh anh đươc báo chí phản ánh thì cac hanh vi vi pham phap luât đa ro, cân xư ly nghiêm, không đê tai diên.
Chu tich UBND TP.Hà Nội Nguyên Đưc Chung cho rằng, vơi hinh anh đươc báo chí phản ánh thì cac hanh vi vi pham phap luât đa ro, cân xư ly nghiêm, không đê tai diên.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, việc cấm xe tải tại chợ Long Biên hiện nay chưa khả thi, do đây là đầu mối trung chuyển hoa quả tươi, thực phẩm đi cả nước và kể cả từ nước ngoài tập kết về.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu UBND quận Ba Đình, nhanh chóng chỉ đạo các lực lượng chức làm rõ việc có hay không hành vi "bảo kê", cưỡng đoạt tài sản của tiểu thương kinh doanh tại chợ Long Biên.
Đồng thời xem xét, kiểm điểm trách nhiệm các cán bộ liên quan để xảy ra tình trạng "bảo kê", kể cả Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực này, các đơn vị chức năng liên quan cũng phải nghiêm túc kiểm điểm, báo cáo kết quả về Thành uỷ, UBND TP trước ngày 5.10.
"Trước mắt, UBND quận Ba Đình phải chỉ đạo lực lượng CSGT, CSTT quận xuống bám địa bàn, giám sát hoạt đọng vận chuyển, kinh doanh tại chợ Long Biên, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho tiểu thương" - Chủ tịch Hà Nội nói rõ.
Trước đó, ông Hoàng Văn Đức - Phó trưởng BQL chợ Long Biên (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, sau khi nhận được thông tin báo chí phản ánh có hoạt động bảo kê tại chợ Long Biên, Ban quản lý chợ đã họp với cơ quan chức năng của quận Ba Đình, phường, cơ quan công an điều tra làm rõ sự việc.
Theo đó, BQL chợ Long Biên đã quyết định tạm đình chỉ công việc đối với hai cá nhân vi phạm nội quy, quy định.
Đó là ông Nguyễn Thanh Hải và ông Nguyễn Mạnh Long. Cả hai đều là nhân viên tổ bốc dỡ hàng hóa số 2, chợ Long Biên. Thời gian tạm đình chỉ là 10 ngày làm việc.
Theo thông tin báo chí đăng tải, để có thể buôn bán, các tiểu thương tại chợ Long Biên (Ba Đình, Hà Nội) phải đóng tiền bến bãi (tiền "bảo kê") là 200.000 đồng/lượt, nếu là xe to thì mức tiền là 350.000 đồng/lượt. Cũng có trường hợp phải đóng tiền bến bãi 100 triệu đồng/năm. Tất cả đều không có hóa đơn, chứng từ khi thu, nộp...
Chợ Long Biên có khoảng 1.000 hộ kinh doanh với gần 300 hộ thường xuyên cần chỗ đỗ xe. Trong khi ban quản lý chợ chỉ thu được mức vé vào cổng với giá từ 15 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng/lượt. Tuy nhiên, người thu tiền bảo kê lại kiếm được số tiền gần gấp 10 lần.
Mức tiền bảo kê thay đổi theo thời gian, chỉ có tăng mà không có giảm. Theo đánh giá, nhưng người thu tiền bãi ở chợ Long Biên rất lộng hành nhưng họ lại rất biết cách che giấu hành vi của mình. Với số tiền bảo kê lớn hàng trăm triệu đồng thu theo năm thì họ không thu ở chợ. Đó chính là thủ đoạn tinh vi trong hoạt động bảo kê hiện nay ở chợ Long Biên.
Theo Danviet
Vụ trùm gỗ Phượng "râu": Đình chỉ 4 cán bộ đồn Biên phòng Đắk Lắk Liên quan đến việc công an triệt phá đường dây gỗ lậu của Phượng "râu", Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng vừa ra quyết định đình chỉ công tác 4 cán bộ đồn Biên phòng 747 (Bộ chỉ huy Biên phòng Đắk Lắk) vì thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chiều 2/4, Đại tá Tống Anh Tuấn -...