Mở lại chợ truyền thống với 3 điều kiện
Tổ công tác được lập và có mặt tại TP.HCM từ chiều 17.7, tập trung vấn đề hàng hóa thiết yếu cho TP.HCM, các tỉnh phía nam và bắt đầu công việc từ hôm nay 18.7.
Bộ Công thương khuyến cáo giải pháp cho mở lại chợ truyền thống nếu đáp ứng 3 điều kiện về: bán hàng thiết yếu, bảo đảm giãn cách và vắc xin cho tiểu thương. ẢNH: NG.NG
Theo Bộ Công thương, trước yêu cầu cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu, đảm bảo cuộc sống của người dân tại TP.HCM và các tỉnh phía nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Công thương đã quyết định thành lập “Tổ công tác tiền phương” về đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía nam.
Theo đó, tổ công tác gồm 27 thành viên do một Phó tổng cục trưởng (Tổng cục Quản lý thị trường) làm tổ trưởng, các tổ viên còn lại gồm đại diện lãnh đạo và công chức các đơn vị Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Công thương địa phương, Cục Công tác phía nam, Cục Xúc tiến thương mại và Báo Công thương .
Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ thường trực tại khu vực phía nam, theo dõi sát, nắm bắt nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân tại TP.HCM và các tỉnh phía nam cũng như kiểm soát tình hình giá cả thị trường, xử lý các trường hợp đầu cơ tăng giá trục lợi, tham mưu, thực hiện các biện pháp để giải quyết, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho các tỉnh phía nam.
Người Sài Gòn đến shop mỹ phẩm, siêu thị ‘bỉm sữa’ mua rau củ quả ngày giãn cách
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng đã khuyến cáo với TP.HCM và các tỉnh phía nam giải pháp cho mở cửa lại hệ thống chợ truyền thống với 3 điều kiện: Thứ nhất là chỉ bán hàng hóa thiết yếu bao gồm rau củ quả và hàng hóa tươi sống phục vụ đời sống hằng ngày của người dân; Thứ 2 là thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn như thực hiện 5K, phát phiếu luân phiên, đảm bảo giãn cách giữa các gian hàng… Thứ 3 là thực hiện tiêm vắc xin cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.
TP HCM sẽ cho chợ truyền thống hoạt động trở lại
Đây là ý kiến của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi tại cuộc họp báo ngày 16-7
Theo ông Phan Văn Mãi, TP HCM có dân số hơn 10 triệu người, khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề cung ứng hàng hóa, bảo đảm đời sống cho người dân sẽ gặp khó khăn nhất định. Lãnh đạo TP cam kết không để ai thiếu đói hoặc rơi vào hoàn cảnh cùng cực do dịch Covid-19 trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. TP đã chuẩn bị kỹ về kế hoạch cung ứng hàng hóa và sẽ không để xảy ra tình trạng tăng giá, khan hiếm hàng hóa.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi trả lời báo chí ngày 16-7
TP đã bàn với các bộ, ngành trung ương, địa phương, về việc tổ chức lại mạng lưới, hệ thống phân phối hàng hóa, không chỉ dựa vào các trụ cột chính như Co.opmart, Satra Food, Bách Hóa Xanh... TP cũng huy động các hệ thống khác vào cuộc, như các chuỗi cung ứng thực phẩm công nghiệp; yêu cầu ngành công thương, các địa phương trao đổi với các thành phần kinh tế, hiệp hội để có thể tham gia cung ứng các mặt hàng thiết yếu.
"Sáng nay, tôi cùng giám đốc Sở Công Thương đi khảo sát một số chợ để TP mở ra các điểm tiếp nhận hàng hóa, có thể khôi phục lại các địa điểm của các chợ đầu mối để trở thành nơi tiếp nhận hàng hóa và từ đây TP sẽ tiếp nhận và cung ứng hàng hóa an toàn để đưa đến các quận huyện. Sắp tới ở từng quận, huyện, từng xã phường sẽ có những điểm cung ứng hàng hóa. Các chợ truyền thống sẽ được nghiên cứu, mở lại chợ an toàn chỉ chuyên kinh doanh lương thực thực phẩm nhu yếu phẩm. Việc tổ chức, tiếp nhận hàng hóa mua bán đảm bảo giãn cách, cách ly an toàn" - ông Phan Văn Mãi thông tin.
TP.HCM sắp xếp lại điểm bán ở chợ truyền thống Để tăng điểm cung ứng thực phẩm, mặt hàng tươi sống như rau, củ, Sở Công Thương đề nghị chính quyền các địa phương xem xét sắp xếp chỗ bán phù hợp tại các chợ đang dừng hoạt động. Ngày 13/7, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương ký công văn hỏa tốc, hướng dẫn tổ chức hoạt động chợ...