Mở không gian phát triển sản phẩm mới
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) chia sẻ, tháng 2/2019, UBCK đã trình Bộ Tài chính bản Lộ trình phát triển các loại sản phẩm mới trên TTCK Việt Nam đến năm 2025, mở ra nhiều không gian phát triển các sản phẩm chứng khoán mới
Bản kế hoạch này, khi được Bộ Tài chính phê duyệt, sẽ công khai ra toàn thị trường để các thành viên, nhất là công ty chứng khoán và nhà đầu tư nắm rõ, cùng hợp sức triển khai.
Trong năm 2019, sản phẩm sẽ được triển khai trong thời gian ngắn tới đây là chứng quyền có bảo đảm (CW). Sản phẩm này đã đủ các điều kiện pháp lý, quy trình, hệ thống, nhưng cần chờ thêm một khoảng thời gian để CTCK hoàn tất báo cáo tài chính kiểm toán 2018, đây là một trong những điều kiện bắt buộc để triển khai việc phát hành CW của các công ty chứng khoán trên TTCK Việt Nam.
Về phía thành viên, Phó tổng giám đốc CTCK HSC, ông Trịnh Hoài Giang chia sẻ, sau khi phát triển thành công sản phẩm Quỹ ETF Việt Nam (ETF VFMVN30), HSC có đủ năng lực phát triển các sản phẩm mới khác.
Hiện tại, Công ty đã chọn được mã chứng khoán để phát triển sản phẩm chứng quyền và kế hoạch này sẽ được triển khai ngay khi nhà quản lý thông qua các điều kiện cần thiết. Quỹ ETF VFMVN30 hiện có quy mô vốn trên 5.500 tỷ đồng, thu hút rất nhiều nhà đầu tư quốc tế tham gia đầu tư.
Với khởi điểm ban đầu quy mô Quỹ chỉ có 200 tỷ đồng, sau 4 năm kiên trì xây dựng và mở rộng thị trường, sản phẩm ETF của Việt Nam đã được nhà đầu tư Thái Lan, nhà đầu tư Hàn Quốc và sắp tới là nhà đầu tư Nhật Bản chọn lựa mua và làm công cụ để xây sản phẩm phái sinh, được niêm yết và giao dịch rộng rãi tại TTCK nước họ. Thành công của sản phẩm ETF đầu tiên là minh chứng cho thấy, khi có sản phẩm phù hợp, vốn quốc tế sẽ không bỏ lỡ cơ hội trên TTCK Việt Nam.
Chưa năm nào TTCK Việt Nam được nhận sự quan tâm, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ như năm 2019. ầu năm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành “ề án Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến 2020, tầm nhìn 2025″ đặt ra lộ trình và các mục tiêu phát triển cụ thể.
Nhiều quy định tại đây cũng như trong dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán sắp được trình Quốc hội đã để ra những khoảng mở cho việc phát triển sản phẩm mới. Chẳng hạn, câu chuyện về sản phẩm cổ phiếu không có quyền biểu quyết (NVDR), Sở GDCK TP.HCM từng muốn nghiên cứu và phát triển sản phẩm này khi TTCK Thái Lan phát triển thành công NVDR nhưng chưa vận hành được, tuy nhiên, trong tương lai, đây là điều hoàn toàn có thể.
Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Sở GDCK Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con, mở ra cơ hội cho Sở GDCK sau này có thể lập pháp nhân như cách người Thái làm, để thu hút nhiều hơn dòng vốn quốc tế.
Video đang HOT
Con đường phát triển sản phẩm mới được khơi rộng trong tương lai gần, nhưng cần phải được chuẩn bị cùng với việc thúc đẩy sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước.
Thực tế nhãn tiền cho thấy, TTCK Việt Nam có không ít sản phẩm quỹ về loại hình như quỹ đóng, quỹ mở; về tính chất như quỹ bất động sản, quỹ trái phiếu, cổ phiếu…, nhưng chỉ có một vài quỹ thu hút được nhà đầu tư đại chúng tham gia.
Nền tảng kiến thức của nhà đầu tư, thông tin minh bạch và tính chuẩn mực, hấp dẫn của các sản phẩm cần được chuẩn bị song hành mới mong sản phẩm mới khi đưa ra thị trường mang lại hiệu quả cho các bên và thúc đẩy TTCK lên nền tảng phát triển mới.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VIC và VHM bị bán ròng, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm nhẹ
Kêt thuc phiên giao dich cuôi tuân, đa sut giam cua nhom cô phiêu vât liêu xây dưng dân đâu la cô phiêu HPG đa khiên chi sô VN30 ha 0,79% xuông 927,06 điêm. Cô phiêu HPG cung "cổ phiếu họ Vin" là VIC, VHM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cung gây sưc ep lên chi sô VnIndex khiến chi sô nay mât 0,43% con 1.004,12 điêm.
Hai quỹ ETF giảm tỷ trọng, VIC, VHM bị bán ròng
Sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp tính từ thời điểm chỉ số VnIndex vượt ngưỡng 1.000 điểm, TTCK Việt Nam phải đối mặt với áp lực chốt lời trong phiên giao dịch ngày 15.3. Chỉ số VnIndex liên tục "chồi sụt" dưới ngưỡng tham chiếu trước khi giảm sâu xuống 1.001 điểm vào thời điểm 13h30. Song lúc này, lực cầu gia tăng đã giúp chỉ số VnIndex phần nào hồi phục.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15.3, VnIndex vẫn giảm 4,32 điểm (0,43%) xuống 1.004,12 điểm. Còn HNX-Index tăng 0,42 điểm (0,38%) lên 110,44 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15.3, VnIndex giảm 4,32 điểm (0,43%) xuống 1.004,12 điểm. (Ảnh: TVSI)
Khối ngoại trên TTCK Việt Nam ngày 15.3 bán ròng tổng cộng 1,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng gần 200 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại trên sàn HOSE bán ròng với khối lượng 508.930 cổ phiếu, tương ứn giá trị bán ròng hơn 185 tỷ đồng.
MSN là cổ phiếu đứng đầu danh sách được khối ngoại mua ròng với giá trị lên tới 145 tỷ đồng. NVL và CTG xếp ở vị trí thứ 2 và 3 với giá trị mua ròng lần lượt là 60 tỷ đồng và 53 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại VHM và VIC có thêm một phiên nằm trong nhóm bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn HOSE với do nằm trong diện giảm tỷ trọng của hai quỹ ETF nên bị khối ngoại bán ròng khá mạnh trong phiên hôm nay, đạt lần lượt 149 tỷ đồng và 129 tỷ đồng. HPG xếp ở vị trí thứ 3 do bị khối ngoại bán ròng lên đến 116 tỷ đồng.
Hôm nay, TTCK Việt Nam chiu anh hương cua ky tai cơ câu danh muc cua cac quy ETF, tuy nhiên đong cưa phiên nay chi sô VnIndex vân tru vưng trên môc tâm ly 1.000 điêm nhơ nô lưc cua nhom ngân hang, dâu khi va bao hiêm.
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, BID tăng 2,8% lên mức 37.200 đồng, ACB tăng 0,6% lên 31.700 đồng, còn SHB tăng 1% lên 8.000 đồng, còn lại CTG, EIB, HDB, VPB hồi phục sau phiên điều chỉnh ngày 14.3.
Ở nhóm dầu khí, phần lớn các cổ phiếu đều đảo chiều lấy lại sắc xanh vào cuối phiên, giúp VnIndex trụ vững ở mốc 1.000 điểm. Cụ thể, PLX tăng 2% lên 62.400 đồng, PVD tăng 1,1% lên 18.650 đồng, PVS tăng 1,4% lên 21.600 đồng, PVI tăng 3,1% lên 36.400 đồng, PVB tăng 3,7% lên 19.600 đồng...
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. (Ảnh: Internet)
Đã không có bất ngờ nào xảy ra trong hoạt động tai cơ câu cua cac quy ETF. ngoai trư cô phiêu HPG của Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát bi khôi ngoai ban manh, thậm chí có thời điểm bị bán về mức giá sàn sau khi HĐQT công ty quyết định đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2019 giảm 22% so với thực hiện 2018.
Kêt thuc phiên giao dich cuôi tuân, đa sut giam cua nhom cô phiêu vât liêu xây dưng dân đâu la cô phiêu HPG đa khiên chi sô VN30 ha 0,79% xuông 927,06 điêm. Cô phiêu HPG cung "cổ phiếu họ Vin" cung gây sưc ep lên chi sô VnIndex khiến chi sô nay mât 0,43% con 1.004,12 điêm.
Tuy nhiên, bất chấp việc "cổ phiếu họ Vin" bị bán ròng trong phiên ngày 15.3 do hai quỹ ETF giảm tỷ trọng, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ giảm nhẹ 0,1% và vẫn đạt mức 221.584 tỷ đồng.
Nhìn chung, việc chỉ số VnIndex vân tru đươc ở ngưỡng 1.000 điêm nhơ cac nhom cổ phiếu tru cột tiêp tuc nâng đơ thị trường, bât châp anh hương tư đơt cơ câu danh muc cua cac quy ETF. Dự báo sau khi ap lưc nay đi qua, thi trương se rông cưa cho đơt tăng mơi, thi trương thê giơi cung đang ung hô cho xu hương nay. Vê ky thuât, cac chi bao vân cung cô xu hương tăng điêm cho thi trương.
Đại lý Chevrolet chính thức nhận đặt cọc xe ô tô VinFast
Sau khi chính thức tiếp quản hệ thống đại lý Chevrolet trên toàn quốc và nhà máy GM tại Hà Nội từ tháng 12.2018, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã quyết định nâng cấp cơ sở vật chất đại lý, thay đổi nhận diện và chuyển đổi mô hình thành hệ thống đại lý hai thương hiệu VinFast - Chevrolet. Quá trình này sẽ được thực hiện từ nay đến 15.5.2019.
Trong thời gian nâng cấp cơ sở vật chất đại lý, các hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng sẽ tiếp tục được duy trì. Ngoài ra, kể từ ngày 15.3.2019, hệ thống đại lý Chevrolet cũng bắt đầu chính thức nhận đặt cọc mua xe VinFast từ khách hàng.
Bên cạnh việc kinh doanh các dòng xe của VinFast và Chevrolet, hệ thống đại lý hai thương hiệu trải dài trên khắp cả nước cũng sẽ đồng thời cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và phụ tùng chính hãng cho khách hàng, theo đúng tiêu chuẩn của đại lý 3S.
Ngoài hệ thống đại lý hai thương hiệu, khách hàng có nhu cầu mua xe VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện cũng có thể đặt hàng tại 15 showroom của VinFast đặt tại các trung tâm thương mại Vincom trên toàn quốc. Ngoài ra, kể từ ngày 1.9.2019, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng sẽ khai trương 40 đại lý ủy quyền chuyên bán và cung cấp dịch vụ dành riêng cho xe VinFast.
Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa VinFast và General Motors (GM), VinFast hiện là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu Chevrolet tại Việt Nam.
Chia sẻ về mối quan hệ hợp tác giữa VinFast và Chevrolet, bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast, cho biết: "Quan hệ đối tác chiến lược của GM - VinFast sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho thương hiệu Chevrolet và hệ thống đại lý tăng trưởng dài hạn tại Việt Nam, thông qua uy tín mang tầm cỡ toàn cầu của GM và thế mạnh của VinFast tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng hệ thống đại lý giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường của Chevrolet sẽ đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng và là một kênh phân phối hiệu quả các dòng xe ô tô VinFast".
Theo dan viet
Chứng khoán sẽ còn nhiều rung lắc TTCK Việt Nam chính thức có tuần lễ điều chỉnh đầu tiên sau Tết. Dù vẫn có cho mình 3/5 phiên tăng điểm, kết quả giảm mạnh trong ngày 28/2 đã khiến VN-Index chấp nhận thoái lùi 0,93%. HNX-Index có đôi chút khác biệt khi vẫn duy trì tăng nhẹ 0,4% chủ yếu do ít bị tác động hơn từ các cổ phiếu...