Mở hướng phát triển du lịch Đam Rông
Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên toàn tỉnh, huyện Đam Rông cũng đã xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể để từng bước phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm, tình hình và lợi thế của địa bàn.
Một vài thống kê của huyện Đam Rông cho thấy: Giai đoạn 2016-2019, số lượt khách du lịch đến Đam Rông tăng đều mỗi năm với mức bình quân trên 50 nghìn lượt khách/năm, chủ yếu là các nhóm thanh niên đi phượt, các đoàn khách khi đi qua địa bàn theo Quốc lộ 27 ghé thăm và khám phá các điểm, khu có tiềm năng phát triển du lịch của địa phương. Trên địa bàn huyện hiện có 12 cơ sở lưu trú, với trên 100 buồng, phòng. Các dịch vụ ăn uống phục vụ du khách chưa phong phú. Số lượng lao động trực tiếp phục vụ ngành Du lịch còn thấp, đa phần chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lượng khách du lịch ghé thăm Đam Rông giảm mạnh, đặc biệt là lượng khách đi qua Đam Rông theo Quốc lộ 27.
Đam Rông có nhiều thuận lợi về thiên nhiên để phát triển du lịch
So với các địa phương khác trong tỉnh, cơ sở để phát triển du lịch của Đam Rông còn nhiều thiếu thốn. Kết cấu hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất chưa đồng bộ, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế về du lịch. Hoạt động du lịch còn nhỏ lẻ, chưa có tính liên kết giữa các hoạt động và tính chuyên nghiệp còn hạn chế. Chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng, công tác xã hội hóa về phát triển du lịch còn hạn chế. Các điểm có tiềm năng phát triển du lịch của huyện cách xa nhau, chưa được quy hoạch, đầu tư xây dựng thành tuyến, điểm du lịch cụ thể. Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, kết nối giao thông thông suốt tới các khu, điểm định hướng phát triển du lịch còn gặp nhiều khó khăn; chưa có đề án quy hoạch riêng cho phát triển du lịch và dịch vụ du lịch tại địa phương. Do đó việc kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển các khu, điểm có tiềm năng phát triển du lịch của địa phương còn có những khó khăn. Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa, đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn có hạn. Địa phương chưa chủ động được nguồn ngân sách tương xứng dành cho công tác quản lý nhà nước, quảng bá, xúc tiến du lịch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Những nơi có tiềm năng phát triển du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Video đang HOT
Vượt lên trên những khó khăn trước mắt, huyện Đam Rông vẫn quyết tâm tìm hướng đi để phát triển du lịch nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Bởi nếu phát triển du lịch đúng hướng sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung của địa phương.
Huyện Đam Rông xác định rõ mục tiêu: Phát triển du lịch bền vững, lấy du lịch sinh thái làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm nền tảng; khai thác có hiệu quả các điểm có tiềm năng, lợi thế về du lịch để kêu gọi đầu tư thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách. Đồng thời, tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, có chất lượng cao; tạo lập được sản phẩm du lịch đặc thù và có sức cạnh tranh; Kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Từng bước đưa Đam Rông trở thành điểm trung chuyển, kết nối tuyến du lịch Đà Lạt – Tây Nguyên, trong đó, 3 xã: Đạ M’rông, Đạ Tông, Đạ Long là trung tâm du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng; xã Phi Liêng và Đạ K’nàng thực hiện du lịch khám phá danh lam thắng cảnh; du lịch canh nông… Phát triển du lịch bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên; gắn khai thác với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; Đẩy nhanh việc chuyển đổi số; phát triển du lịch thông minh; quản lý khách du lịch, hoạt động du lịch và tài nguyên du lịch; kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch huyện Đam Rông kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, nhân lực chất lượng cao, bảo đảm yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Khánh Hòa: Định hình hoạt động du lịch ở Khánh Sơn
Những năm gần đây, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã dành nhiều sự quan tâm đến việc phát triển hoạt động du lịch.
Địa phương đã xác định được loại hình, mô hình, sản phẩm du lịch phù hợp với đặc điểm tự nhiên, con người nơi đây. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Những kết quả bước đầu
Hiện nay, diện mạo huyện Khánh Sơn đã có sự thay đổi với nhiều hạng mục công trình phục vụ cho công tác phát triển du lịch của địa phương như: Điểm dừng chân đỉnh đèo với cụm biểu tượng nông sản Khánh Sơn (xã Ba Cụm Bắc); đường đi bộ trong khuôn viên đồi thông; các hạng mục công trình tại thác Tà Gụ (xã Sơn Hiệp)... UBND huyện đã có định hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đây là hướng đi hợp lý để huyện có thể phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh sẵn có.
Theo ông Cao Minh Vỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, để triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển du lịch, địa phương lập đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Huyện cũng khuyến khích, tạo mọi điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng và chính sách theo quy định của pháp luật để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái thác Tà Gụ. Hiện nay, đã có một số công ty lữ hành hình thành tour du lịch nội tỉnh đưa khách du lịch lên Khánh Sơn.
Một trong những yếu tố làm nên tính đặc trưng của du lịch Khánh Sơn chính là bản sắc văn hóa của đồng bào Raglai. Thời gian qua, huyện đã tích cực triển khai công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Raglai, mở các lớp truyền dạy hát sử thi, chơi nhạc cụ mã la, đàn đá, phục dựng các nghi lễ truyền thống... Huyện đã chủ động đăng cai tổ chức các lễ hội văn hóa, thể thao cấp tỉnh và tổ chức sự kiện lễ hội trái cây thành hoạt động định kỳ; các địa phương đã khôi phục các đội văn nghệ truyền thống, tập luyện đánh mã la, đàn đá để phục vụ nhân dân và du khách. Bên cạnh đó, huyện thực hiện việc sửa chữa nhà dài truyền thống thôn Hòn Dung (xã Sơn Hiệp) và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ biểu diễn văn nghệ, các hoạt động tham quan, vui chơi của khách du lịch; quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản, ẩm thực đặc trưng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các địa điểm danh lam thắng cảnh, nét văn hóa của người Raglai đến du khách.
Đồng bào Raglai huyện Khánh Sơn tái hiện lễ ăn mừng lúa mới. Ảnh minh họa.
Còn nhiều việc cần làm
Theo ông Cao Minh Vỹ, hiệu quả mang lại từ hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, mua sắm chưa phát triển; các điểm du lịch chưa nổi bật, phát triển chưa đồng bộ. Ngoài ra, việc huy động nguồn lực xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư, dự án du lịch chưa mang lại hiệu quả.
Mặc dù đã có định hướng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, nhưng huyện vẫn chưa có những chính sách cụ thể để xúc tiến, quảng bá, khuyến khích hỗ trợ người dân tham gia phát triển các loại hình du lịch này. Sản phẩm du lịch tuy đã xác định được, nhưng để khôi phục, duy trì hoạt động các ngành nghề truyền thống đang rất khó khăn. Hoạt động tiếp đón du khách đến địa phương tham quan vẫn còn mang tính chất tự phát, chưa có sự tổ chức, quản lý bài bản. Cùng với đó, các điểm di tích lịch sử chưa được cải tạo, chỉnh trang, mở rộng; người dân địa phương chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong làm du lịch cộng đồng, hoạt động du lịch chưa bài bản; nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng vừa thiếu, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ...
Theo ông Cung Quỳnh Anh - Phó Giám đốc Sở Du lịch, đơn vị đã có văn bản đề nghị huyện Khánh Sơn đề xuất khảo sát điểm đến phục vụ khách du lịch. Qua báo cáo của UBND huyện Khánh Sơn, đã có nhiều nội dung được địa phương tích cực triển khai với định hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, để thực hiện thành công loại hình du lịch này đòi hỏi sự kiên trì của chính quyền và người dân. Sở Du lịch sẽ đồng hành với địa phương để triển khai các giải pháp một cách bài bản, đồng bộ.
Lào Cai: Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 12.800 tỉ đồng Theo Sở Du lịch, Lào Cai đón 3.672 nghìn lượt du khách, tổng thu ước đạt 12.800 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022. Sa Pa luôn là điểm đến ưa thích của du khách khi đến với Lào Cai Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, hoạt động du lịch...