Mô hình Trung tâm “một cửa” liên ngành: Nơi bảo vệ khẩn cấp cho phụ nữ và trẻ em
Nhằm đánh giá nhu cầu, từng bước đề xuất thí điểm mô hình Trung tâm “một cửa” liên ngành bảo vệ khẩn cấp phụ nữ bị bạo lực giới và trẻ em bị xâm hại, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Công bố kết quả khảo sát nhu cầu dịch vụ xã hội khẩn cấp cho phụ nữ bị bạo lực và trẻ em bị xâm hại”.
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có các đại biểu đại diện Bộ VHTTDL, Hội LHPN Việt Nam, Bộ Công an, UNICEF, UN Women, Bộ Y tế, Bộ LĐ,TB&XH, Bộ Tư pháp, đại diện các tổ chức quốc tế và các chuyên gia…
Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Dương Thị Ngọc Linh cho biết, từ hoạt động của mô hình dịch vụ hỗ trợ toàn diện của Ngôi nhà Bình Yên bao gồm 3 cơ sở, trong đó 1 cơ sở tại Cần Thơ và 2 tại Hà Nội (1 cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, 1 cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người) và dịch vụ tham vấn và Tổng đài hỗ trợ phụ nữ 1900969680 cho thấy, mô hình “một cửa” liên ngành là một trong những giải pháp mang tính chiều sâu với sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan liên quan nhằm đem lại sự hỗ trợ và bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình, bị xâm hại và bị mua bán trở về.
Video đang HOT
Tại Hội thảo, đại diện nhóm Chuyên gia nghiên cứu đã báo cáo kết quả của cuộc khảo sát, nghiên cứu tại địa bàn 4 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bến Tre), trong đó đưa ra thông tin “Việc tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu các vụ việc bạo lực ở cấp cơ sở chưa kịp thời, chưa thân thiện và chưa hiệu quả, chưa có biện pháp bảo vệ an toàn nạn nhân, còn đổ lỗi, lộ bí mật của nạn nhân”. Nhóm nghiêm cứu cũng báo cáo 5 nhóm phát hiện chính gồm: Khung chính sách pháp luật của Việt Nam liên quan đến bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em; Thực trạng xử lý, giải quyết các vụ việc bạo lực phụ nữ, xâm hại trẻ em ở tại các địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của nạn nhân; Một số mô hình hỗ trợ nạn nhân của bạo lực giới chưa đáp ứng được yêu cầu; Thiếu các quy định cụ thể về cơ chế phối hợp liên ngành; Sự cần thiết có mô hình đáp ứng yêu cầu xử lý kịp thời – liên ngành – một điểm dừng – hiệu quả trong giải quyết vụ việc và bảo vệ nạn nhân của bạo lực giới.
Bà Shelley Casey, chuyên gia pháp lý cho trẻ em của UNICEF đã chia sẻ những mô hình thực hành tốt trên thế giới trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em thông qua Mô hình tích hợp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Đặc biệt, bà Casey nhấn mạnh vai trò của Trung tâm dịch vụ một cửa chuyên biệt cho trẻ em, bởi theo bà nhu cầu của trẻ em bị bạo lực rất đa chiều, một ngành không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu đó, cho nên cách xử lý đa ngành, phối kết hợp hiệu quả là điều hết sức cần thiết.
Với kinh nghiệm thực tế trong hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới tại Ngôi nhà Ánh Dương (thuộc Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh), bà Đỗ Thị Lệ, Trưởng phòng Truyền thông, Đào tạo đã chia sẻ về những khó khăn, bất cập trong quá trình hỗ trợ nạn nhân như: Kỹ năng làm việc với nạn nhân của các cán bộ đầu mối tại cơ sở chưa tốt, cơ chế phối hợp liên ngành thiếu liên tục, toàn diện. Bên cạnh đó bà Lệ cũng đề xuất xem xét việc hỗ trợ nhóm đối tượng trẻ em bị bạo lực.
Thượng tá Nguyễn Văn Tráng, Phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an nhất trí cao với đề xuất của Nhóm nghiên cứu về việc thành lập Trung tâm “một cửa” liên ngành và cho rằng, trong giai đoạn đầu mô hình nên được tập trung triển khai thí điểm tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, từ đó rút kinh nghiệm, có hướng nhân rộng.
Các ý kiến đóng góp, phản biện tại hội thảo tiếp tục được nhóm nghiên cứu tiếp thu, nhằm bảo đảm Đề án Mô hình trung tâm “một cửa” liên ngành bảo vệ khẩn cấp phụ nữ bị bạo lực giới và trẻ em bị xâm hại phù hợp với thực tiễn và giải quyết được những vướng mắc trong quá trình cung cấp dịch vụ xã hội khẩn cấp cho phụ nữ bị bạo lực và trẻ em bị xâm hại, không chồng chéo với các mô hình đã có và phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam.
Phụ nữ Phòng PC07 tiếp tục xây dựng hình ảnh chiến sĩ Công an Thanh Hóa bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ
Chiều 31-3, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo tổ chức Đại hội điểm Phụ nữ Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PC07) lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021-2026.
Được thành lập từ tháng 11-2018, Hội Phụ nữ phòng PC07 đã thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Phụ nữ Công an Nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo vì an ninh tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững"; thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Xây dựng hình ảnh chiến sĩ Công an Thanh Hóa bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ, đẹp trong lòng dân" và "Phụ nữ Công an Nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"... 100% hội viên có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng. Nhiều hội viên đạt danh hiệu chiến sĩ tiên tiến, chiến sĩ thi đua cơ sở và được các cấp khen thưởng.
Các đại biểu xem hình ảnh các hoạt động của Hội Phụ nữ phòng PC07
Trong công tác xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", hội viên phụ nữ Phòng PC07 đã tham mưu cho Đảng ủy lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiều chương trình, hoạt động quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, tham gia nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện và tham mưu, đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Tổ chức các hoạt động tình nghĩa, bảo vệ môi trường, chung sức vì cộng đồng thiết thực, hiệu quả.
Các phong trào, hoạt động trên đã tạo không khí thi đua sôi nổi, tổ chức hội phụ nữ ngày càng được củng cố. Năm 2019 Hội Phụ nữ Phòng PC07 đã được Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen, năm 2020 được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen.
Tại Đại hội, các đại biểu đã tham luận nhiều nội dung quan trọng, đưa ra các giải pháp thực hiện tốt các phong trào, hoạt động của Hội và thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Với tinh thần "Đoàn kết, chủ động, kỷ cương, phát triển", nhiệm kỳ 2021-2026, Hội Phụ nữ Phòng PC07 đề ra mục tiêu phấn đấu 100% hội viên đăng ký và thực hiện tốt các phong trào thi đua, cuộc vận động do Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Hội Phụ nữ Công an tỉnh, Đảng ủy lãnh đạo đơn vị phát động; hàng năm đăng ký ít nhất 1 công trình, phần việc do phụ nữ đảm nhiệm; 100% gia đình hội viên đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa" ở khu dân cư.
Các đại biểu Công an tỉnh, Hội Phụ nữ Công an tỉnh, Phòng CP07 tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Hội phụ nữ Phòng PC07, nhiệm kỳ 2021-2026
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hội Phụ nữ Phòng PC07 nhiệm kỳ 2021-2026, bầu đoàn đại biểu dự hội Đại hội Đại biểu Phụ nữ Công an tỉnh lần thứ X. Thượng úy Trần Thị Bắc tiếp tục được bầu là Chủ tịch Hội Phụ nữ phòng PC07, nhiệm kỳ 2021-2026.
Hội thảo khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp Ngày 15-3, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức hội thảo Khảo sát thực trạng chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội thảo có đại diện các trường trung cấp,...