Mô hình trồng cây trên chậu tái chế
Góp phần bảo vệ môi trường, năm học qua, Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM đã tổ chức cho học sinh trong toàn trường tái chế các bình nhựa để làm chậu trồng cây, đồng thời dạy các em trồng các chậu cây đặt quanh khu vực tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du.
Sáng kiến trồng cây trong chậu tái chế bước đầu đã mang lại hiệu quả, giáo dục học sinh có ý thức sống xanh.
Biến đồ tái chế thành chậu cây
Nằm ở quận trung tâm của TPHCM, Trường THCS Nguyễn Du không chỉ quan tâm tới chất lượng giáo dục, mà còn thường xuyên chú trọng công tác giáo dục ý thức gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho học sinh.
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh, môi trường, nhà trường có triển khai nhiều chương trình, kế hoạch giúp học sinh có ý thức bảo vệ xây dựng, bảo vệ môi trường sinh sống và học tập bằng những việc làm cụ thể.
Để chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch trồng cây trang trí môi trường cảnh quan và nâng cao ý thức sử dụng vật liệu tái chế, năm học vừa qua, Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM đã thông báo cụ thể tới học sinh trong toàn trường.
Theo đó, các em học sinh mỗi lớp tự chuẩn bị hai bình dầu ăn hoặc bình nước suối loại 5 lít đã qua sử dụng. Giáo viên bộ môn sẽ hướng dẫn học sinh tái chế các bình nhựa và trang trí thành những chiếc chậu thật xinh xắn để trồng cây. Các em dùng tiền tiết kiệm mua cây xanh về trồng. Bình cây của các em được xem như là công trình măng non trong năm học.
Để hoạt động trồng cây bảo đảm chất lượng, mỗi lớp cử ra hai học sinh đại diện tham gia trồng cây tại sân trường. Ban giám hiệu cũng phân công hai giáo viên của mỗi khối hỗ trợ học sinh thực hiện.
Khi cây xanh đã vững vàng vươn lên trong chậu tái chế, các em mang chậu cây trang trí quanh khu vực tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du trong khuôn viên nhà trường.
Học sinh các lớp có nhiệm vụ chăm sóc chậu cây cho đến khi ra trường. Giáo viên chủ nhiệm sẽ đảm trách việc kiểm tra, tiếp tục chăm sóc các chậu cây sau khi các em tốt nghiệp trung học cơ sở.
Trong năm học 2018 – 2019, với tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm “Mừng Đảng – Mừng Xuân”, học sinh Trường THCS Nguyễn Du đã tham gia chuyên đề “Mùa xuân là tết trồng cây” ở cấp trường với tất cả 31 lớp đều tham gia và trồng hơn 70 chậu cây.
Những lợi ích đạt được
Video đang HOT
Sáng kiến trồng cây với chậu tái chế làm đẹp sân trường thật sự hiệu quả trong giáo dục nhận thức về việc tạo cảnh quan, tăng cường ý thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường cho học sinh toàn trường ngay từ cấp trung học cơ sở.
Các hoạt động giáo dục thực tiễn giúp các em biến kiến thức thành những hành động cụ thể, thói quen lành mạnh, giữ gìn môi trường sống. Việc dạy các em trồng cây bằng các vật liệu tái chế để làm cho ngôi trường thêm xinh đẹp, xanh tươi thật sự hiệu quả hơn so với tuyên truyền về ý thức bảo vệ và gìn giữ môi trường.
Đối với học sinh, hoạt động này đã giúp các em nhận thức được việc trồng cây thật sự không khó. Đặc biệt, việc làm này sẽ tạo cơ hội để các em gắn kiến thức có được từ lớp học áp dụng vào thực tế. Từ đó, các em sẽ phát huy vai trò của mình, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và tái chế đồ vật xung quanh.
Từ những kỹ năng qua hoạt động này, các học sinh hứa hẹn mang lại lợi ích cho gia đình.
Sau khi thực hành tại trường, các em có thể ứng dụng các kỹ năng có được giúp bố mẹ tại nhà. Các em sẽ sáng tạo hơn, làm ra các vật dụng tái chế khác góp phần tiết kiệm tiền cho gia đình và làm sạch môi trường xung quanh. Bố mẹ có thể yên tâm lao động, công tác vì con cái ngoan ngoãn, biết ứng xử, tự lập.
Đặc biệt chương trình đã gián tiếp mang đến lợi ích cho xã hội thông qua việc giáo dục ý thức tái chế và sử dụng đồ tái chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng nghĩa với việc giáo dục ý thức tiết kiệm cho học sinh.
Giáo dục trồng cây là gián tiếp giáo dục ý thức yêu cây cối, đồng thời là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo điều kiện và định hướng cho các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai.
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong tổ chức, để xem xét kết quả, tinh thần thái độ… của học sinh khi tham gia các hoạt động do nhà trường phát động. Từ đó, nhà trường, các thầy cô giáo sẽ động viên, khuyến khích các em tích cực tham gia hoạt động tập thể.
Thông qua những hoạt động như vậy, giáo viên còn có thể đưa ra những nhận xét, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho chính bản thân mình trong các lần tổ chức hoạt động kế tiếp. Vì vậy, nhất định không được bỏ qua khâu này dù là thời gian có hạn hẹp đến đâu.
Đây là kinh nghiệm thiết thực với các thầy cô và được duy trì, áp dụng thường xuyên tại ngôi trường này.
Theo giaoducthoidai
Khoai tây mọc mầm chớ vội vứt, bỏ vào cốc nước trang trí sang chảnh như tiền triệu
Chú ý không để khoai tây bị cạn nước. Nếu không muốn ngọn cây vươn quá dài, bạn có thể dùng kéo để cắt tỉa bớt ngọn cây.
Nếu mua khoai tây về mà vô tình để mọc mầm, bạn hãy làm ngay theo cách dưới đây để có được một chậu khoai tây bonsai làm cảnh vô cùng đẹp mắt và ấn tượng nhé.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 củ khoai tây
- 1 cốc thuỷ tinh có đường kính to hơn đường kính củ khoai
- 3 que tăm
- 1 chiếc chậu trồng cây, có thể là chậu để bàn hay chậu treo tùy theo mục đích trang trí của bạn.
2. Cách trồng khoai tây bonsai
Bước 1:
Bạn lấy khoai tây đi rửa sạch cho hết bùn đất rồi dùng 3 que tăm xiên theo 3 hướng cách đều nhau, lưu ý là xiên thẳng vào tận tâm của củ khoai. Xong xuôi, hãy đặt củ khoai vào trong cốc thủy tinh có sẵn nước sao cho nước ngập đến nửa củ là được.
Bước 2:
Giờ hãy mang cốc khoai đến nơi thoáng khí, có nắng nhẹ để cây có điều kiện phát triển mầm. Chỉ khoảng 2 tuần sau, mầm non sẽ bắt đầu nhú ra ở phía trên của củ khoai.
Cứ mỗi ngày trôi qua, mầm non sẽ phát triển cao lớn hơn với sự xuất hiện của nhiều lá non.
Bạn hãy tiếp tục ngâm củ khoai tây trong cốc nước cho đến khi có 1 - 2 chiếc rễ chính xuất hiện ở ngay vị trí của mầm cây.
Bước 3:
Khi cây đã có đủ các bộ phận gồm rễ, thân, cành, lá thì bạn chỉ cần nhẹ nhàng tách nó ra khỏi củ khoai tây.
Bước 4:
Đặt phần rễ mầm chìm trong bát nước sạch để bộ rễ sinh trưởng hoàn thiện.
3. Cách chăm sóc khoai tây
Chú ý không để khoai tây bị cạn nước. Nếu không muốn ngọn cây vươn quá dài, bạn có thể dùng kéo để cắt tỉa bớt ngọn cây.
Khi cây non cao được 25 - 30 cm thì đem trồng trong các chậu cảnh. Khi gặp đất, bộ rễ sẽ hút chất dinh dưỡng nuôi cây cao lớn và xanh tốt rất mãnh liệt.
Hoa khoai Tây khi nở có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng. Nếu không muốn làm cây cảnh để bàn, người chơi có thể lựa chọn những chậu cảnh lớn hơn để ở bậc hè, ban công... vừa để ngắm vừa để lấy củ ăn.
Theo Lê Lê (t/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Khu vườn sân thượng không khác gì một "trang trại thu nhỏ" ở TP. HCM Hàng ngày, chị Nguyệt Anh có niềm vui bất tận khi tận tay chăm sóc cây trái, rau quả trong khu vườn trên sân thượng để an tâm chế biến nhiều món ăn ngon từ nguồn thực phẩm sạch này cho gia đình thưởng thức. Khu vườn trên sân thượng của gia đình chị Nguyệt Anh khiến nhiều người thích thú bởi sự...