Mô hình trồng cau ở miền núi cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm
Nhờ chăm chỉ, chịu khó và dám nghĩ dám làm, ông Hà Văn Dũng, sinh năm 1966, người Mường, ở xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, đã mạnh dạn đầu tư trồng hơn 5ha cau.
Mô hình này mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho gia đình ông Dũng.
Giá cau từ trang trại nhà ông Dũng bán với giá khoảng 85.000 đồng/kg.
Về tới Lang Chánh, hỏi thăm ông “Dũng cau” ai cũng biết bởi ông là người tiên phong trong việc trồng cau tại địa phương. Đây cũng là mô hình điển hình của huyện Lang Chánh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Không những thế, ông Hà Văn Dũng còn hướng dẫn người dân địa phương cách thức trồng cau để nhân rộng mô hình này.
Ông Hà Văn Dũng cho biết, trước đây, ông làm nghề thu gom dược liệu và thu mua quả cau, nhưng thu nhập không được bao nhiêu. Năm 2006, trong một lần ra các tỉnh phía Bắc thu mua dược liệu, ông Hà Văn Dũng nhận thấy người dân ở đây sử dụng cau khá nhiều và giá khá cao, nhưng nguồn cung cấp cau lại thiếu. Từ đó, ông nảy ra ý tưởng trồng cau ngay tại quê nhà để cung cấp cho các tỉnh phía Bắc. Nghĩ là làm, về quê, ông quyết định phá bỏ hơn 1ha cây ăn quả của gia đình để trồng cau.
Thời điểm đó, ông Hà Văn Dũng bắt đầu trồng thử khoảng 1.200 cây trên diện tích 0,5ha. Ông chọn những cây cau trong xã, huyện, có giống tốt và mua quả về, chọn ra quả đẹp nhất để ươm giống. Do chưa có kinh nghiệm trong việc chọn giống, ươm giống, kỹ thuật trồng nên cau bị chết khá nhiều. Không nản chí, ông Dũng đã lên mạng, sưu tầm sách, báo hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, ươm giống, trồng cau để học hỏi và trồng trám lại những diện tích cau bị chết.
Sau 5 năm, vườn cau của ông Dũng đã cho thu hoạch. Nhận thấy cây cau phát triển tốt và giá trên thị trường khá ổn định, nên ông quyết định sử dụng toàn bộ 5ha đất đồi của gia đình để trồng cau.
Video đang HOT
Theo ông Hà Văn Dũng, cau từ khi ươm quả đến lúc thu hoạch phải mất 5 năm, mỗi cây trung bình sẽ cho 15-20kg quả/mùa. Năm 2022, vườn cau của ông cho thu hoạch hơn 700 cây. Với giá hiện tại khoảng 85.000 đồng/kg, ông thu về hàng tỷ đồng. Ước tính, đến năm 2024, toàn bộ 5ha cho thu hoạch, ông có thể thu về gần chục tỷ đồng/năm. Ngoài thu hoạch quả, ông bán mo cau với giá 3.000 đồng/chiếc.
Không chỉ bán cau thương phẩm, mo cau, ông còn ươm giống bán cho người dân. Theo ông Dũng, để ươm được cây giống phải trải qua nhiều công đoạn như để cau chín, phơi khô. Khi cau khô sẽ mang đi ngâm, ủ cho đến khi nảy mầm mới ươm từ 3-4 tháng, đến lúc cây ra 2 lá, một ngọn sẽ xuất bán.
“Gia đình tôi đang cho ươm khoảng 4 vạn cây giống. Với giá bán 25.000 đồng/cây giống, riêng tiền bán cây giống cũng thu về hơn 1 tỷ đồng/năm”, ông Hà Văn Dũng cho biết.
Không chỉ mang lại thu nhập cao, mô hình trồng cau của ông Hà Văn Dũng còn tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên với thu nhập 170.000 đồng/ngày và giải quyết việc làm cho nhiều lao động thời vụ của địa phương.
Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Giao An, huyện Lang Chánh, cho biết mô hình trồng cau của gia đình ông Hà Văn Dũng là mô hình tốt, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nên khuyến khích người dân địa phương cùng tham gia. Hiện tổng diện tích trồng cau trên địa bàn xã là hơn 10 ha, dự kiến giai đoạn 2022-2025 sẽ nhân rộng mô hình lên đến 50 ha, qua đó đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương.
Cơ hội phát triển, định hình các giá trị mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, những đột phá mang tính chiến lược đó là phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên ba trụ cột: Kinh tế - xã hội - môi trường; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên hướng tới một mô hình kinh tế xanh, lấy "con người" làm trung tâm.
Phát biểu tại Hội nghị Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tổ chức sáng 21/6, tại thành phố Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long là nhằm cụ thể hóa và triển khai tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; từ đó, mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Cần Thơ nhìn từ trên cao. Ảnh minh họa: Dương Giang/TTXVN
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ và Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ tư duy mới - tầm nhìn mới - cơ hội mới - giá trị mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
"Triển khai hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước, với quyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, các địa phương trong vùng và địa phương liên kết với vùng, và sự ủng hộ, đồng lòng, đồng hành của các nhà tài trợ, doanh nghiệp, người dân; chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng việc thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chắc chắn thành công.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đón nhận làn sóng đầu tư mới, đạt được phát triển nhanh, bền vững, bứt phá trong thời kỳ tới, người dân được hạnh phúc với một cuộc sống tốt đẹp hơn.", Bộ trưởng cho biết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, những đột phá mang tính chiến lược trước tiên đó là phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên ba trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên hướng tới một mô hình kinh tế xanh, lấy "con người" làm trung tâm.
Tiếp đến, là biến thách thức thành cơ hội, "chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn"; chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị, trong đó chú trọng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực về con người và khoa học và công nghệ; đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; công nghiệp năng lượng là đột phá, dịch vụ là bệ đỡ.
"Chúng ta cũng xác định thay đổi tư duy về an ninh lương thực, từ việc phát triển nông nghiệp dựa vào cây lúa sang thủy sản - trái cây - lúa gạo phù hợp với thị trường, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại phân vùng sản xuất dựa trên tài nguyên nước và thổ nhưỡng", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Cùng với đó, một đột phá chiến lược khác chính là chuyển đổi mô hình phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung cả về nông nghiệp, công nghiệp và đô thị; phấn đấu đến năm 2030 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở tập trung nguồn lực đầu tư các hành lang phát triển, khu vực phát triển động lực, trung tâm đầu mối nông nghiệp được xác định trong quy hoạch.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng với vai trò bệ đỡ cho phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy liên kết vùng sẽ đặc biệt được chú trọng.
Trong đó, phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến kết nối với Tp. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ thông qua 2 trục cao tốc đường bộ, tuyến đường thuỷ nội địa và tuyến đường sắt nối Tp. Hồ Chí Minh với Cần Thơ trong tương lai sẽ là trọng tâm phát triển.
Cùng với đó, phát triển tuyến đường bộ ven biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang, gắn với kiểm soát xâm nhập mặn, sắp xếp lại dân cư, bảo đảm quốc phòng an ninh, hình thành hành lang kinh tế mở, hướng ra biển.
Theo đó, đến năm 2030, chúng ta sẽ đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000 km đường quốc lộ; 04 cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.
Theo Tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư, chúng ta không chỉ là phát triển hạ tầng giao thông, một đột phá quan trọng khác chính là tập trung phát triển hành lang đô thị công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An kết nối với TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ và hệ thống 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp; phát triển hành lang kinh tế, đô thị dọc sông Tiền - sông Hậu từ An Giang đến Sóc Trăng gắn với phát triển cảng biển Trần Đề nhằm kết nối, giao thương quốc tế về đường bộ gắn với đường thủy nội địa và hàng hải.
"Chúng ta sẽ thay đổi tư duy về khai thác, sử dụng tài nguyên nước: coi nước mặn, nước lợ là một nguồn tài nguyên bên cạnh nước ngọt; chuyển từ đáp ứng nhu cầu sang chủ động quản lý nhu cầu về nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với phân vùng chức năng của nguồn nước", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chú trọng bảo tồn các cảnh quan, sinh thái, văn hóa lịch sử, văn hóa dân tộc, văn hóa sông nước đặc thù của vùng; tăng cường liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; mở rộng giao thương với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong nhằm khơi thông, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội...
Phát triển Sâm Việt Nam mang thương hiệu sản phẩm quốc gia Chiều 15/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo xây dựng chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng năm 2045. Sâm Ngọc Linh được xem như "Quốc bảo" của Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam sinh lớp 7 ở Huế mất tích khi đi tắm biển

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Truy tìm người nước ngoài rời khỏi hiện trường vụ TNGT sau khi tự té ngã

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Ô tô tông chết bé gái 2 tuổi ở trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương

3 ô tô đâm nhau liên hoàn, sập cổng chào làm hơn 20 người bị thương

Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sẽ xử lý người hít xà đơn gây phản cảm trên tàu metro Bến Thành - Suối Tiên
Có thể bạn quan tâm

Vụ ồn ào đấu tố Chị đẹp: Lộ chuyện 1 sao nữ sai trang phục khiến ekip ngừng ghi hình, người trong cuộc nói gì?
Sao việt
23:44:51 16/04/2025
Nhan sắc thật của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á khiến dân tình sốc nặng
Sao châu á
23:41:29 16/04/2025
Clip hot: 1 sao nữ Vbiz bỏ chạy khỏi thảm đỏ khiến cả ekip nháo nhào
Hậu trường phim
23:38:37 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình
Thế giới
22:01:05 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Bảo vệ rủ bạn tù gây 9 vụ trộm tại công ty
Pháp luật
21:42:30 16/04/2025
Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
21:15:57 16/04/2025