Mô hình trồng bưởi hữu cơ Bước đệm hướng tới xuất khẩu
Sáng 22/11, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN-PTNT) đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất bưởi da xanh hữu cơ tại xã Hắc Dịch, TX.Phú Mỹ.
Đây là mô hình bưởi đầu tiên đạt chứng nhận bưởi hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Vườn bưởi của ông Hồ Hoàng Kha (bên trái) xã Sông Xoài, TX.Phú Mỹ là một trong những hộ được xác lập mã vùng đủ điều kiện xuất khẩu.
Mô hình bưởi hữu cơ đầu tiên được xác nhận
Video đang HOT
Mô hình trồng bưởi da xanh hữu cơ được Trạm Bảo vệ thực vật TX.Phú Mỹ thực hiện trong 3 năm từ 2020 tại vườn của ông Tăng Kim Thợn, ở ấp Sông Xoài, xã Sông Xoài với diện tích 0,4ha. Đến nay, vườn bưởi da xanh đã trồng được 5 năm, cho trái ổn định, mật độ 40 cây/1.000m2.
Bà Dương Thị Thu Sương, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật TX.Phú Mỹ cho biết, mô hình sản xuất bưởi da xanh được thực hiện theo chứng nhận hữu cơ có kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt các tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017; TCVN 11041-1:2017.
Trong quá trình thực hiện, cán bộ phụ trách đã lấy mẫu kiểm tra các tồn dư hóa chất trong đất và nước, đồng thời đo và theo dõi các chỉ tiêu pH đất định kỳ 3 tháng một lần. Đơn vị cũng hướng dẫn nông dân cách ủ phân hữu cơ (compost), phân bón lá ủ từ cá, bánh dầu mè có sử dụng chế phẩm IMO (vi sinh bản địa) nguyên liệu từ sinh học phù hợp với yêu cầu của chứng nhận; quản lý dịch hại theo hướng an toàn không sử dụng hóa chất. Đồng thời, hướng dẫn nông hộ ghi chép nhật ký sản xuất.
Sau 3 năm chuyển đổi từ canh tác hóa học sang hữu cơ, năng suất năm đầu giảm 40%, đến năm thứ 3 mới bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, chi phí đầu tư lại thấp hơn vườn đối chứng năm đầu 15% đến năm thứ 3 thấp hơn 45%, khả năng chống chịu sâu bệnh và tự đề kháng của cây tốt hơn.
Như vậy, sau 3 năm triển khai Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ, đến nay trên địa bàn tỉnh có 6 mô hình sản xuất hữu cơ trên cây rau các loại, ca cao, hồ tiêu và bưởi với tổng diện tích 2,2ha.
Riêng về cây bưởi, bà Nguyễn Thị Hoài Châu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, trên địa bàn tỉnh có 1.163ha bưởi, sản lượng ước đạt 4.500 tấn/năm, tập trung tại TX. Phú Mỹ và huyện Châu Đức. Hiện nay Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) đã công bố yêu cầu kiểm dịch thực vật trái bưởi tươi của Việt Nam nhập khẩu sang Mỹ, trong đó có trái bưởi tươi của Bà Rịa – Vũng Tàu. Đã có 4 vùng trồng bưởi da xanh được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu trái bưởi tươi đi thị trường Mỹ, gồm trang trại bưởi hữu cơ Kim Long (huyện Châu Đức); trang trại bưởi Hoàng Long; bưởi da xanh Sông Xoài của hộ ông Trương Văn Út và ông Hồ Hoàng Kha trên địa bàn TX. Phú Mỹ, với tổng diện tích 68ha.
Để thúc đẩy việc thực hiện mã số vùng trồng hướng tới xuất khẩu trái bưởi, Chi cục sẽ tập trung phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá lại các vùng sản xuất bưởi tập trung có đủ điều kiện xuất khẩu để mở rộng thiết lập hồ sơ đăng ký mã số vùng trồng. Đồng thời cập nhật thông tin đầy đủ lên cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; bảo đảm yêu cầu về kiểm dịch thực vật mà Mỹ quan tâm; giám sát chặt chẽ việc ghi chép sổ nhật ký sản xuất.
“Việc thúc đẩy thiết lập và quản lý mã số vùng trồng xuất khẩu cho sản phẩm bưởi da xanh trên địa bàn toàn tỉnh nhằm phát triển mở rộng vùng nguyên liệu an toàn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, ngành cũng đẩy mạnh triển khai chính sách khuyến khích xây dựng các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ gắn xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ”, bà Châu nói thêm.
Ứng dụng công nghệ sấy lạnh, tăng giá trị cho quả vải Bắc Giang
Ngày 6/4, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã diễn ra Lễ ra mắt chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ vải thiều xuất khẩu năm 2022.
Việc thành lập chuỗi liên kết góp phần giúp nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất quả vải, đáp ứng nhu cầu về chất lượng để xuất khẩu sang những thị trường khó tính.
Ký kết cung cấp dây chuyền thiết bị máy sấy vải sasaki cho Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ vải thiều xuất khẩu năm 2022.
Bà Đỗ Thị Hằng, Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng, tham gia chuỗi liên kết cho biết: Hiện tại chuỗi liên kết của chúng tôi có 22 tổ liên kết sản xuất với khoảng 200 ha vải thiều. Những năm trước chúng tôi cũng thành lập chuỗi liên kết nhưng chỉ liên kết ở khâu tiêu thụ. Năm nay, để quả vải đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính, chúng tôi tiến hành liên kết đồng bộ từ sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ. Khi liên kết, chúng tôi sẽ lựa chọn những hộ, hợp tác xã có khu sản xuất đẹp, thuận tiện chăm sóc, thu hái. Tham gia chuỗi các hộ sẽ được tập huấn cách chăm sóc đúng yêu cầu từ sử dụng nước tưới, phân bón, chế phẩm sinh học... Đặc biệt, do vải là loại quả có thời gian thu hoạch ngắn, để tránh bị thương lái ép giá, năm nay lần đầu tiên Công ty sẽ đưa vào sử dụng công nghệ sấy lạnh bằng máy sấy lạnh thông minh tăng tốc Sasaki, với những ưu điểm vượt trội so với sấy thủ công người dân đang sử dụng để tăng giá trị của quả vải thiều. Trước mắt Công ty sẽ đầu tư hai dây chuyền sấy hơn 6 tỷ đồng, đến tháng 10/2022 sẽ lắp 7 dây chuyền sấy trên 20 tỷ đồng.
Năm 2022, sản lượng vải thiều tỉnh Bắc Giang vào khoảng 160 nghìn tấn. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trước những biến động của việc xuất khẩu sang thị trường truyền thống Trung Quốc có thể gặp khó khăn, dự báo sản lượng vải sấy sẽ tăng lên so với những năm trước. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ sấy lạnh với những ưu điểm so với sấy thủ công sẽ giúp tăng giá trị quả vải Bắc Giang.
Giới thiệu về dây chuyền thiết bị máy sấy vải Sasaki cho Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ vải thiều xuất khẩu năm 2022 tại Lục Ngạn, Bắc Giang.
Ông Đặng Trần Việt, Giám đốc Công ty thương mại quốc tế Orgen cho biết: Với công nghệ sấy lạnh thông minh tăng tốc Sasaki sẽ giúp quả vải giữ nguyên màu, nguyên mùi, nguyên vị đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Nhờ nguyên lý tách ẩm độc lập, quả vải được rút ẩm đồng đều từ bên trong, đạt được độ ẩm tối ưu mà không bị phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường bên ngoài. Đồng thời giúp giảm thiểu tiêu hao năng lượng, rút ngắn thời gian sấy, đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường.
Đánh giá về sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ sấy lạnh trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều xuất khẩu, ông Nguyễn Hữu Xuyên - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh tổng hợp Xuyên Việt tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn cho biết: Sản lượng trung bình hàng năm của Hợp tác xã khoảng 400 tấn vải, tuy nhiên mọi năm chỉ bán vải tươi nên có tình trạng bị thương lái ép giá do không bảo quản được quả vải sau thu hoạch. Năm nay là năm đầu tiên Hợp tác xã được tiếp cận với công nghệ sấy lạnh Sasaki với nhiều ưu điểm như vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết kiệm nhân công, đạt chuẩn để xuất khẩu trên thế giới. Đặc biệt công nghệ sấy lạnh có nhiều loại máy với công suất từ 100 kg, 200 kg, 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn nên phù hợp với nhu cầu sấy từ hộ gia đình, hợp tác xã đến công ty. Tuy nhiên để các hộ gia đình và hợp tác xã được sử dụng công nghệ sấy lạnh này cho quả vải, Công ty mong muốn Nhà nước hỗ trợ cho mua trả góp hoặc giảm lãi suất cho vay khi mua máy.
Doanh nghiệp 'khát' đơn hàng xuất khẩu cuối năm Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đang chịu áp lực lớn vì đơn hàng sụt giảm. Thậm chí một số doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất, cho người lao động nghỉ việc. Ngành dẹt may gạp nhiêu khó khăn khi đơn hàng sụt giảm. Khó khăn bủa vây Công ty Tỷ Hùng (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) là doanh...