Mô hình nhà màng công nghệ cao ở Hà Tĩnh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng
Nhằm hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, những năm gần đây, tại Hà Tĩnh đã nở rộ nhiều mô hình trồng các loại rau, hoa trong nhà màng. Đặc biệt, cây dưa lưới đã ‘bén rễ’ và được đánh giá là một cây trồng nhiều triển vọng.
Hiệu quả cao, anh Nguyễn Tuấn Anh mở rộng quy mô nhà màng lên 1.250 m2.
Trên vùng đất ven đô Thạch Hạ (Tp. Hà Tĩnh), anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1985) đang mở rộng diện tích dưa lưới từ mảnh vườn nhỏ của gia đình. Dù trên diện tích khiêm tốn nhưng toàn bộ đất trồng đều ứng dụng công nghệ cao bằng hệ thống nhà màng, thủy canh tưới tự động hiện đại…
Đưa chúng tôi tham quan vườn dưa đang vào độ thu hoạch, anh chia sẻ, trồng dưa lưới trong nhà màng tiết kiệm được rất nhiều khâu chăm sóc và ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phá hoại cây trồng, thời tiết bất thường. Hơn nữa, hệ thống tưới tự động sẽ điều tiết và tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Cùng với đó, người trồng hàng ngày thực hiện các công đoạn chăm sóc, tỉa lá, cắt ngọn, tỉa quả nhỏ để cây tập trung nuôi quả to.
Sản phẩm dưa lưới trong nhà màng có chất lượng cao, đáp ứng đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.
Theo anh Anh, trồng dưa trong nhà màng giúp kiểm soát được nhiều yếu tố tác động đến cây trồng như thời tiết, sâu bệnh… Nhờ đó, có thể sản xuất được từ 3 – 4 vụ/năm, giảm chi phí đầu tư, công lao động, tăng năng suất cây trồng gấp nhiều lần so với phương pháp canh tác truyền thống. Đồng thời, sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.
Thực tế, sau thành công của vụ đầu tiên từ đầu năm 2019, đến nay anh đã sản xuất vụ thứ 2, năng suất mỗi vụ tương đối ổn định và doanh thu đạt gần 30 triệu đồng/vụ/250 m2. Vì vậy, từ 250 m2 ban đầu, hiện anh đang đầu tư hơn 400 triệu đồng để mở rộng quy mô thêm 1.000 m2.
Video đang HOT
Trồng hoa cúc trong nhà màng đạt lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/1 vụ/500m2.
Tương tự, ông Hồ Sỹ Lưu ( thôn Xuân Sơn, xã Bắc Sơn) là một trong những nông dân tiên phong xây dựng nhà màng làm nông nghiệp ở Hà Tĩnh. Ông Lưu chia sẻ, mặc dù đầu tư ban đầu có phần tốn kém song nhà màng mang đến hiệu quả kinh tế rất cao. Chúng tôi không chỉ trồng dưa lưới mà vào vụ cuối trong năm còn trồng hoa cúc. Do đó, dù chỉ trên 1 sào đất, tổng lợi nhuận mỗi năm đạt gần 150 triệu đồng.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng được ứng dụng thành công tại huyện Nghi Xuân.
Tại Hà Tĩnh, mô hình xây dựng nhà màng để sản xuất nông nghiệp được Sở KH&CN Hà Tĩnh và Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Thạch Hà xây dựng thí điểm tại xã Bắc Sơn từ cuối năm 2017 với 5 hộ dân tham gia.
Từ hiệu quả ban đầu, mô hình đã lan tỏa đến rất nhiều địa phương khác như Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, TP. Hà Tĩnh…
Năm 2017, công nghệ nhà màng được ngành KH&CN xây dựng thí điểm thành công tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà và sau đó nhân rộng đến nhiều địa phương khác.
Ông Lê Đình Doãn – Trưởng phòng Quản lý Công nghệ (Sở KH&CN) cho biết, đây là những mô hình có hàm lượng khoa học cao cả về kết cấu nhà màng, chọn, nhân giống và quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… Mô hình cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao với ước tính khoảng 200 triệu đồng/1.000 m2.
Ưu điểm lớn nhất của công nghệ nhà màng là có thể loại bỏ được 90% yếu tố mùa vụ, tạo điều kiện canh tác cây trái vụ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, không phụ thuộc vào thời tiết do có hệ thống điều chỉnh khí hậu. Vì vậy, nhà màng là công nghệ rất phù hợp với một tỉnh nhiều thiên tai như Hà Tĩnh.
Hiện nay, hầu hết các địa phương đều có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng nhà màng.
Hiện tại, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đang được Hà Tĩnh khuyến khích mạnh mẽ. Do đó, hầu hết các địa phương đều xây dựng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cơ sở vật chất cho người dân. Nhiều địa phương hỗ trợ đến hàng trăm triệu đồng/1 mô hình có quy mô trên 1.000 m2.
“Về phía Sở KH&CN, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình nhân rộng mô hình nhà màng, nhà lưới bằng các chính sách hỗ trợ giống, khoa học kỹ thuật nhằm góp phần hiện đại hóa nền nông nghiệp Hà Tĩnh trong thời gian tới” – ông Doãn cho biết thêm.
Theo hà tĩnh
Gree trình làng loạt giải pháp điều hòa công nghệ cao, tích hợp cả AI, GPS, chỉ tiêu thụ hết 1W điện ở chế độ chờ
Hãng công nghệ Trung Quốc Gree vừa cùng lúc giới thiệu cả hai giải pháp điều hoà dân dụng và thương mại tích hợp nhiều công nghệ mới lạ như AI, GPS.
Đầu tiên là bộ đôi điều hoà treo tường và tủ đứng Jinbee với kiểu dáng lạ mắt. Theo tuyên bố của Gree, Jinbee được tích hợp những công nghệ mới nhất của Gree hiện tại như: AI Control, máy nén 2 cấp, khả năng hoạt động ở thời tiết khắc nghiệt từ -30 độ C đến 45 độ C.
Ngoài ra, Jinbee còn được trang bị công nghệ Real Inverter (tiết kiệm điện năng lên đến 60% so với điều hoà thông thường), Real Cool (Công nghệ độc quyền từ Gree với khả năng tạo nên những làn gió 3D mát và dễ chịu như không khí tự nhiên ngoài trời), Wifi Control (giải pháp điều khiển điều hoà công nghệ cao thông qua kết nối Wifi), ...
Tiếp đến là điều hòa thương mại GMV6 hướng đến các cao ốc, văn phòng hoặc trung tâm mua sắm quy mô lớn. Theo Gree, GMV6 tập trung giải quyết nhu cầu quan trọng và thiết yếu nhất tại mảng điều hoà thương mại là: công năng, tiêu thụ điện năng và chi phi vận hành. Gree tuyên bố với công nghệ G-WFC, khi ở chế độ chờ GMV6 chỉ tiêu thụ một lượng điện năng tương đương 1W, thấp hơn 40 lần so với các sản phẩm điều hoà truyền thống.
GMV6 cũng được tích hợp công nghệ AI Control, có khả năng tự nhận diện vị trí lắp đặt thông qua hệ thống GPS. GMV6 sẽ tiến hành thu thập và phân tích các thông số về áp suất khí quyển, mật độ không khí, luồng gió, từ đó chủ động điều chỉnh thông số hoạt động và lựa chọn chế độ làm lạnh phù hợp, tối ưu cho từng khu vực địa lý khác nhau.
GMV6 còn có khả năng tự chẩn đoán lỗi và phòng ngừa các sự cố trong quá trình hoạt động, hỗ trợ người dùng dễ dàng nhận biết, tìm hướng khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.
Gree hiện đang nổi lên là một thế lực mới trong ngành điều hòa. Theo bảng xếp hạng Global 2000 do tạp chí Forbes công bố vào ngày 15/5 vừa qua, Gree đã vươn lên vị trí 260 trong Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, vượt cả các đối thủ như Daikin, Sharp, Panasonic,... để trở thành công ty điều hoà lớn nhất thế giới.
Theo VN Review
BIDV và VIMO hợp tác phát triển dịch vụ thanh toán toàn diện Khi sử dụng dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ mPos của BIDV do VIMO triển khai, khách hàng được cung cấp các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ nhỏ gọn, đa chức năng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Lãnh đạo hai bên tham gia ký kết. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt...