Mô hình nào cho chính phủ kiến tạo tại Việt Nam?
Mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển” phù hợp với Việt Nam nhưng phải đặc biệt chú ý đến chừng mực can thiệp của nhà nước.
Chiều nay (16/3), tại TPHCM, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam tổ chức toạ đàm “Từ chính phủ kiến tạo đến nhà nước khởi tạo: Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế 4.0″. Dự hội thảo có nhiều diễn giả là nhà nghiên cứu chính sách và các chuyên gia trong lĩnh vực chính sách công.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, từng là thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho biết, từ năm 2014 khái niệm “chính phủ kiến tạo” được người đứng đầu chính phủ nêu ra và từng bước thúc đẩy thực hiện cho đến nay rất gần với mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển của Đông Bắc Á”. Theo ông, có nhiều lý do để mô hình nhà nước kiến tạo phát triển Đông Bắc Á phù hợp với Việt Nam.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh tại Toạ đàm “Từ chính phủ kiến tạo đến nhà nước khởi tạo: Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế 4.0″.
Video đang HOT
Theo mô hình này, vai trò điều chỉnh của nhà nước đối với công nghiệp, thị trường nằm ở khoảng giữa, tức là nhà nước chỉ điều chỉnh thị trường ở mức vừa phải, điều chỉnh khi cần. Thực tế, các nước Đông Bắc Á theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đã đề ra đường lối công nghiệp và thúc đẩy phát triển đều “hoá Rồng” như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…Thêm vào đó, Việt Nam vẫn mang nhiều đặc trưng văn hoá Đông Bắc Á dù có đứt gãy, thể hiện ở sự chính danh của nhà nước có được từ kinh tế phát triển và đời sống người dân được nâng lên.
TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam phân tích mô hình chính phủ kiến tạo từ góc độ thực hiện công nghiệp hoá. Từ năm 1990, Việt Nam đã đề ra chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá và hoàn thành quá trình này vào năm 2020, nhưng quá trình đó diễn ra không mạnh mẽ như nhiều quốc gia khác.
Một trong những hạn chế là do Nhà nước chỉ duy trì sự gần gũi với các tổng công ty của nhà nước, chứ không gần với thị trường và cộng đồng doanh nghiệp; đội ngũ hoạch định chính sách, thực thi chính sách chưa thực sự gắn với thị trường.
Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, hiện nay, với cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển công nghệ là rất nhanh, đòi hỏi vai trò của nhà nước trong sáng tạo công nghệ và hỗ trợ công nghệ phát triển. Ông cũng đồng ý là mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển” phù hợp với Việt Nam nhưng phải đặc biệt chú ý đến chừng mực can thiệp của nhà nước.
“Mô hình nhà nước phát triển có một đặc điểm vô cùng quan trọng, đó là nhà nước gắn vào doanh nghiệp, thị trường để thực sự hiểu doanh nghiệp, thị trường mới có chính sách đúng. Nhà nước bước ra một bước để gần hơn với thị trường, doanh nghiệp nhưng phải giữ bằng được sự độc lập. Nếu không như vậy nhà nước lại trở thành doanh nghiệp và chi phối, thao túng. Đó là ranh giới rất khó khăn khi nhận thức vai trò của nhà nước”, TS. Vũ Thành Tự Anh phân tích.
Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu 86 người ứng cử ĐBQH chuyên trách
Các đại biểu đều bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng những đồng chí trúng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV sẽ tham gia hiệu quả trong những hoạt động của Quốc hội.
Ngày 11/3, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị cử tri lấy ý kiến đối với người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV ở Trung ương. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tham dự hội nghị.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết đây là hội nghị quan trọng, cho ý kiến vào danh sách những đồng chí thuộc các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội... giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của đại biểu chuyên trách trong hoạt động của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại khóa XV, số lượng đại biểu chuyên trách tăng lên 40% (dự kiến khoảng 200 người trong đó 133 người ở Trung ương, 67 người ở các địa phương). Trong 133 người này, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu 86 đồng chí.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW ngày 20/01/2021 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; nghe danh sách và lý lịch trích ngang của 86 ứng cử viên.
Các đại biểu đều nhận định, những đồng chí được giới thiệu có chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản; có nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc; có bản lĩnh chính trị vững vàng đều xứng đáng ứng cử trở thành đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV. Đồng thời, các ý kiến cũng bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng những đồng chí trúng cử sẽ tham gia hiệu quả các hoạt động của Quốc hội.
Hội nghị đã tiến hành biểu quyết thể hiện sự tín nhiệm đối với người ứng cử. Kết quả 100% đại biểu đồng ý giới thiệu 86 đồng chí ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV./.
Hướng dẫn về hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã Hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có) (Ảnh minh họa: Đinh Tuấn/TTXVN) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 quy định chi...