Mô hình đan lục bình, nuôi rắn giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững
Nhiều mô hình sinh kế được các cấp Hội LHPN huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, triển khai hiệu quả đã góp phần tích cực giúp đỡ cho các chị em phụ nữ vươn lên thoát nghèo; có nhiều gương điển hình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Đan lục bình giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế
Góp ph ầ n gi ả m n ghèo từ đan lục bình
Từ nhiều năm nay, cơ sở đan lục bình của chị Lê Thị Kim Thoa ở ấp Ruộng Sạ 2, xã Phong Đông (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ trên địa bàn. Chị Thoa cho biết, cách đây 5 năm, chị biết được ở tỉnh lân cận phát triển nghề đan lục bình, giải quyết được nhiều việc làm cho người dân nên đã quyết định “khăn gói” đi học nghề.
Sau khoảng 3 tháng, chị Thoa không chỉ tự làm mà còn hướng dẫn cho các chị em trong gia đình làm. Do thấy công việc phù hợp và có thêm thu nhập nên nhiều phụ nữ ở gần nhà chị cũng đến học nghề đan lục bình. Đến đầu năm 2018, chị Thoa thành lập cơ sở đan lục bình.
Mô hình đan lục bình góp phần giúp giảm nghèo bền vững
Video đang HOT
Theo chị Thoa, nghề đan lục bình rất dễ làm nên các chị em phụ nữ học nghề rất nhanh. Chỉ sau 6 tháng mở cơ sở đan lục bình, đã có gần 20 chị em phụ nữ tham gia và đến nay cơ sở đã tạo việc làm cho hơn 200 phụ nữ với mức thu nhập từ 3-3,5 triệu đồng/người/tháng.
Sở dĩ công việc này được nhiều phụ nữ lựa chọn bởi không bị phụ thuộc giờ giấc, có thể làm lúc rảnh rỗi và thích hợp với mọi lứa tuổi. Ngoài làm trực tiếp tại cơ sở, các chị em phụ nữ có thể nhận nguyên liệu mang về nhà làm. Chị Nguyễn Thị Nhung, ở ấp Ruộng Sạ 2 (xã Phong Đông), cho biết, nhờ có nghề đan lục bình mà chị có thêm công việc để làm lúc rảnh rỗi, giúp tăng thêm thu nhập. “Tuy thu nhập không cao, chỉ từ 100.000 – 150.000 đồng/ngày nhưng được làm tại nhà, rảnh tay giờ nào làm giờ đó”, chị Nhung chia sẻ.
Hội viên phụ nữ đan đệm bàng phát triển kinh tế gia đình
Hội LHPN xã Phong Đông cho biết, nghề đan lục bình đã giúp chị em phụ nữ yên tâm làm ăn ở địa phương, thay vì phải đi xa kiếm sống. Mô hình đan lục bình của chị Lê Thị Kim Thoa thật sự rất ý nghĩa, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Đa dạng các mô hình sinh k ế
Thực tế, trong thời gian qua, các cấp Hội LHPN huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đã chủ động giúp chị em phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh, gắn với phong trào thi đua phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế. Ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tiêu biểu.
Trồng trái cây góp phần phát triển kinh tế gia đình
Ngoài mô hình đan lục bình của chị Lê Thị Kim Thoa, còn phải kể đến mô hình tổng hợp nuôi gà vườn, rắn, lươn hay mô hình trồng rau an toàn, sản xuất chả cá phi. Vừa qua, Hội LHPN xã Tân Thuận (huyện Vĩnh Thuận) cũng đã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi, chủ yếu nuôi lươn, ếch, rắn với 10 thành viên tham gia. Khi vào tổ hợp tác, các thành viên sẽ phối hợp, trao đôi thông tin, kinh nghiêm sản xuất; cũng như được hỗ trợ về vốn nhằm giúp nhau phát triên, vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh việc thành lập, duy trì các mô hình sinh kế hiệu quả, các cấp Hội LHPN huyện Vĩnh Thuận cũng đã hỗ trợ cho nhiều hội viên, phụ nữ có nhu cầu vay vốn làm ăn phát triển kinh tế; đăng ký giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo. Đồng thời, còn hướng dẫn phụ nữ xây dựng các mô hình kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; lồng ghép hoạt động hỗ trợ phụ nữ kinh doanh với tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ tại địa phương. Từ các hoạt động được triển khai thường xuyên, hiệu quả đã góp phần cho nhiều hội viên, phụ nữ vươn lên thoát nghèo bền vững, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
Quảng Ninh hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm nay
Dự kiến đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh có 98/98 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới, 13/13 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Như vậy, toàn tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ngay trong năm 2022.
Các trường học từ cấp mầm non tới THCS ở xã Đại Bình, huyện Đầm Hà được xây dựng khang trang. Ảnh: huyendamha.vn
Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, đây sẽ là tiền đề tốt tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài toàn bộ số xã, huyện trên địa bàn tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới, dự kiến đến hết năm 2022, Quảng Ninh còn có 54/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 26/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 2/7 địa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là huyện Đầm Hà, Tiên Yên.
Chương trình nông thôn mới được các cấp, ngành, địa phương của Quảng Ninh tập trung triển khai gắn với thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 13/1/2021 của HĐND tỉnh. Năm 2022, tỉnh tập trung ưu tiên dành nguồn lực lớn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình phát triển bền vững kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng-an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, hải đảo (Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh).
Cụ thể, trong năm 2022, tỉnh phân bổ vốn ngân sách cho chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là 715 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ đầu tư hạ tầng là 565 tỷ đồng; ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay giải quyết việc làm tại các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn là 150 tỷ đồng. Qua đó, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao được mức sống, có vốn vay để phát triển kinh tế, từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Mới đây, vào đầu tháng 11, HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua Nghị quyết về việc hỗ trợ pháp lý miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và hải đảo của tỉnh từ nay đến hết năm 2025. Theo đó, đồng bào sẽ được trợ giúp pháp lý miễn phí trong các vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh và trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Các hình thức trợ giúp pháp lý gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng.
Năm 2023, Quảng Ninh thực hiện việc gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị và nông thôn, công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ với nông lâm ngư nghiệp, thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng để nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao. Tỉnh tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững gắn với Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy, các nghị quyết của HĐND tỉnh.
Để các chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn, hướng đến mục tiêu người dân có chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, không chỉ thoát nghèo bền vững mà có thể có cuộc sống khá giả hơn, vươn lên làm giàu từ lợi thế tự nhiên của địa phương, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh có chỉ đạo cấp ủy chính quyền các cấp căn cứ thực tiễn địa phương và mục tiêu Đại hội cấp mình đặt ra để xây dựng mục tiêu, giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn.
Cụ thể, trong giai đoạn 2022 - 2023 có giải pháp phát triển sản xuất, hạ tầng phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; giai đoạn 2023 - 2024 có giải pháp để các hộ dân không tái nghèo, nâng cao mức thu nhập cho người diện cận nghèo.
Riêng trong năm 2023, Quảng Ninh phấn đấu sẽ không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, xây dựng và triển khai chuẩn nghèo mới của tỉnh; phấu đấu nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số; người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 98%; người dân nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh đạt trên 99,9%...
Biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội Ngày 21/11, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị tổng kết đợt phát động đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2022; gặp mặt, biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", Quỹ "Vì người nghèo", các chương trình an sinh hội của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh...