Mở đường cao tốc phát lộ di tích Chăm: Mở rộng diện tích khai quật
Phế tích Triền Tranh nằm trong cụm di tích Chăm Chiêm Sơn ở Quảng Nam sẽ phải mở rộng diện tích khai quật thêm gần 1.000 m2 so với quyết định ban đầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL).
Khu vực đang khai quật chỉ cách hầm đường cao tốc xuyên núi Chiêm Sơn vài trăm mét
Chiều nay 2.4, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quý (Viện Khảo cổ học) cho biết giữa Viện Khảo cổ học và các đơn vị liên quan ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đã thống nhất đề xuất mở rộng khai quật gần 1.000 m2 so với 3.000 m2 đã được Bộ VH-TT-DL cấp phép trước đó tại phế tích Triền Tranh, để thu thập thêm hiện vật.
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quý là người chủ trì đợt khai quật phế tích Triền Tranh ở xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), phục vụ công tác giải phóng hành lang tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Sau khi xử lý 2.000 m2 với 20 hố khai quật, Viện Khảo cổ học đã thu được rất nhiều hiện vật gạch, ngói, gốm sứ Đại Việt và gốm Trung Quốc, Islam… Đặc biệt, dấu vết các tường bao, nền móng ở phía sau khu đền tháp chính cho thấy nhiều khả năng nơi đây từng là khu tập giảng kinh sách Chăm, niên đại từ thế kỷ 9 – 13.
Việc phát lộ cụm di tích Chăm bí ẩn này góp phần giải mã nhiều nghi vấn về mối liên hệ đặc biệt trong trục không gian văn hóa Trà Kiệu – Chiêm Sơn – Mỹ Sơn.
Hôm nay 2.4, đơn vị khai quật tiếp tục mở các hố khai quật thuộc phần diện tích 1.000 m2 còn lại, đồng thời chờ ý kiến chấp thuận của Bộ VH-TT-DL về diện tích mở rộng thêm.
Về hướng xử lý bảo tồn, các chuyên gia của Hội đồng di sản sẽ tiếp cận hiện trường vào giữa cuối tháng 4 tới để thảo luận, đánh giá.
Đáng chú ý, khi phóng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, chủ đầu tư đã chủ động tránh khu phế tích khoảng 70 mét về phía tây, nhưng phía sau di tích vẫn bị hành lang tuyến ảnh hưởng.
Video đang HOT
Khu vực khai quật hiện tại chỉ cách hầm đường cao tốc xuyên núi Chiêm Sơn khoảng vài trăm mét, nên phương án nắn tuyến để tránh di tích rất khó. Vì vậy, phần di tích bị ảnh hưởng bởi hành lang đường cao tốc dự kiến sẽ được xử lý di dời hiện vật, lập mô hình 3D…
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết địa phương đề xuất phương án khoanh vùng bảo vệ nguyên trạng phần lớn phế tích Triền Tranh, khu vực không ảnh hưởng, để hình thành vệt du lịch văn hóa Chăm.
Tin, ảnh: H.X.Huỳnh
Theo Thanhnien
Gần 140 tỷ đồng mở rộng ngõ cụt 500 m
150 hộ dân sẽ bị thu hồi đất để nâng cấp con ngõ cụt dài 500 m ở quận Tây Hồ thành đường rộng 10 m, vỉa hè mỗi bên rộng 5 m. Chính quyền đang tìm cách đẩy nhanh tiến độ trong khi người dân bức xúc vì cho rằng không cần thiết.
Tháng 3/2009, UBND quận Tây Hồ phê duyệt đầu tư xây dựng tuyến đường ngõ 124 Âu Cơ - phường Tứ Liên, với chiều dài hơn 500 mét, kinh phí khái toán là 49,19 tỷ đồng (trong đó giải phóng mặt bằng là 40 tỷ đồng). Đầu năm 2011, UBND quận Tây Hồ được TP Hà Nội ủy quyền cho làm chủ đầu tư, đã ra quyết định phê duyệt dự án và nâng tổng mức đầu tư gấp 3 lần, tương đương trên 136 tỷ đồng.
Con ngõ này có điểm đầu nối với đường Âu Cơ và điểm cuối dẫn ra bãi sông Hồng. Theo lãnh đạo quận Tây Hồ, đầu tư xây dựng mở rộng ngõ là chủ trương của thành phố bởi đây là tuyến đường chính phục vụ nhu cầu đi lại của người dân phường Tứ Liên ra đường Âu Cơ. Những năm gần đây ngõ 124 đã quá giới hạn khai thác, hạ tầng kém không phù hợp với phát triển đô thị và dân số.
Theo dự án, ngõ sẽ được mở rộng từ 7-8 m lên thành 20,5 m; trong đó, vỉa hè mỗi bên rộng 5m, lòng đường là 10,5 m. Điểm hẹp nhất nằm ở đoạn đầu ngõ 124, rộng hơn 7 m vừa đủ cho một xe ôtô và hai xe máy đi qua. Vào giờ cao điểm nơi này thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Đến giữa ngõ, đường rộng trên chục mét, ôtô con có thể tránh nhau dễ dàng. Theo UBND quận Tây Hồ, để mở rộng con ngõ cụt này phải thu hồi, giải phóng mặt bằng của hơn 150 hộ dân với diện tích trên 10.000 m2. Một số hộ dân cho rằng, chỉ cần nâng cấp cho đoạn đường phẳng và sạch hơn để đi lại thuận tiện. "Đoạn đường này đã đủ rộng cho người dân trong ngõ đi lại, không nhất thiết phải lấy thêm đất và làm vỉa hè rộng tới 5 m, khiến quá nhiều người phải phá nhà, phá cửa", một người dân bày tỏ.
Trụ sở Ủy ban nhân dân, công an phường, trường mầm non và tiểu học Tứ Liên nằm ở giữa con ngõ dài 500 m này. Đoạn đường qua đây đang xuống cấp trầm trọng, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà và vũng nước đọng.
Để tránh lầy lội những ngày trời mưa, phường Tứ Liên cho đổ tạm gạch vụn, phế thải xây dựng, khiến mặt đường lổn nhổn, đi lại khó khăn.
Tháng 11/2014, dự án mở rộng ngõ được khởi công tuy nhiên đến nay việc giải phóng mặt bằng không có mấy chuyển biến, lác đác một số hộ ở giữa ngõ đã di chuyển.
Trong số các hộ nằm trong diện giải phóng mặt bằng có cả những ngôi biệt thự, hay nhà 4-5 tầng có mặt tiền rộng rãi.
Căn biệt thự nằm ở giữa ngõ đang được công nhân tháo dỡ. Theo phản ánh của người dân, họ không chấp nhận mức đền bù nên không giao đất giải phóng mặt bằng. "Vì con ngõ không phải là dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ an ninh quốc phòng nên không cần phá nhà đi làm mỗi bên 5 m vỉa hè", người dân lý giải.
Theo mức giá được áp dụng tại đây, những ngôi nhà mặt tiền có sổ đỏ được đền bù trên 21 triệu đồng mỗi m2, còn đất người dân tự ý xây trên đất nông nghiệp chỉ được đền 252.000 đồng mỗi m2. Ông Nguyễn Văn Quang, chủ tịch UBND phường Tứ Liên cho biết, đến nay, phường đã chi trả trên 30 tỷ đồng cho hơn 40 hộ dân, phần lớn số tiền này được trích từ ngân sách quận, còn thành phố chưa hỗ trợ.
Để thực hiện dự án này, ngân sách thành phố chi 70%, tuy nhiên, lãnh đạo Phòng đầu tư, Sở Tài chính Hà Nội cho biết do Thành phố có nhiều công trình trọng điểm khác nên chưa có kế hoạch bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án này.
Liên quan đến tiến độ và kinh phí xây dựng tuyến đường, theo lãnh đạo quận Tây Hồ, số tiền xây dựng cả con ngõ là 13,7 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng khoảng 9 tháng. Quận đang phấn đấu chậm nhất cuối tháng 5 sẽ hoàn tất việc giải phóng mặt bằng nhằm bàn giao cho đơn vị thi công đúng tiến độ để gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập quận Tây Hồ vào tháng 9 tới.
Bá Đô - Giang Huy
Theo VNE
Bình Định bảo vệ gần 1.400 cây xanh khi mở rộng quốc lộ Mở rộng quốc lộ 1D, tỉnh Bình Định cho bứng nguyên gốc rễ 1.400 cây xanh lâu năm ở TP Quy Nhơn đem về nuôi dưỡng, chờ xong dự án sẽ trồng trở lại. Bình Định huy động xe cẩu chuyên dụng bứng nguyên bộ rễ, di dời gần 1.400 cây xanh phục vụ thi công. Ảnh: N.Phuc. Ngày 25/3, ông Đỗ Đình...