Mơ được xuất khẩu lao động, 97 người bị lừa ngót 30 tỷ đồng
Cơ quan tố tụng xác định, Lại Thị Vân và Phạm Bá Trạc đã lừa đảo chiếm đoạt của 97 bị hại với tổng số tiền hơn 29,3 tỷ đồng.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Lại Thị Vân (SN 1980, ở tỉnh Thái Bình) và Phạm Bá Trạc (SN 1959, ở quận Hà Đông, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, khoảng từ tháng 6/2017- 4/2020, Công an TP Hà Nội nhận được đơn của nhiều người tố cáo Vân và Trạc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua việc nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục xin cho họ đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Kết quả điều tra xác định: Từ năm 2015-2017, hai bị can dù không có chức năng, không có khả năng làm thủ tục đưa người khác đi xuất khẩu lao động tại Úc, nhưng đã đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hai bị can giới thiệu với nhiều người việc Vân có thâm niên làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, còn Trạc là cán bộ cấp cao trong cơ quan Nhà nước, có nhiều mối quan hệ có khả năng xin được cho nhiều người đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Trạc, Vân cam kết, người đi xuất khẩu lao động tại Úc sẽ được lao động từ 2- 4 năm, với mức lương khoảng từ 3.000- 4.000 USD/tháng. Người lao động phải nộp tiền phí từ 5.000 USD- 30.000 USD, tùy vào từng công việc.
Video đang HOT
Theo hứa hẹn, sau khi nộp tiền đặt cọc (từ 2.000-10.000 USD) khoảng 3 tháng, người lao động được xuất cảnh sang Úc lao động và phải nộp nốt số tiền còn lại.
Các bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau đã trực tiếp hoặc thông qua trung gian nộp tiền và hồ sơ cho Vân, Trạc để nhờ hai bị can làm thủ tục cho họ hoặc cho người thân đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Sau khi nhận tiền, Phạm Bá Trạc, Lại Thị Vân tổ chức cho người lao động đi khám sức khỏe, học tiếng Anh. Sau đó, người lao động được đưa đến phố Lò Đúc (Hà Nội) làm các thủ tục lăn tay, chụp ảnh… để làm visa.
Tuy nhiên, những việc trên chỉ là “động tác giả”, nhằm mục đích tạo niềm tin và kéo dài thời gian chờ đợi của người lao động. Thực tế, Trạc và Vân đã không làm thủ tục gì để đưa họ đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Hết thời hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động đến đòi tiền. Lúc này, hai bị can viết cam kết sẽ trả lại tiền, nhưng sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt tiền của người nhẹ dạ.
Ngày 11/7/2020, Phạm Bá Trạc đến Cơ quan điều tra đầu thú. Đến ngày 3/2/2021, Lại Thị Vân bị bắt theo lệnh truy nã.
Cơ quan tố tụng xác định, Vân và Trạc đã lừa đảo chiếm đoạt của 97 bị hại với tổng số tiền hơn 29,3 tỷ đồng.
Các bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án yêu cầu các bị can hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt của họ.
Khởi tố vụ án lừa 165 người đi lao động ở Hàn Quốc
Công an đã vào cuộc truy tìm hai người nhận 1,8 tỷ đồng, lừa 165 người dân quê chờ lên tàu xuất cảnh sang Hàn Quốc.
Ngày 18/5, công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến việc 165 người từ nhiều địa phương khác bị hai người đàn ông lừa đi xuất khẩu lao động.
Đại tá Trần Mưu, Phó giám đốc Công an TP Đà Nẵng, cho biết đã cho lực lượng truy xét hai nghi phạm là Trần Danh Cường (43 tuổi) và Phạm Doãn Tuấn (39 tuổi, cùng trú Hà Nội).
Theo điều tra ban đầu, Cường và Tuấn lên mạng xã hội Facebook để giới thiệu, móc nối với người có nhu cầu sang Hàn Quốc lao động, cam kết mức lương 50 triệu đồng/tháng. Chi phí xuất cảnh là 10.000 USD/người.
Nhiều người vỡ mộng đi xuất khẩu lao động, mất tiền và bị kẹt lại Đà Nẵng giữa mùa dịch. Ảnh: Đông Long.
Nhiều người ở các địa phương như Hà Nội, Thanh Hoá, Hà Tĩnh,... tin theo. Tại Hà Nội, mỗi người đã nộp cho Cường và Tuấn 5 triệu đồng tiền khám sức khoẻ và xét nghiệm Covid-19.
Giữa dịch bệnh, ngày 13/5, hai người đàn ông kia hẹn 165 người vào Đà Nẵng, giới thiệu về một số khách sạn ở quận Ngũ Hành Sơn ở lại, sau đó thu mỗi người thêm 300 USD với lý do "làm thẻ lên tàu", lịch đi là tối 15/5.
Sau khi lấy của các nạn nhân khoảng 1,8 tỷ đồng, Cường và Tuấn đã bỏ trốn. Các nạn nhân bị kẹt lại ở đất khách quê người vì không có xe về quê (Đà Nẵng đã dừng hoạt động xe khách đến nhiều địa phương), đã trình báo công an.
"Cường hứa với chúng tôi là sẽ xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo dạng du lịch; được đi tàu biển 5 sao, lo chỗ ăn uống, quần áo đầy đủ. Nhưng đến Đà Nẵng và mất thêm mỗi người 7 triệu nữa, Cường đã cắt liên lạc", một nạn nhân nữ nói.
Xác minh thẻ căn cước công dân do Cường, Tuấn đưa cho các nạn nhân để "làm tin", Công an Đà Nẵng kết luận có dấu hiệu giả mạo. Ảnh là của Cường và Tuấn nhưng thông tin ghi là của người khác.
Ngành y tế Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho 165 người trên, kết quả âm tính với nCoV. Chính quyền thành phố cũng đang lên kế hoạch hỗ trợ các nạn nhân chỗ ở hoặc có xe chở về quê.
Cựu Giám đốc Sở Ngoại vụ Khánh Hòa hầu tòa Cựu Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa khai việc làm giả các tài liệu để Nguyễn Thị Ngọc Thảo xuất cảnh sang Mỹ là vì lợi ích chung. Sáng 14/1, TAND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, xét xử sơ thẩm vụ án Giả mạo trong công tác, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ xảy ra...