Mò đốt gây chết người?
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu.
Những “địa bàn” ưa thích của ấu trùng mò
Mới đây, một bệnh nhân (62 tuổi ở Hòa Bình) nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, nhiễm trùng, suy gan, viêm phổi, sốt cao, mê sảng. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Bác sĩ phát hiện một vết thương nghi do mò đốt ở vùng cổ bên trái, vết thương không gây đau.
Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ, đặc điểm của vết thương, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt mò, điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Sau hai ngày, tình trạng sốt của bệnh nhân được kiểm soát, các tạng bị tổn thương có dấu hiệu hồi phục. Đây chỉ là một trong số nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng do bị mò đốt.
GS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu.
Mầm bệnh Rickettsia orientalis có ở trên ấu trùng mò và một số loài vật gặm nhấm, thú nhỏ, chủ yếu là ở chuột, chim hoặc ở chó, lợn, gà nhưng ít gặp hơn, được truyền sang người qua vết đốt của ấu trùng mò.
Ấu trùng mò thường sống ở bụi cây, bụi cỏ ẩm ướt, các hang đá hoặc gốc cây nơi có các loài gặm nhấm sinh sống. Vì vậy, người bị bệnh sốt mò thường là khi đi làm nương rẫy, đi dã ngoại cắm trại dưới tán lá cây trong rừng, bộ đội hành quân, các trang trại chăn nuôi hoặc người đi qua vùng ven suối, ven sông, bìa rừng…
Bệnh nguy hiểm đa phần do chủ quan, nghĩ rằng chỉ là một vết mò đốt rất nhỏ nên không để ý. Chỉ khi bệnh biểu hiện ra ngoài như sốt, đau đầu, đau mỏi khắp người, vết loét ngoài da do mò đốt (dấu hiệu đặc trưng của sốt mò), phát ban, sưng các hạch, tổn thương đa cơ quan (đặc biệt là phổi, tim, gan…) mới đi khám.
Vi khuẩn Rickettsia tsutsugamushi từ các động vật hoang dã (vật chủ) như loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột), thỏ, lợn, các loài chim, hoặc gia súc (chó, lợn, gà)… chúng đẻ trứng vào môi trường là đất ẩm và phát triển thành ấu trùng trước khi trở thành mò đỏ.
Video đang HOT
Vì vậy, ấu trùng mỏ đỏ có mặt khắp nơi, nhất là vùng đất ẩm, ướt. Mọi lứa tuổi đều thụ bệnh nhưng chủ yếu bệnh phân bố ở lứa tuổi lao động. Do đó, bệnh gặp chủ yếu ở vùng nông thôn, dân sinh sống ở bìa rừng núi (80,5%), hiếm ở thành thị.
Ở Việt Nam, bệnh sốt mò xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu về mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Đây là những tháng mưa có độ ẩm cao, điều kiện để ấu trùng mò phát triển. Ấu trùng mò bị nhiễm vi khuẩn R. orientalis (R. tsutsugamushi) khi hút máu vật chủ có mang mầm bệnh.
Sau đó nó phát triển thành mò trưởng thành và đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng đã mang sẵn mầm bệnh và sẵn sàng hút máu (mò có thể truyền mầm bệnh qua trứng đến đời thứ 3). Những con ấu trùng đời sau này sẽ làm lây nhiễm cho các con vật khác và người khi đốt và hút máu.
Như vậy mò vừa là vật chủ, vừa là vật chủ trung gian truyền bệnh. Quá trình nhiễm trùng được duy trì trong tự nhiên giữa mò và các loài gặm nhấm… Mò đốt và hút máu người, truyền vi khuẩn R.orientalis sang người chỉ là một sự ngẫu nhiên.
Ấu trùng mò bám vào da của người, đi đến vùng da ẩm, nhiều mồ hôi (bẹn, quanh vùng hậu môn, rốn, nách, vành tai…). Ở đó ấu trùng mò làm tổn thương da thành vết loét (thường là một vết loét) và gây bệnh cho người do ấu trùng mò đỏ mang theo.
Phòng tránh
PGS.TS Phạm Thị Khoa, nguyên cán bộ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư cho biết, bệnh sốt mò có biểu hiện đặc trưng bởi sốt cao kéo dài, đau đầu dữ dội. Da niêm mạc sung huyết và phát ban. Vết loét ngoài da đặc trưng do ấu trùng mò đốt, sưng đau hạch ngoại vi gần nơi vết loét. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện tổn thương nhiều cơ quan, gây suy đa phủ tạng và tử vong.
Chẩn đoán sốt mò đôi khi khá dễ dàng nếu phát hiện người bệnh có vết loét đặc trưng do ấu trùng mò đốt ngoài da. Tuy nhiên việc chẩn đoán hay bị bỏ sót vì vết loét thường nằm ở vùng kín đáo của cơ thể và không đau. Các xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể và phản ứng khuếch đại chuỗi men polymerase (PCR) thường được sử dụng để chẩn đoán chính xác bệnh sốt mò.
Để phòng, tránh bệnh sốt mò, người dân cần giữ gìn vệ sinh nơi ở, phát quang bui rậm quanh nhà, khơi thông cống rãnh. Định kỳ phun thuốc tồn lưu diệt côn trùng 6 tháng/lần… Khi đi làm rẫy, phát nương, đi rừng cần mặc quần áo dài tay có dây chun buộc chặt ở ống quần, mang giầy, đội mũ. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo đặt ba-lô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Khi đi về nên thay đồ ngay và tắm rửa sạch sẽ, không nên mặc đi lại nhiều lần.
Hãy tắm nước nóng ngay khi phát hiện mình bị bọ mò đốt. Sử dụng xà phòng để chà lên người, loại bỏ con bọ mò khác vẫn còn đang bám hay ẩn náu trên da. Ngoài ra, việc tắm vòi hoa sen còn giúp giảm phản ứng của da với vết đốt. Sử dụng kem kháng histamine hoặc kem hydrocortisone để thoa ngoài da giảm hiện tượng ngứa trên da.
Bên cạnh đó, bạn có thể chườm túi đá viên hay túi chườm lạnh để giảm các vết đốt, giảm ngứa. Khi xuất hiện hiện tượng người lớn hoặc trẻ em bị sốt cao, nổi phát ban, nổi hạch, có vết loét trên da cần tìm đến bác sĩ và trung tâm y tế lớn để xét nghiệm.
Nguy cơ tử vong do sốt mò
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Orientia tsutsugamushi, lây truyền do ấu trùng mò đốt.
Bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi sốt cao kéo dài, đau đầu dữ dội, da niêm mạc sung huyết và phát ban, vết loét ngoài da đặc trưng do ấu trùng mò đốt, sưng đau hạch ngoại vi gần nơi vết loét. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện tổn thương nhiều cơ quan, gây suy đa phủ tạng và tử vong.
Suýt chết do sốt mò
Bệnh viện đa khoa Hòa Bình vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 62 tuổi, nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, nhiễm trùng, suy gan, viêm phổi, sốt cao, mê sảng.
Trước vào viện 1 tuần, bệnh nhân sốt cao liên tục, sưng hạch góc hàm, có một vết loét ở vùng cổ bên trái. Bệnh nhân đi khám ở y tế cơ sở, được truyền dịch, dùng kháng sinh nhưng tình trạng không cải thiện. Trước đó, bệnh nhân có đi nhặt củi ở trong vườn nhà.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, bác sĩ phát hiện một vết thương nghi do mò đốt ở vùng cổ bên trái, vết thương không gây đau. Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ, đặc điểm của vết thương, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt mò, điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Sau 2 ngày, tình trạng sốt của bệnh nhân được kiểm soát, các tạng bị tổn thương có dấu hiệu hồi phục.
Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Orientia tsutsugamushi.
Căn nguyên gây bệnh sốt mò
Bệnh sốt mò do vi khuẩn Rickettsia tsutsugamushi gây ra. Vi khuẩn này từ các động vật hoang dã (vật chủ) như loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột), thỏ, lợn, các loài chim, hoặc gia súc (chó, lợn, gà)... chúng đẻ trứng vào môi trường là đất ẩm và phát triển thành ấu trùng trước khi trở thành mò đỏ.
Vì vậy, ấu trùng mò đỏ có mặt khắp nhiều nơi, nhất là vùng đất ẩm, ướt. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng chủ yếu bệnh phân bố ở lứa tuổi lao động, mang tính chất nghề nghiệp (lâm nghiệp, nông nghiệp, bộ đội biên phòng, người trồng và bảo vệ rừng...). Do đó, bệnh gặp chủ yếu ở vùng nông thôn, dân sinh sống ở bìa rừng núi (80,5%), hiếm ở thành thị.
Ở Việt Nam, bệnh sốt mò xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu về mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, đây là những tháng mưa có độ ẩm cao, điều kiện để ấu trùng mò phát triển.
Ấu trùng mò bị nhiễm vi khuẩn R. orientalis (R. tsutsugamushi) khi hút máu vật chủ có mang mầm bệnh, sau đó ấu trùng mò phát triển thành mò trưởng thành và đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng đã mang sẵn mầm bệnh và sẵn sàng hút máu (mò có thể truyền mầm bệnh qua trứng đến đời thứ 3).
Những con ấu trùng đời sau này sẽ làm lây nhiễm cho các con vật khác và người khi đốt và hút máu. Như vậy mò vừa là vật chủ, vừa là vật chủ trung gian truyền bệnh. Quá trình nhiễm trùng được duy trì trong tự nhiên giữa mò và các loài gặm nhấm...
Mò đốt và hút máu người, truyền vi khuẩn R.orientalis sang người chỉ là một sự ngẫu nhiên. Ấu trùng mò bám vào da của người, đi đến vùng da ẩm, nhiều mồ hôi (bẹn, quanh vùng hậu môn, rốn, nách, vành tai...). Ở đó ấu trùng mò làm tổn thương da thành vết loét (thường là một vết loét) và gây bệnh cho người do ấu trùng mò đỏ mang theo.
Mò đốt và hút máu người, truyền vi khuẩn sang người.
Cách phát hiện
Bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi sốt cao kéo dài, đau đầu dữ dội, da niêm mạc sung huyết và phát ban, vết loét ngoài da đặc trưng do ấu trùng mò đốt, sưng đau hạch ngoại vi gần nơi vết loét. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện tổn thương nhiều cơ quan, gây suy đa phủ tạng và tử vong.
Chẩn đoán sốt mò đôi khi khá dễ dàng nếu phát hiện người bệnh có vết loét đặc trưng do ấu trùng mò đốt ngoài da, tuy nhiên lại rất hay bị bỏ sót vì vết loét thường nằm ở vùng kín đáo của cơ thể và không đau. Các xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể và phản ứng khuếch đại chuỗi men polymerase (PCR) thường được sử dụng để chẩn đoán chính xác bệnh sốt mò.
Để dự phòng bệnh, người sống trong vùng có bệnh sốt mò lưu hành cần áp dụng những biện pháp phòng chống ấu trùng mò đốt như tránh đi vào khu vực có lùm cây cỏ lúp xúp, mặc quần áo kín, mặc quần áo có ngâm tẩm các hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoat, bôi các hóa chất xua côn trùng như diethyltoluamide lên các vùng da hở. Kiểm soát quần thể mò - chuột bằng cách tiêu diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng, diệt cỏ hoặc đốt cỏ. Hiện chưa có vắc-xin phòng sốt mò.
Những sai lầm người bệnh đái tháo đường hay mắc phải Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Dù bệnh nghiêm trọng là thế, nhưng có thể dự phòng được nếu có lối sống lành mạnh ngay từ trẻ. Bệnh ĐTĐ ngày càng trẻ hóa do lối sống không lành mạnh Trước đây, bệnh...