Mỏ đồng ở Trung Quốc và nghi vấn COVID-19 xuất hiện từ năm 2012
Vụ 6 công nhân mỏ đồng Mojang ở Vân Nam, Trung Quốc bị ốm năm 2012 khiến dư luận đặt câu hỏi liệu COVID-19 có xuất hiện từ thời điểm này.
Người dân đeo khẩu trang tại một khu chợ sau đợt bùng phát dịch COVID-19 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 8/2/2021. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), vào tháng 4/2012, 6 công nhân tại hầm mỏ Mojiang, trong độ tuổi từ 30 đến 63, đã cạo phân dơi khỏi quặng đồng. Nhiều tuần sau, họ được đưa vào bệnh viện ở thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với các triệu chứng ho dai dẳng, sốt, đau đầu, đau ngực và khó thở. Ba người cuối cùng đã không qua khỏi.
Mỏ đồng này nằm ở quận Mojiang, phía tây nam Trung Quốc, cách thành phố Vũ Hán 1.500km. Vũ Hán là nơi ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên trên thế giới.
Mặc dù chi tiết đầy đủ của 6 công nhân chưa được công bố, nhưng họ, tuổi và hồ sơ y tế của những người này đã được tiết lộ trong luận án của Li Xu, sinh viên theo học thạc sĩ tại Đại học Y Côn Minh năm 2013.
Nghiên cứu của Li, hiện vẫn còn nằm trong kho lưu trữ tài liệu khoa học của Trung Quốc tại cnki.net, xem xét các triệu chứng của từng bệnh nhân và kết luận họ là nạn nhân của một loại virus Corona, “giống SARS”, lây nhiễm từ dơi móng ngựa.
Vào cuối năm 2012, các nhà khoa học đã quay trở lại hầm mỏ và tìm thấy các mẫu bệnh phẩm của một mầm bệnh được gọi là “virus Mojiang”. Loại virus này được phát hiện ở chuột và không liên quan đến virus SARS-CoV-2. Nghiên cứu sau đó không thể xác nhận liệu các thợ mỏ có bị lây nhiễm virus này hay không.
Theo bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) tại Viện Virus học Vũ Hán, nhà nghiên cứu vius Corona ở dơi hàng đầu Trung Quốc, các triệu chứng giống như viêm phổi của những công nhân này xuất phát từ việc nhiễm một loại nấm. Bà Thạch cùng nhóm các nhà khoa học cho biết trong một nghiên cứu được công bố hồi tháng 11/2020 rằng họ đã xét nghiệm lại 13 mẫu huyết thanh của 4 bệnh nhân và không tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy họ nhiễm virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Kể từ giữa năm ngoái, luận án tốt nghiệp của Li đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, coi đây là bằng chứng cho thấy một loại virus Corona rất giống với SARS-CoV-2 có thể đã lây nhiễm sang người từ năm 2012.
Từ năm 2012 đến năm 2015, các nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán đã xác nhận tới 293 loại virus Corona trong và xung quanh mỏ Mojiang.
Tháng 11/2020, viện nghiên cứu này cũng đã tiết lộ có 8 mẫu virus Corona kiểu SARS khác tại địa điểm này.
Tuy nhiên, trong một tài liệu học thuật vào tháng trước, bà Thạch Chính Lệ và các nhà nghiên cứu khác cho biết không có mẫu virus nào trong số này giống với SARS-CoV-2 hơn virus RaTG13 – một loại virus có trong mỏ đồng nói trên. Điều quan trọng là không có loại virus nào trong số này sở hữu miền liên kết thụ thể chính cho phép SARS-CoV-2 lây nhiễm sang người một cách hiệu quả.
Bài viết kết luận rằng bằng chứng thí nghiệm không thể chứng minh giả thuyết SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Đồng thời, các nhà khoa học kêu gọi cần “lấy mẫu theo chiều dọc và hệ thống hơn đối với dơi, tê tê hoặc các động vật trung gian có thể có khác” để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của đại dịch.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới gần chạm 175 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 9/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 174.906.052 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.766.602 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 158.402.237 người.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 613.081 ca tử vong trong tổng số 34.243.082ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 355.374 ca tử vong trong số 29.171.539 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 477.307 ca tử vong trong số 17.038.260 bệnh nhân.
Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình dịch bệnh tại Lào đang có những tiến triển tích cực sau gần 2 tháng áp dụng lệnh phong tỏa. Bộ Y tế trưa 9/6 cho biết nước này chỉ ghi nhận 1 ca mắc mới. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Lào không ghi nhận các ca mắc mới ngoài thủ đô Viêng Chăn kể từ khi làn sóng dịch lần thứ hai bùng phát tại nước này vào giữa tháng 4 vừa qua. Tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.971 ca bệnh, trong đó đã chữa khỏi cho 1.793 người và 3 ca tử vong.
Trong khi đó, trước tình hình số ca lây nhiễm bệnh COVID-19 có chiều hướng gia tăng tại Campuchia, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng ngày 9/6 đã thông báo tái áp đặt tình trạng quản lý cấp độ "Khu vực Vàng sậm" với một số khu vực trong thủ đô. Cụ thể, lệnh tái áp đặt quản lý này có hiệu lực từ ngày 10 - 23/6 đối với một phần các khu vực: Làng Choam Chao 3 (phường Choam Chao II), làng Trapeang Po, làng Prey Pring North 2, làng Chumpouvorn 2 (quận Por Sen Chey). Bộ Y tế Campuchia ngày 9/6 ghi nhận 729 ca nhiễm mới, 11 ca tử vong và 398 trường hợp khỏi bệnh. Tính đến nay, Campuchia có 36.240 ca nhiễm, trong đó có 289 ca tử vong và 29.047 người bình phục.
Cùng ngày, Indonesia ghi nhận thêm 7.725 ca mắc mới, số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ hôm 26/2, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 1,87 triệu ca. Quốc gia Đông Nam Á này cũng có thêm 170 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 52.162 ca. Trong khi đó, Bộ Y tế Singapore cho biết nước này đã phát hiện biến thể Delta (được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ) là dòng biến thể phổ biến nhất trong số các ca mắc các biến thể virus SARS-CoV-2 đáng lo ngại (VoC) trong cộng đồng của nước này.
Theo bộ này, tính đến ngày 31/5, Singapore ghi nhận 449 ca mắc VoC trong cộng đồng, trong đó có 428 ca mắc biến thể Delta và 9 ca mắc biến thể Beta (được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi). Singapore lần đầu tiên ghi nhận ca mắc biến thể Delta trong cộng đồng là vào đầu tháng 5. Đến nay, Singapore ghi nhận tổng cộng hơn 62.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 34 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 trên tàu điện ngầm tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng đã thực hiện những biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt hơn. Chính phủ Malaysia đã nhất trí thực thi Lệnh hạn chế di chuyển tăng cường (EMCO) từ ngày 10 - 23/6 tới tại một số địa phương thuộc bang Sabah và lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur vì tỷ lệ mắc COVID-19 ở các khu vực này quá cao. Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) tuyên bố các biện pháp giãn cách xã hội hiện nay sẽ tiếp tục duy trì thêm 14 ngày, trong đó có lệnh hạn chế tụ tập và đeo khẩu trang, cho đến ngày 23/6.
Các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được điều chỉnh theo diễn biến dịch bệnh và phù hợp với nguyên tắc "bong bóng vaccine". Tổng thống Maldives Ibrahim Solih tuyên bố gia hạn thêm 1 tuần các biện pháp hạn chế hiện nay ở nước này, theo đó tiếp tục áp đặt lệnh giới nghiêm từ 16h hôm trước tới 8h hôm sau; người dân không được ra khỏi nhà nếu không được sự cho phép của cảnh sát.
Trong khi đó, một số nước đã nới lỏng các biện pháp hạn chế do tình hình dịch bệnh có phần lắng dịu. Ngày 9/6, Chính phủ Nhật Bản quyết định dỡ bỏ các biện pháp đặc biệt được áp dụng để phòng dịch COVID-19 đối với 3 tỉnh Gunma, Ishikawa, Kumamoto từ ngày 10/6, sớm hơn 3 ngày so với dự kiến. Quyết định này được đưa ra sau khi số ca mắc mới tại những địa phương này đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Như vậy, sau ngày 10/6, cơ chế phòng dịch đặc biệt chỉ còn được áp dụng tại các tỉnh Saitama, Chiba, Kanagawa (từ ngày 20/4) và tỉnh Gifu, Mie (từ ngày 9/5) và theo dự kiến đều kéo dài đến ngày 20/6. Nhật Bản đặt mục tiêu hoàn thành chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân đủ điều kiện vào tháng 11 năm nay.
Tại Australia, giới chức bang Victoria cho biết Melbourne - thành phố lớn thứ 2 của nước này sẽ chấm dứt phong tỏa nghiêm ngặt để phòng chống COVID-19 như kế hoạch vào đêm 10/6, song có thể vẫn duy trì thêm 1 tuần các biện pháp hạn chế đi lại và tụ tập. Theo đó, người dân tại Melbourne sẽ được phép đi lại tự do hơn từ 23h59 giờ địa phương ngày 10/6 (tức 20h59 giờ Việt Nam). Tuy nhiên, người dân sẽ chỉ được đi lại trong phạm vi 25 km tính từ nhà và không được tụ tập, cũng như phải đeo khẩu trang bắt buộc trong không gian kín.
Trụ sở Quốc hội Fiji tại thủ đô Suva đã buộc phải đóng cửa sau khi một nhân viên được phát hiện tiếp xúc gần với một ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Trong một tuyên bố ngày 8/6, Chủ tịch Quốc hội Epeli Nailatikau thông báo các văn phòng và khu vực xung quanh trụ sở Quốc hội phải đóng cửa để phòng ngừa dịch bệnh. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức. Bộ Y tế Fiji công bố có thêm 94 ca mắc mới trong ngày 8/6, nâng tổng số ca mắc đang được điều trị tại nước này lên 604 ca. Theo giới chức của Bộ Y tế, nhiều khu cách ly đã quá tải và nhiều bệnh nhân phải cách ly tại nhà do số ca mắc mới tăng vọt.
Một trạm kiểm tra của cảnh sát để nhắc nhở người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch COVID-19 tại Suva, Fiji. Ảnh: TTXVN phát
Tại châu Âu, Nga ghi nhận thêm 10.407 ca mắc COVID-19, số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 3, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 5.156.250 ca. Nga cũng có thêm 399 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 124.895 ca.
Sau khi tình hình dịch bệnh tiếp tục lắng xuống tại Pháp và Bỉ, hai nước này đã quyết định nới lỏng thêm các biện pháp hạn chế phòng, chống COVID-19, theo đó cho phép các nhà hàng và quán cà phê phục vụ trong nhà. Trong tuyên bố đăng trên Twitter, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu rõ sẽ có thêm một bước tiến mới trong ngày 9/6, khi người dân Pháp có thể thưởng thức các bữa ăn, cũng như được hoạt động ngoài trời đến 23h hàng ngày. Ông bày tỏ hy vọng cuộc sống sẽ trở lại bình thường trên khắp nước Pháp.
Theo kế hoạch, Pháp sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh giới nghiêm ban đêm vào ngày 30/6. Tuy nhiên, người dân Pháp hầu hết sẽ vẫn phải bắt buộc đeo khẩu trang khi ở ngoài trời.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết nước này sẽ nới lỏng các hạn chế, cho phép các quán cà phê và nhà hàng phục vụ trong nhà, cũng như kéo dài thời gian hoạt động cho các doanh nghiệp, nới lỏng các hạn chế đối với các địa điểm thể thao và rạp chiếu phim.
Về vấn đề phát triển vaccine, liên minh dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo bắt đầu thử nghiệm mức độ hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Theo đó, Pfizer/BioNTech thực hiện nghiên cứu đối với gần 4.500 trẻ em tại hơn 90 cơ sở khám bệnh ở Mỹ, Ba Lan, Tây Ban Nha và Phần Lan.
Hong Kong phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên sau 42 ngày Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 5/6 đã ghi nhận ca mắc mới COVID-19, chấm dứt chuỗi 42 ngày Đặc khu này không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi chờ xe buýt tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Đáng chú ý, ca nhiễm mới này là một...