Mổ đẻ nhiều lần làm tăng nguy cơ biến chứng
Phụ nữ mổ đẻ từ 5 lần trở lên tăng nguy cơ bị chảy máu và sinh non.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai đã từng sinh mổ nhiều lần tăng nguy cơ bị các biến chứng và sinh non.
Các nhà khoa học Anh đã so sánh 94 phụ nữ sinh mổ từ 5 lần trở lên (nhóm sinh mổ nhiều lần) với 175 phụ nữ sinh mổ ít lần hơn. Những phụ nữ trong nhóm sinh mổ nhiều lần dễ bị chảy máu ồ ạt hơn (chảy máu trước, trong hoặc sau khi sinh với lượng máu mất đi hơn 1,5 lít), truyền máu,sinh non và phải chăm sóc tích cực.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu cho thấy chảy máu ồ ạt xảy ra ở 18% số phụ nữ trong nhóm sinh mổ nhiều lần và 0,6% trong nhóm phụ nữ sinh mổ ít lần. 17% số phụ nữ trong nhóm sinh mổ nhiều lần cần phảitruyền máu trong khi con số này chỉ là 1% trong nhóm phụ nữ khác.
Phụ nữ trong nhóm sinh mổ nhiều lần cũng dễ bị sinh non hơn so với những phụ nữ khác (tương ứng là 24% so với 5%).
18% phụ nữ trong nhóm sinh mổ nhiều lần có chẩn đoán nhau tiền đạo và/hoặc nhau cài răng lược. Đây là tình trạng mà nhau thai bám ở vị trí bất thường trong tử cung trong quá trình mang thai. Những phụ nữ này thậm chí có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng so với những phụ nữ sinh mổ nhiều lần và ½ trong số họ buộc phải cắt bỏ dạ con và 2/3 cần phải chăm sóc tích cực sau sinh.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí BJOG: An International Journal of Obstetrics and Gynaecology.
Theo tinmoi
Sinh mổ, sau bao lâu nên có thai lại?
Để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm.
Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ không nên sinh mổ quá 3 lần và nên đợi ít nhất là 1 năm sau sinh mổ hãy có thai trở lại. Tuy nhiên, rất nhiều bác sĩ sản khoa không đồng tình với quan niệm này.
Sinh mổ là một cuộc đại phẫu với thao tác rạch một đường nhỏ (phía bụng dưới và tử cung của người mẹ) để lấy em bé ra được dễ dàng. Quá trình lành vết rạch phụ thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ và thường chỉ 3 tháng sau sinh là lành hoàn toàn.
Trong thực tế, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, vết sẹo sinh mổ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày càng dày lên và có thể gây ra một số vấn đề sau này. Vết sẹo này liên quan mật thiết với việc sinh lần tới, bạn có thể sinh thường hay buộc phải sinh mổ. Bởi có nhiều bằng chứng cho thấy vết sẹo này có thể bị bục trong quá trình chuyển dạ tự nhiên.
Trong một nghiên cứu với 170 phụ nữ tham gia, nguy cơ bục vết sẹo sẽ cao hơn khi khoảng thời gian giữa 2 lần sinh ít hơn 6 tháng. Trong một nghiên cứu lớn hơn, với gần 2.500 phụ nữ tham gia cho thấy, những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, thì nguy cơ bục vết sẹo tử cung cao gấp 3 lần so với những phụ nữ mang thai lần 2 ở khoảng cách dài hơn. Nghiên cứu thứ 3 cho thấy: nguy cơ bục vết sẹo tử cung sẽ tăng cao ở những phụ nữ sinh chỉ định bằng phương pháp mổ đẻ, đặc biệt là khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ và khoảng cách giữa lần sinh trước với lần mang thai này là ít hơn 2 năm.
Ngoài ra, những vấn đề với nhau thai cũng có thể tăng lên ở lần mang thai sau nếu khoảng cách với lần sinh mổ trước ngắn. Nếu khoảng cách dưới 1 năm thì nguy cơ nhau tiền đạo và bong nhau thai là rất lớn. Kết quả này thu được từ nghiên cứu quy mô tại Mỹ với gần 200 ngàn phụ nữ tham gia.
Tỉ lệ các bà mẹ bị bục vết sẹo mổ đẻ là rất nhỏ và hầu hết những trường hợp "nhỡ" và giữ lại đều có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Nhưng để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm.
Theo SKDS
Nhiều sai sót chuyên môn trong vụ sản phụ tử vong sau mổ đẻ Liên quan đến vụ sản phụ Dương Thị Ni (SN 1988, ở xóm Cầu, xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tử vong tại bệnh viện, kíp mổ khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới đã thừa nhận sai sót trong quá trình cấp cứu, điều trị... Sau cuộc họp của đoàn thẩm định sai sót về chuyên môn...