Mỏ dầu đe dọa cuộc sống của 130.000 con voi ở Botswana và Namibia
Các nhà bảo tồn cho biết dự án mỏ dầu ở Botswana và Namibia là mối đe dọa với hệ sinh thái và nhiều loài động vật hoang dã, bao gồm 130.000 con voi trong khu vực.
Các chuyên gia cảnh báo dự án mỏ dầu, trải dài từ Botswana đến Namibia, sẽ tàn phá hệ sinh thái địa phương và nhiều loài động vật hoang dã trong khu vực, theo Guardian .
Đáng chú ý, mỏ dầu này có thể là nguyên nhân khiến hàng trăm con voi chết trong năm 2020.
Theo các nhà khoa học, dự án mỏ dầu có nhiều giếng khoan riêng, khiến lượng tảo độc gia tăng trong khu vực. Đây có thể là nguyên nhân khiến hàng trăm con voi chết trong năm qua.
Cuộc sống của loài voi bị đe dọa vì dự án mỏ dầu. Ảnh: Guardian .
Video đang HOT
“Không thể hiểu được khi ReconAfrica tiếp tục khai thác nhiên liệu hóa thạch”, chuyên gia Rosemary Alles từ Viện Nghiên cứu Voi và Tê Giác cho biết. “Hiện châu Phi chỉ còn khoảng 450.000 con voi, so với hàng triệu cá thể từ không lâu trước đó”.
Bà Alles cho rằng 130.000 con voi trong khu vực đang bị đe dọa vì dự án “sai lầm” của ReconAfrica, một công ty dầu khí từ Canada. Trong vài năm gần đây, ReconAfrica bắt đầu thăm dò địa chất để xây dựng một mỏ dầu mới, dự kiến thu về hàng tỷ USD.
Đến nay, chính phủ Namibia mới chỉ cấp phép thăm dò cho ReconAfrica, song không cho phép họ thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất nào.
Công ty này cho biết các giếng khoan không nằm trong bất kỳ “khu vực bảo tồn nào và sẽ không tạo ra tác động đáng kể đối với động vật hoang dã”. ReconAfrica tin rằng mỏ dầu mới sẽ mang lại công ăn việc làm và lợi ích kinh tế khổng lồ cho khu vực mà không gây hại đến môi trường.
Thế giới hơn 178 triệu ca mắc Covid-19, Nhật Bản nới lỏng hạn chế trước Olympic
Theo Worldometer, số ca mắc Covid-19 toàn cầu đã vượt 178 triệu ca, gồm hơn 379 ngàn ca mới. Số ca tử vong là 3.857.302 ca, gồm 8.397 ca mới.
Số ca mắc Covid-19 ở châu Phi đang tăng mạnh.
Tại 22 quốc gia châu Phi, số ca mắc Covid-19 tăng hơn 20% trong 1 tuần, trong đó Cộng hòa Dân chủ Congo, Namibia và Uganda báo cáo số ca mắc mới cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
WHO cảnh báo các biến thể của virus dễ lây lan đang khiến số ca mắc mới ở châu Phi. Tuy nhiên, châu lục này bị ảnh hưởng ít hơn so với hầu hết các khu vực khác. Tại đây có 135.885 ca tử vong và 5.107.939 ca mắc cho tới nay.
Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti cho biết "châu Phi đang đứng giữa làn sóng thứ 3". Việc thiếu tuân thủ các biện pháp chống dịch như giãn cách xã hội đã thúc đẩy sự gia tăng mới cùng với thời tiết mùa đông lạnh giá ở miền nam châu Phi và sự lây lan của nhiều biến thể dễ lây nhiễm hơn.
Bà Moeti gọi tình huống này là "một lời cảnh tỉnh khẩn cấp" để triển khai tiêm chủng nhanh hơn ở châu Phi chống lại Covid-19. Cho đến nay, chưa đến 1% dân số châu lục được tiêm chủng đầy đủ.
Nhật Bản đã thông qua việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp của Tokyo vào 20/6 khi hơn một tháng nữa là diễn ra Thế vận hội. Tuy nhiên, nhà chức trách đặt ra những hạn chế mới để giảm thiểu người hâm mộ tại các sự kiện thể thao.
Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết, số ca mắc trên toàn quốc đã giảm từ giữa tháng 5 và tình hình về số giường bệnh đang dần được cải thiện.
Tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo đã ra lệnh cho các nhà chức trách đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng của đất nước khi WHO cảnh báo cần phải tăng các hạn chế xã hội trong bối cảnh số ca mắc tăng lên do biến thể đáng lo ngại gây ra.
Quốc gia có số dân cao thứ 4 thế giới này đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 181 triệu trong số 270 triệu dân vào tháng 3/2022. Đến nay, nhà chức trách chỉ mới tiêm đầy đủ cho 11,8 triệu và tiêm 1 phần cho 9,6 triệu người khác.
Tại Áo, Thủ tướng Serbastian Kurz nói rằng "tình hình tốt hơn so với mong đợi" mặc dù ông cảnh báo mọi người không nên "quá tự tin" cho đến khi được tiêm chủng. Số lượng người tại các đám đông sẽ không còn bị giới hạn tại các sự kiện, mọi người không phải giãn cách hay đeo khẩu trang. Lệnh giới nghiêm vào ban đêm cũng sẽ được dỡ bỏ từ ngày 1/7, cho phép cuộc sống đêm hoạt động trở lại.
Trong khi đó, một số khu vực châu Âu đang chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng trở lại.
Chính phủ Bồ Đào Nha cho biết đã ban lệnh cấm đi lại vào cuối tuần trong và ngoài khu vực Lisbon do tỷ lệ mắc Covid-19 cao đáng lo ngại.
Tại Anh, số ca mắc tăng mạnh, cả nước ghi nhận 11.007 ca mới hôm qua khi biến thể Delta tích cực đẩy số ca mới vượt 10.000 lần đầu tiên kể từ tháng 2. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở Anh vẫn tương đối thấp sau khi triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng, hôm qua chỉ có 19 ca tử vong mới được ghi nhận.
Tại Nga, thủ đô Moscow cũng đang chứng kiến sự gia tăng đột ngột về số ca mắc Covid-19. Thị trưởng Sergei Sobyanin cho rằng "rất có thể chúng ta đang phải đối mặt với những biến thể mới, hung hãn hơn và lây lan nhanh hơn".
Ông nhấn mạnh số ca mắc hàng ngày ở Moscow đã tăng từ 3.000 lên 7.000 trong vài ngày và dự kiến sẽ đạt hơn 9.000 ca mới vào hôm nay. "Nó tăng gấp 3 lần" - ông cảnh báo - "có một sức tăng mạnh mẽ chúng tôi chưa từng thấy trong các đợt dịch trước".
Lãnh đạo y tế châu Phi đề xuất tiêm 2 loại vaccine COVID-19 cho người dân Cơ quan y tế của Liên minh châu Phi cho biết các quốc gia tại châu lục này nên sử dụng nhiều hơn một loại vaccine ngừa COVID-19 để hoàn thành chu trình tiêm chủng cho người dân nếu cần thiết. Một phụ nữ được tiêm vaccine Covid-19 tại Johannesburg, Nam Phi ngày 17/5. Ảnh: Reuters Hãng Reuters dẫn phát biểu của ông...