Mỏ đất sét trắng bị khai thác lậu
Một mỏ đất sét trắng quý hiếm tại địa bàn xã Kỳ Sơn, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang bị rất nhiều đối tượng huy động máy móc khai thác lậu, tuồn khỏi địa bàn.
Từ thông tin phản ánh của người dân địa phương, chiều ngày 9/10 PV Dân trí đã có mặt tại xóm Sơn Trung 2, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh – nơi tình hình an ninh trật tự đang diễn biến phức tạp do nạn khai thác lậu tài nguyên khoáng sản.
Thời điểm chúng tôi có mặt, cả một ngọn đồi nằm ngay bên tuyến quốc lộ 12 (đường Việt Lào) bị xới tung, cây cối bị đốn hạ ngổn ngang. Phía trong khu vực đang bị đào xới, hàng chục chiếc xe có tải trọng lớn mang BKS 37H (Nghệ An), 38 (Hà Tĩnh) đã chất đầy một loại đất màu trắng, nhiều xe đã phủ kín bạt chuẩn bị rời khỏi địa bàn. Điều đáng nói là điểm khai thác đất cách không xa trụ sở UBND xã Kỳ Sơn và trạm chốt chặn, bảo vệ rừng của BQL rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh.
Đặc biệt tại khu vực khai thác lậu này, các chủ khai thác đất còn ngang nhiên lập một biển báo khai thác đất ngay giữa đường 12.
Dù khai thác lậu nhưng các chủ đầu nậu vẫn ngang nhiên huy động máy móc xới tung rừng moi đất sét trắng
Video đang HOT
Theo tìm hiểu được biết, điểm khai thác này là đất sét trắng – một loại đất quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Những đối tượng khai thác lậu này là người Nghệ An, TP Hà Tĩnh cùng phối hợp với một số đối tượng trên địa bàn xã Kỳ Sơn. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân địa phương sống gần khu vực khai thác đất sét trắng này cho biết “mỗi ngày có tới hàng chục lượt xe vào khai thác cả ngày lẫn đêm, tiếng máy nổ cùng tiếng xe rú làm người dân chúng tôi sống quanh vùng rất bức xúc. Cũng theo ông Hùng, người dân đã đem sự việc phản ánh với chính quyền địa phương nhưng không hiểu sao đến nay không thấy tình trạng khai thác lậu này được ngăn chặn.
Đem sự việc trên đến trao đổi với chính quyền xã Kỳ Sơn, ông Dương Xuân Linh, Chủ tịch UBND xã xác nhận, gần đây khi tiến hành lấy đất làm nhà nhiều người dân Kỳ Sơn đào sâu xuống dưới lòng đất thì thấy đất có màu trắng, mềm. Thông tin xuất hiện mỏ đất sét trắng lan nhanh nên nhiều đối tượng kéo đến thăm dò, sau đó xuất hiện tình trạng mỏ đất bị khai thác lậu.
Xe vận tải lớn được huy động đưa đất hiếm đi tiêu thụ
Cũng theo vị chủ tịch xã này cho biết, dù xã đã kiểm tra, tạm giữ một số máy móc của nhiều đối tượng nhưng vẫn không ngăn chặn được nạn khai thác lậu đất sét trắng nói trên.
Ông Linh cho hay, UBND xã đã có báo cáo gửi các cấp, ngành liên quan sớm vào cuộc, ngăn chặn nạn khai thác lậu, giúp chính quyền xã bảo vệ mỏ đất quý này.
Theo Dantri
Khẩn trương tìm cách trục vớt tàu chở cổ vật
Chiều tối 10-9, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp khẩn với các sở, ngành, địa phương để bàn biện pháp quản lý, trục vớt số cổ vật bị chìm dưới biển tại thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.
Do tranh giành lặn cổ vật và sử dụng máy thổi cát nên hàng trăm cổ vật bị vỡ nát
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cho đến sáng 11-9 đã thu giữ được tổng cộng 35 cổ vật. Tuy nhiên đây chỉ là con số ít ỏi đối với cổ vật được người dân lấy trộm từ con tàu.
Theo Sở VHTT&DL Quảng Ngãi cho biết đã cử cán bộ xuống địa bàn xã Bình Châu, huyện Bình Sơn để thẩm tra số cổ vật trên. Qua thẩm tra xác định, số cổ vật trên là gốm thời Minh (Trung Quốc) ở thế kỷ XV. Hiện nay mặc dù lực lượng công an, biên phòng đã tăng cường lực lượng cũng như phương tiện bảo vệ khu vực có tàu cổ bị chìm, nhằm hạn chế tình trạng ngư dân tiếp tục khai quật, gây mất trật tự an ninh cũng như nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, hiện nay, do lực lượng chức năng mỏng, cùng với phương tiện hoạt động trên biển thiếu, vì vậy rất khó để giữ không cho ngư dân lén lút khai thác.
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn kiến nghị, hiện tình hình trật tự tại khu vực có tàu cổ bị chìm đang rất phức tạp, nhiều ngư dân khi nghe thông tin cổ vật có giá trị kinh tế cao đã bỏ biển để tìm cách lặn kiếm cổ vật. Vì vậy, tỉnh cần phải có phương án khẩn trương trục vớt số cổ vật trên, nhằm tránh thất thoát. Tuy nhiên cũng nên tính đến phương án cho những ngư dân phát hiện đầu tiên trục vớt, sau đó tính toán hỗ trợ, hoặc chia tỷ lệ theo quy định.
Thợ lặn và ghe công suất nhỏ túc trực sẵn trên biển trộm cổ vật
4 ngày qua do lực lượng chức năng tỉnh và địa phương tăng cường bảo vệ và chốt chặn nên hầu hết ngư dân săn tìm cổ vật ở con tàu đắm đều rất cảnh giác. Toàn bộ số đồ cổ lặn vớt được vào ban ngày, ngư dân giấu kĩ trên tàu đợi, đến khi đêm xuống chia nhau mang mỗi lần một ít đem về nhà đợi bán. Thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, nơi có nhiều ngư dân mò tìm được cổ vật tỏ ra thận trọng khi thấy người lạ xuất hiện. Lo sợ cổ vật tìm được sẽ bị tịch thu nên người dân tuyệt đối không bán, hoặc cho xem thử hàng với người lạ.
Theo lời của một cò môi giới ở trong thôn, mấy ngày qua, giới buôn đồ cổ từ khắp nơi như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... đổ về Châu Thuận khá nhiều, nhưng tất cả đều giấu mặt, chỉ giao cho các "chân rết" là người địa phương đi dò la, tìm hiểu. Sau khi tìm được hàng, chờ khi đêm xuống mới đến tận nhà xem và ra giá.
Nguồn tin từ người dân xã Bình Châu cho biết, kể từ khi phát hiện và lặn vớt từ ngày 7-9 đến nay, đã có khoảng 5-7 người bán được cổ vật. Có 2 trường hợp bán được cổ vật với giá từ cả tỷ đồng.
Điều mà người dân và cả giới chuyên môn đều tỏ ra khá tiếc nuối là trong quá trình lặn vớt trong mấy ngày vừa qua, do số lượng tham gia quá đông nên 1 món đồ cổ được lấy lên nguyên vẹn thì ít nhất 20 đồ vật khác đã bị phá vỡ, đạp bể. Trước sự kiểm tra, ngăn chặn gay gắt của cơ quan chức năng nên số cổ vật đã lặn vớt chỉ là con số nhỏ. Với những cổ vật vớt và đã bán, thì ước trị giá còn lại đang nằm dưới con tàu đắm phải tính vài chục tỉ đồng.
Theo ANTD
Nghẹt thở vây bắt gã "trùm" mang 100 bánh heroin, nã đạn vào cảnh sát Sáng 27-8, thay mặt lãnh đạo Bộ Công an, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã trực tiếp lên chỉ đạo và biểu dương chiến công đặc biệt xuất sắc của Công an tỉnh Hòa Bình. Ngày 26-8, lực lượng Cảnh sát phòng chống ma túy Công an tỉnh Hòa Bình đã phối hợp...