Mở cửa xả đáy hồ Sơn La và hồ Hòa Bình
Ngày 11/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 04/CĐ-QG gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La; Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình về việc mở cửa xả đáy tại hồ Sơn La và hồ Hòa Bình.
Xả lũ đập thủy điện Hòa Bình. Ảnh tư liệu: Lê Phú/ Báo Tin tức
Theo đó, lúc 7 giờ ngày 11/6/2022, mực nước thượng lưu hồ Sơn La ở cao trình 205,52m, lưu lượng về hồ 3.072 m3/s, lưu lượng xả 2.758m3/s (phát điện); mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở cao trình 108.87m, lưu lượng về hồ 3.360 m3/s, lưu lượng xả 2.300m3/s (phát điện). Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11/6 đến sáng 12/6, vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40- 90mm, có nơi trên 120mm.
Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 7 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng được ban hành tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du cần đưa dần mực nước hồ Sơn La về cao trình 200,0m; mực nước hồ Hòa Bình về cao trình 105,0m trước ngày 15/6 (hiện nay, mực nước hồ Sơn La đang cao hơn mực nước cao nhất trước lũ là 5,52m; mực nước hồ Hòa Bình đang cao hơn mực nước cao nhất trước lũ là 3,87m và còn tiếp tục gia tăng), Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La và Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ nhất hồ Sơn La vào hồi 14 giờ ngày 11/6; mở cửa xả đáy thứ nhất hồ Hòa Bình vào hồi 7 giờ ngày 12/6 và mở tiếp cửa xả đáy thứ hai hồ Hòa Bình vào hồi 13 giờ ngày 12/6/2022.
Công ty Thủy điện Sơn La và Công ty Thủy điện Hòa Bình thông báo cho chính quyền địa phương; các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy… khu vực hạ du thủy điện Sơn La và Hòa Bình biết để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản; đồng thời tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và các cơ quan liên quan theo quy định.
Video đang HOT
Những khu tái định cư không có người định cư
Sau 10 năm xây dựng, 2 khu tái định cư dành cho những hộ dân bị ngập lụt ở Nghệ An vẫn bỏ hoang, người dân không muốn đến ở vì không phù hợp với điều kiện sống.
Di dân không thành
Để di dời hàng chục hộ dân sống trong vùng bị ngập lụt ở ven hồ Vực Mấu và ven sông Mai Giang, năm 2010, UBND H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã quyết định xây dựng 2 khu tái định cư (TĐC) tại xã Quỳnh Thắng và xã Quỳnh Trang.
2 năm sau, khu TĐC khá khang trang rộng hơn 5 ha tại xã Quỳnh Thắng hoàn thành hạ tầng gồm đường, mương thoát nước, điện, nhà văn hóa cộng đồng. Theo mục tiêu của dự án, khu TĐC này sẽ bố trí cho hơn 60 hộ dân ở xã Quỳnh Thắng đang sống trong vùng bị ngập nước ven hồ thủy lợi Vực Mấu, mỗi hộ dân được bố trí 600 m2 đất ở. UBND H.Quỳnh Lưu quyết định hỗ trợ mỗi hộ dân 10 triệu đồng để di dời nhà đến khu TĐC. Thế nhưng, đến nay khu TĐC này vẫn bỏ hoang, chưa có hộ dân nào đến sinh sống. Bãi đất rộng hơn 5 ha đã được đầu tư hơn 10 tỉ đồng để làm hạ tầng trở thành nơi chăn bò, tập kết và phơi ván gỗ của một chủ cơ sở chế biến gỗ tràm ở gần đó. Nhà văn hóa cộng đồng xây xong bỏ hoang đã xuống cấp.
Khu TĐC hoang vắng ở xã Quỳnh Trang. Ảnh K.HOAN
Tương tự, khu TĐC tại xóm 5 xã Quỳnh Trang (nay thuộc TX.Hoàng Mai) rộng hơn 4 ha cũng đang thành bãi đất hoang. Ông Lê Đăng Thăng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Trang, cho biết mục tiêu của dự án này là bố trí TĐC cho 38 hộ dân sống ở vùng ven sông thường bị ngập lụt do hồ Vực Mấu xả lũ. Theo đó, mỗi hộ dân được bố trí từ 300 - 400 m2 đất để làm nhà, mỗi hộ dân được hỗ trợ 10 triệu đồng để di dời nhà đến nơi ở mới. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có hộ dân nào đến ở.
Không muốn tái định cư
Gia đình ông Hồ Khắc Kiên (xóm 5, xã Quỳnh Thắng) sống gần lòng hồ Vực Mấu từ hàng chục năm qua là một trong những hộ dân thuộc diện di dời đến khu TĐC. Ông Kiên cho biết vào mùa mưa lũ, hồ tích nước, nước dâng lên khiến vườn và nhà của nhiều hộ dân trong xóm này bị ngập. Có những năm, nước ngập vườn cả tháng trời khiến cây cối bị chết. Năm 2009, khi huyện có chủ trương xây khu TĐC, nhiều gia đình ở đây đã làm đơn đăng ký di dời đến khu TĐC. Nhưng sau khi khu TĐC cách đó khoảng 3 km hoàn thiện, thấy diện tích đất được bố trí nhỏ (600 m2), trong khi khu đất gia đình đang sinh sống hơn 2.000 m2 nên ông không di dời. "Dân chúng tôi ở đây sống bằng nghề đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi, đến đó xa hồ nước, không có đất thì lấy chi mà làm ăn", ông Kiên nói.
Nhà văn hóa ở khu TĐC Quỳnh Thắng xây xong bỏ không 10 năm qua do không sử dụng
Không muốn di dời, để thích ứng với tình cảnh ngập nước, ông Kiên và nhiều gia đình ở đây đã bỏ ra hàng chục, thậm chí có hộ chi hàng trăm triệu đồng mua đất về để nâng vườn, nâng nền nhà lên cao. Ông Kiên cho hay, sau khi nâng lên 50 cm, tình cảnh ngập nước vào mùa lũ đã đỡ hơn và do đó người dân càng không muốn đến khu TĐC.
Ông Hoàng Văn Công, Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng, cho hay sau 10 năm xây dựng, khu TĐC vẫn bỏ hoang khiến xã cũng "nóng ruột" vì thấy lãng phí. UBND xã đã kiến nghị UBND H.Quỳnh Lưu cho chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc đấu giá đất ở tại khu TĐC này, nhưng không được chấp nhận vì trái quy định. "Đất của những hộ dân rất rộng, từ 2.000 - 3.000 m2, nên họ không muốn bỏ để di dời đến khu TĐC. Những hộ dân làm đơn đăng ký trước đây nay đã rút đơn không di dời nữa, do đó khu TĐC chưa biết sử dụng vào mục đích gì", ông Công nói.
Hơn 4 ha đất khu TĐC ở xã Quỳnh Trang cũng đang bỏ hoang, trong khi hàng chục hộ dân vẫn phải sống ở khu vực ngập lụt khi hồ Vực Mấu xả lũ. Ông Lê Đăng Thăng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Trang, cho biết nguyên nhân khiến người dân không muốn di dời là do diện tích mỗi hộ được bố trí ở khu TĐC nhỏ (300 - 400 m2), chi phí hỗ trợ di dời nhà quá ít và sau khi di dời, đất ở cũ của họ sẽ bị thu hồi. Ông Công cũng cho hay, xã đã nhiều lần kiến nghị UBND TX.Hoàng Mai có phương án xử lý khu TĐC này nhưng đến nay mới dừng ở khâu khảo sát, chưa có phương án để định đoạt.
Chông chênh cuộc sống người làng chài trên sông Đà Mấy chục năm nay, cuộc sống của những con người dưới chân đập thủy điện Hòa Bình vẫn cứ dập dềnh như sông nước, dù những ngày Tết Nguyên đán đang đến cận kề. Chông chênh theo sông nước Những ngày giáp Tết Nguyên đán, chúng tôi có dịp ghé thăm xóm vạn chài ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, tỉnh...