Mở cửa trường học ở địa bàn dịch cấp 1, 2: Hợp lý
Hiện nay, nhiều khu vực tại TP.HCM đã kiểm soát được dịch, học sinh từ 12-17 tuổi đang được tiêm vaccine ngừa COVID-19 nên việc tính toán mở cửa trường học tại những địa bàn trên là hợp lý.
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có tờ trình dự thảo kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn gửi UBND TP. Trong đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1, 2 sẽ tổ chức dạy học trực tiếp.
Học sinh cần được tiêm đủ hai mũi vaccine
Là phụ huynh có con đang học lớp 8 tại TP Thủ Đức, chị Nguyễn Thủy cho biết học sinh (HS) không thể học trực tuyến mãi, tuy nhiên tổ chức học trực tiếp vào thời gian nào thì cần phải tính toán kỹ. Thời điểm này vẫn chưa phù hợp vì dịch còn phức tạp, số ca mắc vẫn cao, độ phủ vaccine trong trường chưa đạt. Do đó, khoảng hai tháng nữa các con đi học sẽ hợp lý hơn.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Ngọc Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Thọ (quận 11), bày tỏ: “Tôi đồng tình với dự thảo về việc mở cửa trường học trong tình hình hiện nay. Thực tế, việc học online dù cố gắng và đầu tư như thế nào cũng khó có thể bằng dạy học trực tiếp. Nếu HS đã chích ngừa đầy đủ và ở vùng xanh thì nên cho các em đến trường. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ cố gắng đảm bảo các điều kiện trong bộ tiêu chí TP ban hành thì mọi thứ sẽ ổn”.
Bà Thảo cho biết thêm: Với tình hình dịch hiện nay, cần xác định việc sống chung, không thể kiểm soát một cách tuyệt đối. Trong khi đó, học trực tuyến kéo dài sẽ gây khó khăn cho HS trong việc tiếp thu. Vì thế, nếu đảm bảo các yếu tố an toàn thì nên tổ chức học tập trung.
Ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú), chia sẻ dự thảo tổ chức học trực tiếp phân theo địa bàn với các cấp độ dịch khá phù hợp. Với địa bàn có dịch cấp độ 1, 2, các em sẽ được học tập trung. Các trường ngoài công lập nếu đảm bảo an toàn có thể tổ chức nội trú, bán trú, xe đưa rước HS, điều này tạo điều kiện cho các trường khi mở cửa. Với khu vực có dịch cấp độ 3 thì phương án chỉ HS đầu cấp đi học là khá hợp lý.
“Cùng với vùng xanh thì điều kiện tiên quyết là toàn bộ HS phải được tiêm đủ hai mũi trước khi mở cửa. Bởi đây không chỉ là vấn đề của nhà trường mà còn là sự đồng thuận của phụ huynh. Nếu mới tiêm một mũi, phụ huynh vẫn chưa yên tâm cho con trở lại trường” – ông Độ nói thêm.
Học sinh TP.HCM được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại điểm tiêm Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1). Ảnh: NGUYỆT NHI
Giữa tháng 1 2 , học sinh TP có thể đi học lại
Nếu nỗ lực thực hiện chiến dịch tiêm chủng thì trong vòng một tháng, TP sẽ tiêm đủ hai mũi cho các em. Như vậy, giữa tháng 12, tại một số khu vực có thể cho HS đi học lại. Đây là điều mong mỏi của HS cũng như giáo viên, bởi dạy trực tuyến vừa mệt lại không có hiệu quả.
Nên khảo sát ý kiến phụ huynh
Đồng tình với dự thảo về việc tổ chức học trực tiếp, một số phụ huynh và nhà quản lý giáo dục cho rằng nên khảo sát lấy ý kiến phụ huynh về vấn đề này.
“Việc tổ chức dạy học trực tiếp cần phải cân nhắc kỹ càng. Theo tôi, nên lấy ý kiến phụ huynh về vấn đề này. Phụ huynh nào không đồng ý thì có thể tiếp tục cho con học trực tuyến” – chị Nga Phan, phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh), chia sẻ.
Hiện dịch đang được kiểm soát, HS cấp II và III lại đang được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đây là những điều kiện quan trọng để tính đến việc mở cửa trường học.
“Đối với HS tiểu học, chưa có kế hoạch chích ngừa vaccine. Tuy nhiên, phụ huynh có thể tiêm cúm, phế cầu cho con rồi xem xét việc cho con trở lại trường. Thực tế, học online ở bậc này không hiệu quả, chưa kể những hệ lụy phát sinh từ việc sử dụng máy tính, điện thoại. Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em mắc COVID-19 không có biến chứng nặng và nhanh khỏi” – vị phụ huynh này nói thêm.
Dù trường ở địa bàn thuộc vùng xanh nhưng hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 10 vẫn cảm thấy lo nếu cho HS đi học lại.
Theo vị này, TP vẫn xuất hiện ca nhiễm mới mỗi ngày, các con còn nhỏ nên khả năng tự bảo vệ chưa cao. Vì thế cần tính toán kỹ các phương án. “Tiêm vaccine là giải pháp an toàn và tốt nhất cho HS. Vì thế, đối với những em đã được chích ngừa đủ thì nên tổ chức đi học, còn HS bậc tiểu học cần thêm thời gian. Hơn nữa, cần lấy ý kiến phụ huynh HS về vấn đề này” – vị này tâm tư.
Cùng quan điểm, ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè), cho rằng khi HS đã chích ngừa đủ hai mũi thì việc mở cửa trường là cần thiết. “Chúng ta phải chấp nhận sống chung với dịch, còn “zero COVID” là điều không thể. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, sở nên triển khai khảo sát phụ huynh về vấn đề này” – ông Bình nói thêm.
Gấp rút chuẩn bị đón học sinh
Hiện các quận, huyện thuộc cấp độ dịch 1, 2 đang triển khai các công việc để chuẩn bị đón HS trở lại khi tình hình cho phép.
Tại quận 7, ông Đặng Nguyễn Thịnh, Trưởng phòng GD&ĐT, cho hay quận đang tập trung vào hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất, sửa chữa cơ sở vật chất tại các trường học theo kế hoạch để có thể kịp thời đáp ứng khi HS đi học lại. Thứ hai, quận cũng đang thực hiện chiến dịch tiêm vaccine cho các em HS từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi mọi điều kiện phải chuẩn bị thật chu đáo mới đảm bảo được an toàn khi HS trở lại trường.
Tương tự, ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận 6, cho biết quận đang rà soát và thực hiện sửa chữa các cơ sở trường học đã được bàn giao sau một thời gian sử dụng cho công tác phòng chống dịch. Đến tháng 11, các trường học mới được trao trả toàn bộ. Song song đó, quận đang triển khai chích ngừa vaccine cho HS. Khi đã phủ được vaccine cho HS thì phụ huynh mới yên tâm về việc mở cửa trường học.
Chuẩn bị cho học sinh TP.HCM học trực tiếp, sở GD-ĐT kiến nghị gì?
Ngày 28.10, trong đề xuất phương án mở cửa trường học, đón học sinh đi học trực tiếp, Sở GD-ĐT TP.HCM đã chỉ ra những khó khăn và kiến nghị phương án giải quyết với UBND TP.HCM.
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM tiêm vắc xin chuẩn bị cho việc trở lại trường học - ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, để mở cửa trường học, tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh học trực tiếp, cần nhanh chóng hoàn thành sửa chữa cơ sở vật chất nhà trường sau khi trưng dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vì vậy, kiến nghị TP giao Ban quản lý xây dựng các công trình địa phương chủ trì thực hiện và có cơ chế phê duyệt, cấp kinh phí nhanh, tiết kiệm tối đa khoảng thời gian bị chậm trễ do các thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, sở GD-ĐT cũng chỉ ra những khó khăn về kinh phí hoạt động của các trường để triển khai các biện pháp phòng chống Covid-19, bổ sung giáo viên, mua sắm, sửa chữa. Giáo viên vừa phải tổ chức dạy trực tiếp, vừa dạy trên môi trường internet, vừa tham gia phòng chống dịch nên khối lượng công việc rất lớn. Vì vậy, Sở đề xuất có phương án cấp bổ sung kinh phí hoạt động cho các trường công lập.
Phụ huynh tạm gác chuyện làm ăn đưa con đi tiêm vắc xin Covid-19
Lãnh đạo sở GD-ĐT cho rằng cần có phương án từng bước, ưu tiên khối lớp nhỏ để người lớn đi làm, ưu tiên học chính khóa.
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng trình dự thảo chuẩn bị cho việc mở cửa trường học đón học sinh học trực tiếp trở lại, áp dụng đối với các địa bàn theo từng cấp độ dịch.
Địa bàn quận, huyện được xác định dịch ở cấp độ 1 và 2 (nguy cơ thấp và trung bình) thì tổ chức dạy học trực tiếp, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường. Đối với các quận, huyện được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao) thì tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài lớp học. Còn ở các địa bàn được xác định thuộc cấp độ 4 (nguy cơ rất cao), tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học. Với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ giúp đỡ các bé học tập, vui chơi tại nhà theo hình thức phù hợp.
Các phòng giáo dục làm thường trực triển khai kế hoạch mở cửa trường học, tổ chức học trực tiếp; Tổ chức đánh giá mức độ an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn trước khi học tập trực tiếp theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn Covid-19 trong ngành giáo dục, do UBND TP ban hành; Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh hình thức học tập theo cấp độ dịch tại địa phương.
Ngày mai, tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh toàn TP.HCM Bắt đầu từ ngày mai (28.10), TP.HCM sẽ tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh trên toàn thành phố. Học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) tiêm vắc xin trong ngày 27.10 - BÍCH THANH Tối 27.10, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin về việc tiêm vắc xin...