“Mổ” container ra tiền tỷ
Chiều 5-12, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP.HCM, đã sơ kết chuyên án mang bí số 112T khám phá 6 băng nhóm, bắt giữ 51 đối tượng chuyên thực hiện các vụ trộm cắp hàng hóa trong container quy mô lớn. Bước đầu ban chuyên án đã làm rõ 26 vụ trộm, xác định giá trị tài sản mà chúng chiếm đoạt là hơn 26 tỷ đồng. Hiện chuyên án đang được Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục mở rộng điều tra, truy bắt những đối tượng còn lại.
Những chiêu thức “ xẻ thịt” container khá tinh vi
Video đang HOT
Thủ đoạn tinh vi
Theo kết quả điều tra của ban chuyên án, mỗi băng nhóm có từ 4 – 18 đối tượng, thường xuyên tiếp cận, lôi kéo một số lái xe đang làm việc tại các công ty vận tải có trường hợp các đối tượng trộm cắp khai man hồ sơ, làm giả bằng lái để xin vào làm việc tại các công ty nhằm chờ thời cơ để ra tay. Theo đó khi được giao nhiệm vụ chuyên chở các chủng loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao như: cà phê, điều, tiêu, gỗ trắc, vải… thì cánh lái xe liên kết với số đối tượng bên ngoài để tiến hành “xẻ thịt” container.
Các băng nhóm này bố trí sẵn vị trí, chủ yếu là các bãi đất trống, kho chứa hàng, cây xăng có bãi đậu xe, nơi vắng vẻ xa khu dân cư… ở các địa bàn vùng ven như: quận 9, Thủ Đức, Tân Bình, huyện Bình Chánh… để lái xe dừng xe. Nếu có nhân viên của công ty (chủ hàng) đi theo áp tải hàng hóa thì chúng tiếp cận, dàn cảnh mời đi ăn chơi, nhậu nhẹt nhằm đánh lạc hướng. Sau đó các đối tượng khác sử dụng các loại đồ nghề như máy khoan điện, đục, búa, ốc tán… để phá niêm phong chì hoặc bản lề container, trộm cắp tài sản chuyển sang xe tải nhỏ chở đi tiêu thụ.
Các băng nhóm trên có những thủ đoạn tinh vi rất khó phát hiện như: dùng máy cắt nhằm cắt nóc thùng container để đột nhập vào bên trong trộm tài sản trong khi đó vẫn còn niêm phong chì, rồi dùng keo dán sắt dán lại vị trí vừa cắt, dùng sơn cùng màu sơn ngụy trang. Thậm chí có trường hợp chúng bán cả thùng container, rờ-moóc, đầu kéo rồi bỏ trốn…
Lần lượt sa lưới
Được biết từ khi xác lập chuyên án, trinh sát của Đội Phòng ngừa đấu tranh tội phạm trộm cắp, lừa đảo của Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP.HCM đã phải mất khá nhiều thời gian, công sức và nhiều biện pháp nghiệp vụ để theo dõi cùng lúc nhiều băng trộm khác nhau. Do các đối tượng gây án chuyên nghiệp nên liên tục thay đổi chỗ ở, thay đổi công ty làm việc, sử dụng giấy tờ giả… Chúng thường xuyên di chuyển bằng xe container, xe tải lúc nửa đêm về sáng, phạm vi hoạt động rộng, có tổ chức chặt chẽ từ việc phân công nhiệm vụ từng đối tượng tham gia trong các khâu trộm cắp. Mặc khác phía bị hại, tức các công ty xuất khẩu khai báo hàng hóa trên tờ khai không đúng với thực tế nhằm trốn thuế có khi xảy ra mất trộm nhưng không trình báo với cơ quan công an nên gây khó khăn cho công tác điều tra, phá án.
Qua hơn 1 năm xác lập chuyên án (từ cuối năm 2011 đến đầu tháng 12-2012) Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã bắt giữ 51 đối tượng thuộc 6 băng nhóm khác nhau. Các đối tượng bị bắt hầu hết là những tên giữ vai trò cầm đầu của các băng nhóm trên.
Điển hình là băng nhóm gồm 18 đối tượng do Trần Trí Trung (tức Hoàng, SN 1990, trú tỉnh An Giang) cầm đầu đã gây ra 13 vụ trộm hàng hóa của các công ty như: Hải Lượng Việt Nam, Tân Hòa – Tây Ninh, Thiên Trường Phát, Tâm Như… với giá trị tài sản chúng chiếm đoạt lên đến gần 8 tỷ đồng. Hay như băng trộm 5 đối tượng do tên Nguyễn Thái Quân (SN 1986, trú tỉnh Thanh Hòa) cầm đầu, đã gây ra 3 vụ trộm tài sản của Công ty Minh Quý và 1 vụ của Công ty Cường Sơn chiếm đoạt hàng hóa có giá trị hơn 4,5 tỷ đồng… Hiện Bộ Công an và công an các tỉnh, thành đang phối hợp để truy bắt số đối tượng có liên quan và giải quyết tận gốc các băng trộm cắp, chuyên nghề “xẻ thịt” container.
Theo ANTD
Bỗng dưng "vớ được" 7,3 triệu USD...
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đang thụ lý điều tra vụ một số đối tượng nước ngoài lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục ngàn USD của 1 phụ nữ thông qua trò "rửa" USD.
Valy chứa 7,3 triệu USD nhuộm đen mà công an xác định
chỉ là trò lừa đảo tinh vi, đánh vào sự cả tin của một số người
Khoảng cuối tháng 11-2012 bà N.T.C (SN 1979, trú quận 2, TP.HCM, là nhân viên 1 công ty tư nhân) đến công an TP.HCM để tố cáo việc bà bị 1 nhóm người gốc Phi lừa đảo. Cụ thể, khoảng giữa tháng 9-2012 có 1 người tự xưng tên là Brown, quốc tịch Nigeria, hiện đang làm ngân hàng ở Châu Phi gửi thư điện tử đến hộp thư cá nhân của bà C cho biết, ông này đang quản lý 1 tài khoản khổng lồ lên đến 7,3 triệu USD.
Brown còn tiết lộ, chủ tài khoản là 1 người Mỹ chẳng may qua đời vì tai nạn giao thông tại Châu Phi, hiện không có ai là người thừa kế số tiền "khủng" này nên nhờ bà C cùng phối hợp để rút số tiền trên ra. Khi đó Brown còn gửi cho bà C 1 biểu mẫu của ngân hàng yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân để được nhận khoản thừa kế... từ trên trời rơi xuống này. Brown đưa ra điều kiện với bà C, khoản thừa kế của triệu phú Mỹ xấu số sẽ được chia làm 3 phần gồm 2 phần chia cho ông Brown và bà C, phần còn lại sẽ quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Tất nhiên tự dưng được số tiền khổng lồ như thế mà lại chẳng tốn công sức nên bà C đồng ý. Khi bà C đáp ứng đầy đủ yêu cầu do Brown đưa ra thì người này thông báo, trong 1 thời gian ngắn sẽ có 1 người tên Bill tìm đến bà C trao va li tiền thừa kế và mật mã của va li.
Đúng như Brown thông báo, ngày 5-10 có 1 người tên Bill liên lạc hẹn gặp bà C tại khách sạn ở quận Tân Bình, TP.HCM. Tại đây Bill đưa cho bà C 1 va li và nói bên trong có chứa 7,3 triệu USD tuy nhiên Bill yêu cầu bà C phải đưa 2.500 USD, là chi phí vận chuyển va li qua đường hàng không. Bà C đồng ý đưa tiền. Từ mật mã do Bill cung cấp, bà C mở va li thì thấy bên trong toàn tiền USD bị nhuộm đen. Lúc này Bill giải thích là phải nhuộm đen tiền để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng khi đưa lượng lớn tiền mặt vào Việt Nam qua đường hàng không. Sau đó Bill lấy 1 chai hóa chất trong góc va li, rồi lấy 5 tờ trong các cọc tiền (mệnh giá 100 USD/tờ) và dùng hóa chất "rửa" thành 5 tờ USD thật, ngay trước mắt để bà C kiểm nghiệm lời nói của Bill. Bill dặn bà C mang va li chứa 7,3 triệu USD về nhà cất giữ cẩn thận.
Ngày hôm sau, Bill liên lạc thông báo bà C muốn rửa 7,3 triệu USD bị nhuộm đen thì phải chi 90.000 USD mua hóa chất trong đó phía ngân hàng sẽ chi hơn 46.000 USD, phần còn lại bà C phải lo. Do tin lời và đã được thấy tận mắt Bill "rửa" USD nên sau đó bà C đã vay mượn được 22.000 USD chuyển qua số tài khoản mà đối tượng có tên Brown cung cấp. Nhưng đến giữa tháng 10-2012 Bill gọi điện báo cho bà C biết Brown đã bị cảnh sát Liên bang Mỹ bắt giam khi mua bán hóa chất dạng cấm, rồi Bill yêu cầu bà C phải gửi 44.000 USD để bảo lãnh Brown ra ngoài, nếu không thì 7,3 triệu USD không có hóa chất "rửa" cũng chỉ là... giấy lộn. Bill hẹn bà C mang va li đến khách sạn ở quận Tân Bình. Tại đây Bill lại dùng chiêu "rửa" thêm 5 tờ (mệnh giá 100 USD/tờ) rồi giao lại bà C tổng cộng 500USD. Dù không có tiền nhưng lỡ... đâm lao phải theo lao nên bà C vay mượn gửi thêm cho Bill 15.000 USD.
Cũng trong tháng 10-2012 Bill lại hẹn gặp, "rửa" 2.500 USD giao cho bà C, đồng thời yêu cầu bà C phải chi gấp 70.000 USD để mua hóa chất "rửa" USD. Do nghi ngờ nên bà C đã đến cơ quan CSĐT để trình báo tuy nhiên các đối tượng gốc Phi đã cao chạy xa bay cùng với số tiền gần 40.000 USD đã chiếm đoạt của bà C.
Được biết từ trước đến nay tại TP.HCM đã có rất nhiều nạn nhân đã bị dính chiêu lừa "rửa" USD tuy nhiên nhiều người vẫn tiếp tục bị sập bẫy. Đây cũng là bài học đắt giá cho những người tham tiền "từ trên trời rơi xuống".
Theo ANTD
Trộm nhởn nhơ "móc ruột" container Đó là thống kê mới nhất được Cục CSHS - Bộ Công an công bố, qua quá trình điều tra, xử lý 151 vụ trộm cắp tài sản trong container trên đường vận chuyển xảy ra từ năm 2010 đến nay. Đáng chú ý theo đại diện Cục CSHS, thực tế thiệt hại lớn hơn nhiều bởi nhiều doanh nghiệp, bị hại không...