Mộ cổ Trung Quốc sau khi xây xong sẽ bịt kín, chôn sống luôn thợ xây: Mánh khóe nào giúp người này thoát khỏi ‘tử huyệt’?
Ý thức được điều sẽ xảy ra, người thợ cuối cùng đó đã có sự chuẩn bị để thoát thân…
Câu chuyện được muôn đời lưu truyền đó là sự “có đi mà không có về” của những người thợ phụ trách xây dựng lăng mộ. Nhưng không phải tất cả đều như vậy…
Nhiều người cho rằng những thợ thủ công này sẽ tìm cách tạo ra các mật đạo để chạy trốn khi cần. Nhưng thực tế là công việc xây dựng lăng mộ được canh gác và giám sát vô cùng cẩn thận, cửa ra và cửa vào chỉ có một, không dễ có chuyện tạo được một mật đạo mà không bị phát hiện. Dù có tạo được mật đạo, thì khi thoát ra cũng sẽ chết vì lớp cát dày phủ bên ngoài.
Vậy thì phải làm sao?
Thực ra, những thợ thủ công này sẽ tạo ra một thủ thuật nhỏ ngay tại cửa lớn của lăng mộ. Loại này vô cùng tinh vi, những người không có chuyên môn không thể nhìn ra được. Đó chính là “nút cài cửa” được lưu truyền trong dân gian Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ đã làm đi làm lại các thí nghiệm để hiểu được cách thức hoạt động của loại cơ quan này.
Video đang HOT
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nút cài cửa như sau:
Cánh cửa được tạo theo kiểu thông thường, ở trên mép sát cửa có một chỗ lồi lên, sau khi khóa sẽ có một thanh đá chèn lên để chặn từ bên ngoài, ngăn không cho người từ bên trong đẩy ra, cách cửa không xa tạo một cái hố vuông vừa với thanh đá.
Ở trong hầm mộ, người thợ sẽ dùng một thanh sắt xuyên qua khe giữa hai cánh cửa từ từ đẩy thanh đá bên ngoài chệch ra; sau khi thanh đá bị đẩy ra, cánh cửa sẽ được mở, người thợ từ từ ra ngoài, rồi lại đẩy thanh đá vào vị trí ban đầu, như vậy, cánh cửa sẽ được khóa như nguyên trạng.
(Bản vẽ minh họa thanh đá chèn ngoài cửa lăng mộ và cơ chế khớp nối giữa thanh đá và cánh cửa)
Với cách thức không quá phức tạp này, nhiều thợ thủ công đã được cứu sống, nhưng cũng nhờ đó mà nhiều tên trộm mộ có thể đi vào trong hầm mộ.
Khai quật mộ cổ, phát hiện thi thể nam giới chưa phân hủy: Kết quả giám định gây chấn động nhà khảo cổ Trung Quốc
Có gì bí mật bên trong thi thể đó?
Bên cạnh những phương pháp sát trùng tử thi chi tiết và phức tạp, còn có một phương pháp bảo vệ tử thi tương đối đơn giản và gọn gàng. Và phương pháp này chỉ được biết khi các nhà khảo cổ tìm ra bí mật bên trong quan tài ở Hồ Nam, Trung Quốc.
Đó là câu chuyện mà giới khảo cổ phát hiện sau khi tìm thấy một thi thể nam giới chưa phân hủy cách đây 40 năm.
Góc nghĩa trang trước khi khai quật.
Vào những năm 1980, khi dân làng ở Hồ Nam, Trung Quốc đang trồng rau ngoài đồng thì vô tình đào được một ngôi mộ cổ.
Sau khi tin tức đến được các ban ngành liên quan, một đội khảo cổ chuyên nghiệp đã nhanh chóng đến địa điểm để tiến hành thăm dò và vô cùng ngạc nhiên phát hiện hai thi thể, một thi thể vẫn đang phân hủy. Thi thể còn lại chưa bị phân hủy.
Đôi thi thể này đã "kích hoạt" hàng loạt những cuộc điều tra chuyên sâu trong giới khảo cổ học.
Kết quả điều tra công bố, đây chính là một ngôi của một cặp vợ chồng. Thi thể chưa được phân hủy chính là người chồng, một người đàn ông tên là Hoàng Trừng Tồn sống từ thời nhà Nguyên.
Sở dĩ qua 600 năm thi thể vẫn trong tình trạng chưa phân hủy vì một lượng lớn kim loại nặng đã được tiêm khắp cơ thể để ngăn chặn sự phân hủy của xác. Phát hiện này đã khiến các nhà khảo cổ Trung Quốc kinh ngạc về cách người xưa bảo quản thi hài người chết.
Những cách bảo quan thi thể cổ xưa
Theo quan niệm người xưa, chết không phải là hết, chết là điểm bắt đầu cho ta sống mộ t thế giới mới. Vì vậy, để đảm bảo sự toàn vẹn của linh hồn người quá cố trước khi đi, người xưa đã tiến hành nghiên cứu sâu về công nghệ ướp xác .
Chính nhờ điều này mà đến bây giờ, khi đã qua hàng nghìn năm, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy người xưa trông như thế nào.
Để đảm bảo sự nguyên vẹn của thi hài, nhiều phương pháp ướp xác khác nhau đã được người xưa nghiên cứu và áp dụng. Họ đã sử dụng các chất lỏng khử trùng như canh thơm, rượu kê để tắm cho tử thi hay làm lạnh bằng băng với mục đích ức chế hoạt động của vi khuẩn một cách hiệu quả.
Tuy nhiên thực tế, những phương pháp này chỉ thích hợp để bảo quản xác chết trong thời gian ngắn, vì một khi nhiệt độ tăng lên, băng tan, vi khuẩn sẽ hoạt động trở lại.
Giải quyết khó khăn trong công nghệ ướp xác, người xưa đã phát hiện cần sử dụng thêm dầu cọ tẩm vào xác rồi để treo cho khô tự nhiên. Nếu áp dụng phương pháp này, xác ướp sẽ tồn tại được 1000 năm và đây cũng chính là phương pháp xử lý tử thi được các pharaon Ai Cập sử dụng.
Phá dỡ biệt thự bỏ hoang để xây dựng khu dân cư mới, công nhân tình cờ phát hiện chiếc hộp chứa hài cốt của 'cô tiên', 'người sói'? Những bộ hài cốt đó trông giống như hài cốt của những "nàng tiên", "người sói", "người ngoài hành tinh" cùng nhiều sinh vật huyền thoại khác. Vào năm 1960, một chuyện kỳ lạ đã xảy ra tại một ngôi biệt thự cũ kỹ ở thành phố London (Anh) khiến nhiều người từ hoảng sợ đến ngỡ ngàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn...