Mộ chum Sa Huỳnh nghìn năm
Các nhà khảo cổ khám phá được đời sống, nền văn hóa Sa Huỳnh hơn 2.000 năm trước thông qua những ngôi mộ chum lồng nhau, hình trụ, hình trứng…
Năm 1909, nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet lần đầu phát hiện ở Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) có khoảng 200 mộ chum. Di tích khảo cổ đó được gọi là Dépot à Jarres Sa Huỳnh (nghĩa là kho chum Sa Huỳnh).
Được nghiên cứu khoảng 100 năm nay, mộ chum – điểm nhấn của nền văn hóa Sa Huỳnh – được các nhà khảo cổ xác định niên đại từ 2.000 đến 3.000 năm được phân bố rộng, tập trung chủ yếu ở miền Trung Việt Nam.
Khu mộ chum Sa Huỳnh thuộc giai đoạn sơ kỳ sắt được phát hiện, khai quật ở thung lũng sông Tang (huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi), niên đại khoảng 3.000 năm.
Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi – Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi – nhận định, cùng với văn hóa Đông Sơn (miền Bắc), văn hóa Óc Eo (miền Nam), văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) là “ba cái nôi văn minh” xưa tạo thành tam giác văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
Video đang HOT
Theo các nhà khảo cổ, mộ chum được chôn thành cụm, thường ở cồn cao ven biển, ven sông với nhiều hình thức mai táng: cải táng, hoả táng, hung táng trẻ em và mộ tượng trưng. Ngoài ra, những ngôi mộ này còn hiện diện ở thung lũng Trường Sơn, các tỉnh Tây Nguyên.
“Địa bàn cư trú của cư dân Sa Huỳnh cổ xưa đa dạng chứng tỏ họ có khả năng chiếm lĩnh, thích nghi tốt môi trường sống từng khu vực. Sự giao thoa các yếu tố văn hoá vừa đa dạng vừa thống nhất đã tạo nên nét đặc trưng độc đáo của văn hoá Sa Huỳnh”, ông Khôi nói.
Còn đây là mộ chum khai quật tại di tích thôn Dương Quang, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) năm 2009, niên đại khoảng 2.000 năm.Mộ này đa dạng về kích thước và kiểu dáng như chum hình trụ, hình trứng, hình cầu, chum lồng nhau… Cái lớn nhất từng được phát hiện, khai quật cao đến 1,8 m, đường kính một m.
Mộ chum hình quả trứng phát hiện vùng ven biển Gò Quê (xã Bình Đông, huyện Bình Sơn). Đặc trưng là hoa văn đơn sơ, chủ yếu thủ công, chất liệu đất sét có pha cát xốp, không tráng men, sản phẩm nung nhẹ lửa, đều. Trong khi đó các sản phẩm thuộc nền văn hóa khác chủ yếu dùng đất cao lanh, có sử dụng men, nung ở nhiệt độ cao, hoa văn đa dạng.
Mộ chum được phát hiện, khai quật ở thung lũng sông Tang (huyện vùng cao Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi). Trong mộ này có đồ tuỳ táng gồm đồ gốm, rìu, cuốc bằng đồng và trang sức… Đồ tuỳ táng được tìm thấy nhiều hay ít phản ánh thân phận giàu hay nghèo, địa vị xã hội của chủ nhân đã khuất.
Du khách Nhật Bản tỏ ra ngạc nhiên trước mộ chum dạng hình trụ, đáy tròn được trưng bày ở Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi.
Hạt chuỗi bằng đá quý, khuyên tai hình vòng khăn bằng thủy tinh của cư dân Sa Huỳnh xưa. Các chuyên gia khảo cổ cho rằng, với những gì đã khai quật được có thể nói đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Sa Huỳnh đã phát triển đạt trình độ cao. Cùng với văn hóa Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh là một trung tâm văn minh rực rỡ thời kỳ đầu dựng nước.
Hiện, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đã đầu tư xây Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh tại xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ). Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch – cho hay, Bảo tàng này là điểm nhấn kết nối với “Con đường di sản miền Trung” tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Trí Tín
Theo VNE
Liên tiếp phát hiện hai thi thể đang phân hủy
Sáng 4.8, ông Nguyễn Ngọc Anh (50 tuổi) từ TP.HCM về thăm nhà ở thôn An Thổ, xã Phổ An, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) thì hoảng hốt phát hiện con gái của ông là Nguyễn Thái Thanh Dương (23 tuổi) chết trong thùng gỗ đựng lúa tại nhà, thi thể đang trong giai đoạn phân hủy.
Cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân ông Hiếu tử vong
Ông Anh cho hay, lâu nay Dương sống với gia đình tại TP.HCM, vừa trở về quê ở một mình hơn 2 tuần qua.
Sáng cùng ngày (4.8), ngay sau khi nhận tin báo, Công an tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Công an huyện Đức Phổ tiến hành khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân khiến Dương bị tử vong.
Chiều 4.8, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục phối hợp với Công an huyện Đức Phổ tiến hành khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bí ẩn của ông Huỳnh Đạt Hiếu (53 tuổi, ở thôn Lâm Bình, xã Phổ Cường).
Thi thể ông Hiếu đang trong giai đoạn phân hủy được người dân phát hiện tại khu vực núi Làng (nằm sát với thôn Lâm Bình) vào chiều cùng ngày.
Tin, ảnh: Hiển Cừ
Theo Thanhnien
Cận cảnh sự xuống cấp của trụ sở tòa án 'độc nhất vô nhị' 130 tuổi ở Sài Gòn Trong các di tích cấp quốc gia được xếp hạng tính đến thời điểm hiện nay, trụ sở tòa án TP.HCM là một công trình xây dựng không thay đổi tính công năng và có lối kiến trúc hết sức độc đáo của Sài Gòn xưa, theo hình mẫu gần giống tòa án Paris do người Pháp để lại. Cổng vào có nhiều...