Mồ chôn của sói Bắc Cực: Lụi tàn không phải vì thử thách khắc nghiệt của tự nhiên, thứ gì đang “chôn” chúng?
Điều gì khiến sói Bắc Cực có thể sinh tồn đến mức không thể tin nổi tại Bắc Cực lạnh giá? Và thứ gì đang khiến chúng dần lụi tàn?
Ở Vòng Bắc Cực (Arctic Circle) xa xôi – Thế giới lạnh giá cùng cực của băng vĩnh cửu, nơi cách xa dấu chân của con người, nơi những loài cây có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt tốt nhất cũng không thể trụ vững – xuất hiện quần thể giàu có của hai loài động vật ăn thịt hoang dã: Chúng là Gấu Bắc Cực và Sói Bắc Cực – cả hai cùng thống trị chuỗi thức ăn của những vùng lãnh nguyên Bắc Cực lạnh giá.
Kỳ lạ thay, chúng không phải là kẻ thù của nhau bởi bấy lâu “nước sông không phạm nước giếng”: Một loài là bá chủ của biển lạnh – Một loài là nỗi khiếp sợ của những động vật sống trên cạn.
Tự nhiên không phương hại đến chúng; Hai bá chủ này cũng không phương hại lẫn nhau NHƯNG có một thực tế là chúng đang bị đe dọa về số lượng loài. Thứ gì đang khiến Sói Bắc Cực đối mặt nguy cơ tuyệt chủng?
Sói Bắc Cực sinh sống, săn mồi và sinh sản trong một thế giới vô cùng khắc nghiệt. Chọn lọc tự nhiên đã tôi luyện nên một sinh vật thích ứng hoàn hảo với những mức nhiệt âm độ và sự khan hiếm thức ăn đến cùng cực. Vậy mà chúng vẫn sống sót và sinh sôi nảy nở.
Điều gì khiến cho sói Bắc Cực có thể sinh tồn đến mức không thể tin nổi tại Bắc Cực lạnh giá?
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, sự thích nghi với môi trường sống của chúng đến từ cơ chế hạn chế mất nhiệt để giữ đủ lượng nhiệt sưởi ấm cho cơ thể trong môi trường lạnh giá:
(1) So với họ hàng gần nhất của sói Bắc Cực (là sói xám) thì cơ thể của chúng thấp hơn, các chân chúng ngắn hơn và dày hơn sói xám. Những đặc điểm này mang lại lợi thế riêng biệt cho sói Bắc Cực không bị mất nhiệt trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt,
Ngoài ra, chúng có 2 lớp lông riêng biệt: Lớp lông dày, ngắn, có khả năng chống nước – và lớp lông dài hơn, mịn hơn, bảo vệ lớp bên trong khỏi hơi lạnh và có khả năng dày lên vào mùa đông.
Lông của sói Bắc Cực mọc kéo dài đến móng vuốt, tạo thành lớp cách nhiệt giữa bàn chân với lớp băng tuyết mỗi khi di chuyển. Tai của loài sói này cũng có một lớp lông mỏng giúp chúng không bị cái lạnh cắt da cắt thịt của những cơn “gió sát thủ” len lỏi vào bên trong, đồng thời không làm giảm đi khả năng thính giác cực nhạy của chúng.
Hơn nữa, để thích nghi với môi trường sống, tai và mõm của sói Bắc Cực cũng nhỏ và ngắn hơn tất cả các giống sói khác. Những điều chỉnh về cơ thể này đã tối ưu hóa khả năng hạn chế mất nhiệt khi ra ngoài kiếm ăn.
(2) Một yếu tố khác bổ sung cho sự thích nghi của chó sói Bắc Cực là phạm vi đi săn của chúng rất lớn, lên tới 1.600 km vuông, cho phép chúng có nhiều cơ hội săn được những nguồn thức ăn phong phú hơn hơn so với vùng sinh sống xung quanh, và không xung đột lãnh thổ với các con sói khác.
Đặc điểm cơ thể và phạm vi đi săn rộng lớn dường như là thứ người ta dễ dàng thấy được trong khả năng sinh tồn và thích nghi đến độ hoàn hảo với tự nhiên của sói Bắc Cực.
NHƯNG
Video đang HOT
Ít người biết, trong bản thân mỗi con sói có mặt trên đời, bản thân chúng đã phải đấu tranh không ngừng trong những tháng năm đầu đời.
So với loài sói xám sống ở vùng khí hậu tương đối ôn hòa, số lượng những con sói Bắc Cực con sinh ra ít hơn so với những con sói khác trong những mùa sinh sản – hai hoặc ba là số lượng sói Bắc Cực con chào đời, so với năm hoặc sáu đối với các giống chó sói khác.
Và sói Bắc Cực sống đến khi trưởng thành là một cuộc đấu tranh sinh tồn chưa bao giờ ngừng nghỉ. Hơn một nửa số sói Bắc Cực non chết trong năm đầu tiên của cuộc đời, chủ yếu vì quá ít thức ăn do thiếu con mồi thích hợp.
Chó sói Bắc Cực thường di chuyển và sinh sống theo từng bầy từ 2-20 cá thể. Đây là một đặc điểm nổi bật của loài động vật mạnh mẽ này. Mỗi một bầy sói sẽ được thống trị bởi một con sói đực đầu đàn gọi là Alpha, cùng với bạn đời của nó – con sói cái Beta.
Tư cách thành viên trong một bầy sói không phải là một sự sắp xếp trọn đời. Những chú chó sói con được mẹ chăm sóc và tham gia vào các cuộc thám hiểm săn bắt sớm nhất là hai tháng tuổi. Tuy nhiên, khi con cái đến độ tuổi khoảng 2 năm, chúng thường tách ra khỏi đàn để tìm bạn tình và vùng đất săn mồi mới để tìm bầy đàn riêng của chúng.
Sói Bắc Cực hiếm khi đi lạc quá xa các thành viên của bầy, bởi bầy đàn là sức mạnh để chúng săn mồi và sinh tồn.
Khi săn mồi, chó sói Bắc Cực phô diễn khả năng chiến lược bậc thầy: Phát động tấn công – Đuổi chạy khiến con mồi kiệt sức – Kết thúc bằng tuyệt kỹ bao vây và bắt gọn con mồi.
Thông thường, một đội quân sói Bắc Cực đi săn dao động từ 5 đến 10 con. Với tốc độ bứt phá cùng khả năng cơ động rất cao trong nền băng tuyết, chúng có thể cô lập một con bò đang di chuyển cùng bầy đàn rồi biến nó thành bữa ăn có thể cung cấp đủ năng lượng cho đàn sói trong tối đa một tuần.
Mặc dù vậy, khi nhu cầu ăn mồi tăng cao, chó sói Bắc Cực đôi khi đi săn một mình. Tuy nhiên, một con sói đơn độc chỉ săn được mồi bé vì chúng có rất ít lợi thế trong việc mang theo con bò xạ hương Bắc Cực to lớn.
Ngoài bò xạ hương, có thể cao tới 2,4 mét, con mồi ưa thích của sói Bắc Cực chính là thỏ Bắc Cực (thỏ tuyết). Ngoài ra, nguồn thịt giàu protein cho loài sói này bao gồm nai sừng, tuần lộc, vượn cáo, chim làm tổ, nhiều loài động vật nhỏ hơn và thậm chí cả hải cẩu.
Sói Bắc Cực được coi là kẻ săn mồi đỉnh cao tại khu vực chúng sinh sống. Điều này có nghĩa chúng là bá chủ của vùng đất băng giá trên cạn. Không một loài động vật nào có khả năng nhắm đến sói Bắc Cực là con mồi. Thậm chí, vì sống ở môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, vô hình chung chúng được tự nhiên bảo vệ trước hành động săn bắn của con người.
Tuy nhiên…
Điều này không có nghĩa là chúng không có nguy hiểm. Con người có thể không có các khu định cư vĩnh viễn xâm lấn lãnh thổ sói Bắc Cực, hay không săn bắn chúng nhiều như các loài sói khác sinh sống ở khu vực ôn hòa hơn nhưng dù sao hoạt động của con người cũng ảnh hưởng đến chúng.
Những con sói Bắc Cực non, sau khi vượt qua năm đầu tiên của cuộc đời thường có thể sống từ 7 đến 10 năm trong tự nhiên. Và trong tất cả các giống chó sói trên Trái Đất, chúng là loài ít bị đe dọa nhất. Nhưng có một mối đe dọa thực sự đối với sức mạnh và sự sống còn của chúng và nó đến từ sự thay đổi khí hậu ở Bắc Cực.
Đây là một quá trình phức tạp và nó làm nổi bật sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các sinh vật sống vào môi trường tự nhiên.
Sự hủy hoại môi trường sống chủ yếu là do biến đổi khí hậu và sự chia cắt các hòn đảo ở phía bắc xa do băng tan, khi hơn 2 triệu km vuông băng biển giữa mùa đông đã biến mất khỏi Bắc Cực trong 40 năm qua.
Biến đổi thời tiết cực đoan cũng gây ra sự gián đoạn trong chuỗi thức ăn của kẻ thống lĩnh chuỗi thức ăn trên cạn ở Bắc Cực. Con mồi chính/truyền thống của sói Bắc Cực là bò xạ hương và thỏ Bắc Cực đang đối mặt với những thách thức khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn, vì vậy số lượng của chúng đã giảm.
Ngoài ra còn có một số tác động từ môi trường sống nhân tạo do phát triển công nghiệp: mỏ, đường và đường ống… đã làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm và phạm vi săn bắt của sói Bắc Cực.
Tất cả điều này đang gây tổn hại cho sức khỏe lâu dài và tuổi thọ của loài sói Bắc Cực. Trong khi những con sói trong tự nhiên thường chết vì tuổi già hoặc do bị thương khi đi săn hoặc chiến đấu với những con sói khác, thì những con sói ở Bắc Cực phải đối mặt với mối đe dọa khan hiếm thực phẩm.
Chuỗi thức ăn ở Bắc Cực dựa vào một nền tảng băng biển ổn định – băng biển liên kết môi trường sống của những con sói từ đảo này sang đảo khác để đảm bảo phạm vi tiếp cận đầy đủ con mồi. Việc mất các liên kết giữa các khối băng đã cô lập các bầy sói, hạn chế chúng khỏi con mồi, cũng như hạn chế các cuộc chạm trán của chúng với sói từ các bầy sói khác. Điều này làm giảm khả năng giao phối của chúng, đe dọa sự đa dạng di truyền của loài động vật hiếm có này.
Con mồi cơ bản của sói Bắc Cực đang dần mất chỗ đứng trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Lấy tuần lộc làm ví dụ. Loài động vật này đang mất dần cơ hội tiếp cận nguồn thức ăn tự nhiên của chúng là địa y, khi nguồn thực phẩm này bị bao phủ bởi băng cứng nhiều hơn tuyết.
Chưa dừng lại ở đó, ngày nở hoa của các loài thực vật ở Bắc Cực hiện đang diễn ra sớm hơn vào mùa Xuân so với trước đây và tuần lộc vẫn chưa thích nghi được với sự thay đổi theo mùa này. Kết quả là, ít con tuần lộc con được sinh ra, và do đó có khiến cho nguồn thức ăn của loài sói cũng giảm dần.
Hải cẩu cũng đang chịu một số phận tương tự. Một bài báo gần đây trên tờ The Guardian (Anh)nhấn mạnh mối liên kết mong manh, bị đe dọa từ những sinh vật nhỏ nhất ở Bắc Cực đến những sinh vật lớn nhất.
Sự mất mát của băng biển do biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu đang làm suy yếu các loài tảo dưới đáy các khối băng trôi nổi trong đại dương Bắc Cực -> Các loài tảo dần biến mất khiến các loài động vật phù du lớn hơn cũng dần kham hiếm thức ăn, vì vậy số lượng của phù du cũng đang bị thu hẹp -> Việc thiếu động vật phù du làm cho cá biến mất, vì cá cần những sinh vật phù du này để sinh tồn -> và do đó, loài hải cẩu không có cá để ăn. Hải cẩu, là con mồi của cả gấu Bắc cực và sói Bắc Cực, cũng đang phải chịu số lượng giảm dần.
Mặc dù đã thích nghi tốt với môi trường sống truyền thống của nó, sói Bắc Cực phải đối mặt với một mối đe dọa mới, gây ảnh hưởng đến khả năng sống sót lâu dài của nó từ hàng loạt hậu quả gián tiếp của hành vi con người (gây nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu).
Dù không trực tiếp tương tác với sinh vật đẹp đẽ của lãnh nguyên Bắc Cực, con người vẫn ngày một khiến Trái Đất và những sinh vật xinh đẹp của nó lâm vào những con đường diệt vong đáng sợ.
Mặt trái của sự phát triển, giàu có, thịnh vượng mà con người không ngừng tạo dựng chính là những tấn khí thải gây nóng lên toàn cầu (khiến băng tan, mực nước biển dâng…) phát thải ồ ạt ra bầu khí quyển vốn trong lành tự thủa xưa.
Việc hăng say đốt than đá làm nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người đang đẩy không riêng gì loài sói Bắc Cực mà còn rất nhiều động-thực vật khác vào hố sâu tuyệt chủng.
Chúng đến Trái Đất sớm hơn loài người chúng ta nhưng lại bị chính chúng ta đang đào hố chôn chúng nhanh hơn bất cứ thử thách khắc nghiệt nào của tự nhiên. Để rồi… một ngày nào đó, trên những thước phim khô cạn, loài sói Bắc Cực vĩ đại chỉ còn là ký ức, là những hình ảnh chuyển động thiếu sức sống trên màn hình lòe loẹt màu sắc!
Bài viết sử dụng nguồn: Megallan TV – Ảnh: Internet
Theo Trí Thức Trẻ
Cá 'Ông Chuông' hơn 500 kg mắc cạn trên bờ biển Quảng Ngãi
Ngư dân Quảng Ngãi phát hiện cá "Ông Chuông" kiệt sức, bơi vào bờ mắc cạn. Dù nhiều người nỗ lực đưa cá trở lại biển nhưng cuộc giải cứu bất thành.
Rạng sáng 17/2, nhiều ngư dân phát hiện con cá lớn đuối sức mắc cạn ở bờ biển thôn Minh Tân Bắc, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi).
Ông Võ Minh Quang, Chủ tịch UBND xã Đức Minh, xác nhận con cá "Ông Chuông" gặp nạn dài khoảng 4 m, nặng hơn 500 kg, phần đuôi bị thương chảy máu.
Cá "Ông Chuông" hơn 500 kg dạt vào bờ xã Đức Minh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi). Ảnh: Facebook Người Mộ Đức.
Nhận thông tin, địa phương huy động lực lượng cùng người dân nỗ lực đưa cá trở lại biển nhưng do phần đuôi bị thương nên cuộc giải cứu bất thành.
Ngư dân Quảng Ngãi xem loài cá có trọng lượng lớn này như vị thần biển cả. Do cá toàn thân đen bóng, đầu tròn (giống quả chuông) nên thường được gọi là "Ông Chuông".
Nhiều người dân nỗ lực đưa cá "Ông Chuông" trở lại biển nhưng bất thành. Ảnh: Facebook Người Mộ Đức.
Trong hai năm qua, ít nhất có bốn lần cá "Ông Chuông" trôi dạt vào bờ biển huyện Bình Sơn và Mộ Đức (Quảng Ngãi).
Trước hiện tượng cá "Ông" liên tục dạt vào bờ biển Quảng Ngãi, tiến sĩ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang, lý giải loài cá lớn này sống ở vùng biển xứ lạnh. Khi bị tác động biến đổi khí hậu, nhiệt độ nước biển tăng lên nên cá phải bơi đi tránh nóng. Trong quá trình di cư, loài cá này lạc vùng biển nhiệt đới ở miền Trung Việt Nam. Do thiếu nguồn thức ăn nên cá kiệt sức dạt vào bờ chết.
Vùng biển Minh Tân, huyện Mộ Đức(Quảng Ngãi), nơi cá "Ông Chuông" đuối sức mắc cạn. Ảnh: Google Maps.
Theo news.zing.vn
Ảnh động vật: Tư thế 'khó đỡ' của cáo đỏ Cáo cắm đầu xuống tuyết, gấu nâu vụng về bắt trượt cá hồi, giống màu kép chạy như bay trên mặt nước,...là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần qua. Khoảnh khắc gấu nâu vụng về bắt trượt cá hồi trên thác Brooks trong vườn quốc gia Katmai ở Alaska, Mỹ. Cáo lao thẳng đầu xuống lớp tuyết dày để săn mồi...