Mổ cấp cứu thai nhi có dây rốn thắt nút 2 vòng
BS Khoa Phụ Sản – BVĐK tỉnh Tuyên Quang cho biết, mới đây, Khoa Phụ sản của bệnh viện đã phẫu thuật cấp cứu lấy thai thành công cho sản phụ Nguyễn Ngọc H. (21 tuổi) trú tại Thắng Quân, Yên Sơn, Tuyên Quang khi thai nhi có dây rốn thắt nút và cuốn 2 vòng quanh cổ.
Chị H. mang thai ở tuần 39, bị vỡ ối, có dấu hiệu chuyển dạ đẻ, nên đã được gia đình đưa đến BVĐK tỉnh Tuyên Quang để cấp cứu. Ngay khi nhập viện, thai phụ đã được thăm khám và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu ngay.
Th.S. BS. Trương Thị thu Hương – Khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh (trưởng kíp mổ) cho biết: Trường hợp của sản phụ H có dây rốn thắt nút rất hy hữu, rất may mắn là gia đình sản Phụ đã đến Bệnh viện để được phẫu thuật lấy thai kịp thời, hiện tại cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, sẽ được xuất viện ngày mai (24/4/2021).
BS cho biết thêm: Về mặt lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây rốn dài có thể vướng vào tay chân hay quấn cổ thai nhi gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần. Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24 – 26 tuần, 37% ở thai đủ tháng.
Video đang HOT
Em bé khoẻ mạnh sau khi chào đời (ảnh BVCC)
BS.Hương cũng cho biết thêm, các thai phụ cần chủ động khám thai định kỳ và quản lý thai nghén chặt chẽ để có thể phát hiện sớm tình trạng sức khỏe và tầm soát các dị tật của thai nhi.
Nếu được bác sĩ thông báo thai nhi bị dây rốn quấn cổ từ sớm trong thai kỳ, thai phụ không nên quá lo lắng hay hoảng sợ. Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi có thể biến mất ngay sau đó hoặc trước khi em bé được sinh ra đời.
Nếu các bác sĩ nhận thấy rằng tình trạng dây rốn quấn cổ có thể gây nguy cơ cho thai nhi hay quá trình sinh nở, thai phụ sẽ theo dõi chặt chẽ để đề phòng biến chứng.
Nếu thai nhi có các dấu hiệu bất thường như quẫy đạp mạnh hoặc không thấy thai đạp ở những tuần cuối, thai phụ cần phải đến cơ sở y tế gần nhất hoặc có chuyên khoa Sản để được thăm khám và tư vấn sớm.
Mổ lấy thai thành công cho sản phụ bị thông liên nhĩ, suy tim nặng
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương vừa phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội phẫu thuật lấy thai cho sản phụ bị thông liên nhĩ, tăng áp phổi, suy tim.
Mang trong mình căn bệnh thông liên nhĩ, tăng áp phổi và suy tim, chị N.T.V. 23 tuổi, trú tại Mỹ Thượng, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội không tin mình lại có thai lần 2.
Lần 1 là vào năm 2019, chị đẻ thường tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ. Sau đẻ thường 7 tháng, chị thường xuyên cảm thấy khó thở, nhất là khi phải leo cầu thang. Hai vợ chồng chị đã đi khám và bác sĩ thông báo chị bị thông liên nhĩ, tăng áp phổi, suy tim. Sau đó, chị đã có 1 đợt điều trị tại Bệnh viện tim Hà Nội, đã bít 1 lần nhưng không thành công.
Đến một ngày chị phát hiện ra mình mang thai và từ đó đến nay, chị không điều trị gì về tim mạch, cũng không đi khám thai định kỳ mà chỉ siêu âm tại bệnh viện huyện.
Ngày 6/1, chị được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Thu Cúc sang Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu khi thai được 38 tuần tuổi.
Hệ thống hội chẩn liên viện giữa Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Tim Hà Nội được kích hoạt và các thầy thuốc đã quyết định chuyển chị sang Bệnh viện Tim Hà Nội, chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ lấy thai đồng thời hồi sức tim mạch.
Sáng ngày 8/1, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cùng một kíp các bác sĩ sản khoa, gây mê, sơ sinh đã trực tiếp sang Bệnh viện Tim Hà Nội để phẫu thuật lấy thai cho sản phụ.
Hai bên bệnh viện đã hội chẩn kỹ càng lần cuối, đánh giá các chỉ số lâm sàng diễn biến trong 2 ngày cấp cứu hồi sức để sẵn sàng xử lý các tình huống diễn ra trong ca mổ. Điều mong mỏi cũng là ưu tiên số 1 của các bác sĩ là sự bình an của người mẹ và em bé chào đời mạnh khỏe.
Với nỗ lực của tập thể chuyên gia, y bác sĩ, một bé gái nặng 2.800 gram đã cất tiếng khóc chào đời sau đó và được đưa về Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh - Bệnh viện Phụ Sản Trung ương chăm sóc, theo dõi.
Hiện, sức khỏe của bé hoàn toàn bình thường. Còn sản phụ đang điều trị sau phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội sức khỏe cũng tiến triển tốt.
Tiêm vắc-xin trước khi mang thai vào thời điểm nào? Việc tiêm ngừa các bệnh như sởi, cúm, quai bị, Rubella, thủy đậu trước khi mang thai thực sự cần thiết để tránh cho người mẹ bị nhiễm bệnh này trong thai kỳ, có thể gây ra những biến chứng, dị tật cho em bé. Tôi 30 tuổi và mong muốn sinh con thứ 2, vì thế mấy tháng nay tôi không dùng...