Mở cánh cửa bí mật dưới đáy giếng, bất ngờ phát hiện những thứ bên trong
Theo Daily Star, Christophe Lefebvre, một nhà báo người Bỉ, nổi tiếng vì chuyên thám hiểm những nơi bí ẩn, được cư dân ở Wevelgem mời đến tìm hiểu về cánh cửa bí mật.
Một người thám hiểm mới đây đã phát hiện bí mật đằng sau cánh cửa ở dưới đáy giếng.
Cánh cửa này nằm bên dưới một cái giếng, được dùng để lấy nước phục vụ cho tưới cây và rửa xe tải. Tò mò về những gì ẩn chứa bên dưới, Christophe quyết định xuống xem.
“Tôi xuống dưới đáy giếng chỉ với một đôi ủng, đèn và xẻng”, Christophe nói. Bên dưới là một căn phòng rộng với cánh cửa, mở cánh cửa này, Christophe phát hiện ra nhiều căn phòng khác và có thêm những cánh cửa.
“Cả một thế giới ngầm như được mở ra, khu vực dưới này rất rộng. Có những cánh cửa bị khóa, không thể bước tiếp”, Christophe nói: “Tôi thực sự bị bất ngờ”.
Christophe quay trở lại thư viện thị trấn, tìm hiểu thêm thông tin nhưng không thấy gì. Người đàn ông này tìm đến một nhà sử học và người này kể câu chuyện về mạng lưới những hầm ngầm ở bên dưới.
“Đó từng là bệnh viện dưới lòng đất của phát xít Đức”, Christophe. “Một số người nói đó còn là trung tâm chỉ huy cho lực lượng không quân Đức. Bệnh viện hay trung tâm chỉ huy, đến nay có lẽ không ai rõ”.
Lối xuống bên dưới giếng sâu.
“Nhưng thực tế Wevelgem từng là nơi có sân bay quan trọng, trong chiến dịch xâm chiếm cả châu Âu của phát xít Đức”, Christophe giải thích.
Wevelgem nằm sát biên giới Pháp, có đường băng dài, rất phù hợp cho các máy bay ném bom cất cánh.
“ Tòa thị chính của Wevelgem là một lâu đài, từng bị phát xít Đức chiếm đóng”, Christophe giải thích thêm. “Cánh cửa bên dưới tòa lâu đài giống hệt những cánh cửa mà tôi nhìn thấy trong hầm ngầm”.
“Mở la bàn, tôi thấy những cánh cửa dẫn đến tòa thị chính và nhiều nơi khác. Các căn hầm này có thể kết nối với nhau”.
Phát xít Đức rút khỏi Wevelgem khi bắt đầu thua cuộc. Những căn hầm năm xưa hầu như đều bị ngập nước và chìm trong quên lãng.
Theo Dân Việt
Người biểu tình Pháp gỡ ảnh Tổng thống Macron khỏi 100 tòa thị chính
Hơn 100 bức ảnh chân dung Tổng thống Emmanuel Macron đã bị người biểu tình gỡ bỏ khỏi các tòa nhà hành chính trong một phong trào bất tuân dân sự mới đây.
Đó là một buổi chiều thứ hai (29/7) yên bình trong tòa thị chính đẹp như tranh vẽ ở Lingolsheim, ngoại ô Strasbourg nước Pháp. Kỳ nghỉ hè của các em học sinh bắt đầu và trời rất nóng. 4h chiều cùng ngày, một điều bất thường đã xảy ra.
11 người bình tĩnh bước vào bên trong tòa thị chính, lịch sự chào hỏi tiếp tân, sau đó bước vào phòng dành cho các cuộc họp hội đồng. Tại đây, họ cẩn thận tháo bức ảnh chân dung của Tổng thống Emmanuel Macron xuống, sau đó, nhẹ nhàng đặt vào một chiếc túi bảo vệ đặc biệt, rồi bước ra ngoài.
Những người biểu tình chống biến đổi khí hậu mang bức ảnh chân dung về nhà và tự hỏi khi nào các cảnh sát địa phương sẽ gõ cửa nhà họ.
Đó là hành động mới nhất trong một phong trào bất tuân dân sự đang phát triển nhanh chóng và bất thường ở Pháp.
Những người biểu tình chống biến đổi khí hậu tháo bức tranh chân dung của Tổng thống Emmanuel Macron ở Paris. Ảnh: Guardian.
Lần này, mục tiêu của người phản đối là các bức chân dung của Tổng thống Macron.
Theo Guardian, người biểu tình đã tháo bỏ ảnh chân dung ông Macron khỏi hơn 100 tòa thị chính, trải dài từ các làng nhỏ vùng Beaujolais đến thị trấn Normand, từ Biarritz đến Paris.
"Chỗ trống còn lại trên tường tượng trưng cho khoảng trống trong chính sách của chính phủ (Pháp) về tình trạng khí hậu khẩn cấp", những người biểu tình nói sau khi tháo bỏ bức chân dung cuối cùng của ông Macron ở Lingolsheim.
Các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu từ hiệp hội Action non-violente COP21 nói rằng chiến dịch "Take Down Macron" (tạm dịch: Hạ Macron Xuống) là một động thái "quyết liệt và khẩn cấp" nhằm buộc chính phủ phải làm nhiều hơn cho tình trạng khẩn cấp khí hậu.
Hơn 100 bức tranh chân dung Macron bị tháo khỏi các tòa thị chính. Ảnh: Guardian.
Tuy nhiên, hội đồng tư vấn độc lập về khí hậu của Pháp gần đây đã cảnh báo về sự khác biệt giữa tham vọng và thực tế.
Theo các báo cáo, Paris đã không giảm lượng khí thải nhà kính đủ nhanh, đặc biệt ở hệ thống vận tải đường bộ và các công trình xây dựng. Và nếu không có thay đổi lớn về chính sách, thì khó có thể đạt được mục tiêu.
Pháp là quốc gia có lịch sử lâu dài về sự bất tuân dân sự đối với các vấn đề môi trường và xã hội.
Những người tháo tranh chân dung tổng thống tự nhận mình là công dân bình thường, kiên quyết không sử dụng bạo lực. Họ gồm các viên chức, giáo viên đã nghỉ hưu, công nhân đường sắt, sinh viên và nhân viên doanh nghiệp nhỏ.
Tuần trước, hơn 1.000 người đã gặp nhau tại một trạm khí tượng ở đông bắc nước Pháp để chuẩn bị các hành động phản kháng.
Theo Zing
Cẩm nang tung hoành khắp "thiên đường giải trí" Tokyo Disneyland DisneySea Tokyo Disneyland là công viên Disney đầu tiên ở châu Á và là công viên giải trí nổi tiếng bậc nhất châu Á. Kể từ lúc được xây dụng đến nay, Disneyland Tokyo luôn là điểm đến trong mơ của khách du lịch trên khắp thế giới nếu có dịp đến xứ sở hoa anh đào. Cùng Traveloka bỏ túi kinh nghiệm đi...