“Mổ bụng” Forgamer RA400/500 – Bộ nguồn tầm trung giá rẻ hiệu năng tốt
Bộ nguồn Forgamer RA400 / RA500 có chất lượng ổn với giá tiền bỏ ra, thích hợp cho những bộ máy tính chiến game tầm trung bình – rẻ.
Với những bộ máy tính chiến game khoảng 10 – 15 triệu đồng thì hầu hết số tiền sẽ được tập trung vào các linh kiện quan trọng là CPU, VGA và RAM. Tiếp đó vẫn còn những thứ là Mainboard, SSD… Chính vì thế mà vỏ case và bộ nguồn thường bị ‘hắt hủi’.
Tuy nhiên với tầm quan trọng của bộ nguồn cấp điện cho cả hệ thống thì bạn cần phải rất khéo léo! Lựa chọn một chiếc vừa tiền mà vẫn đáp ứng được nhu cầu năng lượng của hệ thống, cả về công suất lẫn độ ổn định là tương đối khó trong tầm giá rẻ. Và sự xuất hiện của Forgamer RA400 / RA500 thực sự rất đáng chú ý!
Forgamer RA400 / RA500 có vỏ hộp cũng như thiết kế ngoại hình hoàn toàn giống nhau, chỉ khác biệt ở phần công suất mà thôi. Đơn giản thì RA400 có công suất 400W còn RA500 là 500W.
Forgamer RA400 với quạt đỏ và RA500 với quạt đen.
Phần dây của Forgamer RA400 / RA500 được bọc dù 2 cọng chính là 24 pin và 8 pin, các dây 4 pin cho ổ cứng hay 6 pin cho VGA đều được để trần. Độ dài dây thuộc dạng ổn không thừa không thiếu, lắp case full tower cũng đủ.
Đi sâu vào bộ nguồn này, chúng ta sẽ cùng ‘mổ bụng’ xem bên trong có gì nhé. Trước hết sẽ là chiếc RA400:
Thiết kế của RA400 tương đối cổ điển với 2 tầng lọc, tuy nhiên trước hết đáng chú ý là chiếc quạt làm mát do chính Forgamer sản xuất: Cỡ 12mm có màu đỏ và tốc độ 1800 vòng / phút để giải nhiệt cho linh kiện bên trong.
Video đang HOT
IC bảo vệ có 3 mức cơ bản OVP, UVP, SCP.
Đầu tiên nguồn vào của Forgamer RA400 trông rất đơn sơ, thiếu tụ dập nhiễu và một thứ khá quan trọng là chiếc công tắc nguồn. Bạn sẽ phải rút dây điện nếu như muốn ngắt điện chiếc PC.
Các bộ phận quan trọng trong việc ‘nắn dòng’ của Forgamer RA400 là diode GBU406, tụ chính 150uF 450V của hãng ChengX khá lạ tai.
Biến áp được sử dụng ở chiếc nguồn này là ERL30, thiết kế mạch cơ bản dùng tổ hợp diode xung để nắn dòng cho từng đường điện: 1 cặp công suất 20A. Cuối cùng các tụ lọc đầu ra sử dụng 2 hãng ChengX và Asia’X.
Tiếp đến sẽ là chiếc Forgamer RA500 thiết kế tương tự.
Quạt WAM cũng 12mm, tốc độ 1800 vòng một phút để tản nhiệt.
Đầu vào cũng thiếu tụ lọc nhiễu, chẳng công tắc nguồn luôn.
Tụ lọc chính to hơn bản 400W đến từ hãng ChengX, 220nF và 450V.
Biến áp ERL35 cũng to hơn một chút, tổ hợp diode xung để nắn dòng gồm 2 chiếc 25V.
Về phẩn hiệu năng, theo thử nghiệm của trang đánh giá uy tín f14lab thì Forgamer RA400 / RA500 đều đạt hiệu suất quanh 80%. Trong đó bản 400W đạt dòng điện ra chuẩn hơn một chút so với bản 500W và cả hai đều ‘trượt’ ở bài test thời gian lưu điện.
Về tổng thể thì cặp nguồn Forgamer RA400 / RA500 hoạt động ổn trong các hệ thống chơi game giá trung bình, rẻ khoảng 15 triệu đồng đổ xuống với hiệu năng khá. Hiện tại bản 400W có giá khoàng 600 ngàn đồng còn bản 500W là 700 ngàn đồng tại Việt Nam.
Review Công Nghệ
WD Blue SN550 - SSD ngon bổ rẻ cho game thủ 'quẩy tẹt' tại nhà
WD Blue SN550 là loại SSD chuẩn Nvme tốc độ cao với thiết kế đơn giản, tốc độ cao và giá rất hợp lý cho game thủ.
Trong khi yêu cầu hạn chế ra ngoài, cần phải tự cách ly tại nhà thì rõ ràng việc nâng cấp máy tính chơi game cho mượt là hết sức hợp lý. Một trong những linh kiện giúp dàn PC trở nhanh hơn trông thấy chính là chiếc SSD. Và WD Blue SN550 là một trong những loại ổ cứng thể rắn thuộc dạng ngon bổ rẻ đáng chú ý nhất hiện tại
WD Blue SN550 có đóng gói hết sức đơn giản từ vỏ hộp màu xanh dương đúng mã "Blue", hình ảnh sản phẩm in bên trên cùng tốc độ cao nhất, một số công nghệ nổi bật phía dưới.
Bên trong là chiếc SSD kẹp trong hộp nhựa trong suốt và một tờ giấy hướng dẫn sử dụng, không có gì thêm nữa cả (ví dụ như ốc vít...).
Nhân vật chính, WD Blue SN550 trông vô cùng... đơn giản và nhẹ cân, ngay cả xét trên tổng thể những chiếc SSD chuẩn M.2. Nvme thì vẫn cứ là bé khi chỉ có 1 chip điều khiển, bộ nhớ đệm tí hon và 1 chip nhớ duy nhất. Chiếc SSD này có 3 phiên bản 250GB, 500GB và 1TB nhưng cũng y hệt như thế này. Nếu bóc tấm giấy chứa thông tin ra thì chỉ có mỗi bo mạch trống trơn mà thôi.
Phía sau cũng rất trống trải.
Tất nhiên ngoại hình của một chiếc SSD không mấy quan trọng, chúng ta sẽ đi vào hiệu năng / tốc độ của WD Blue SN550 khi cắm vào sử dụng trên máy tính.
3 phiên bản của WD Blue SN550 không chỉ khác nhau về mặt dung lượng (250GB, 500GB và 1TB) mà còn khác cả về tốc độ nữa. Cụ thể thì cả 3 đều có tốc độ đọc như nhau là 2400MB/s nhưng tốc độ ghi thì giảm dần (1TB là 1950 MB/s, 500GB là 1750MB/s và 250GB là 950MB/s).
Với chiếc WD Blue SN550 bản 500GB tôi thử nghiệm ở đây thì tốc độ như sau:
Hiệu năng thực tế của chiếc SSD
Có thể thấy là tốc độ đọc ghi tuần tự khá sát với thông số hứa hẹn của NSX. Bên cạnh đó tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên (4K) cũng thuộc dạng ổn, giúp cho việc loading trong thế giới ảo diễn ra rất nhanh. Điều này giúp game thủ trải nghiệm mọi thứ mượt mà hơn đôi chút, đỡ phải đợi lâu sau mỗi màn chơi.
Về mặt nhiệt độ, có thể thấy rằng chiếc SSD này không có tản nhiệt thêm vào nên khi vận hành sẽ hơi nóng một chút. WD Blue SN550 có nhiệt độ khi sử dụng ở mức 43 độ C, ở mức khá ổn áp chứ không hề quá nhiệt chút nào!
Hiện tại WD Blue SN550 bản 500GB do công ty Vĩnh Xuân phân phối và có giá khoảng 1,8 triệu đồng tại Việt Nam.
Review Công Nghệ
MSI Optix MAG 322CQRV - Trải nghiệm màn hình cong 144Hz cực đỉnh dành cho game thủ Tất cả những gì MSI MAG 322CQRV đem lại cho tôi sau quá trình trải nghiệm thật là tuyệt vời, từ màn hình cong 31.5 inch cho trải nghiệm cảm giác rộng mở lớn hơn, màu sắc của tấm nền VA thật tuyệt và tốc độ làm mới tối đa lên tới 144Hz. Hiện tại đối với các game thủ thì màn hình...